Nhiều việc phải làm để xuất khẩu cà phê đạt 6 tỷ USD

Theo các chuyên gia, ngành cà phê muốn phát triển xứng với tiềm năng, đạt được mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030 thì cần tập trung đẩy mạnh chuỗi liên kết - hợp tác - tiêu thụ - chế biến.

Hiện cà phê xuất khẩu chỉ ở dạng thô chưa qua chế biến nên giá trị gia tăng chưa cao
Hiện cà phê xuất khẩu chỉ ở dạng thô chưa qua chế biến nên giá trị gia tăng chưa cao

Cà phê là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của nước ta. Theo báo cáo của Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa), diện tích cà phê năm 2022 khoảng 710.000ha, sản lượng hơn 1,84 triệu tấn (năng suất 28,2 tạ/ha); tạo việc làm và thu nhập cho trên 600.000 hộ nông dân với 2 triệu lao động. Tuy nhiên, cà phê Việt chủ yếu xuất khẩu ở dạng thô chưa qua chế biến.

Theo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sản lượng cà phê đưa vào chế biến trên 1,5 triệu tấn/năm, với 3 sản phẩm chế biến. Trong đó, chế biến cà phê nhân có trên 100 cơ sở với tổng công suất thiết kế 1,5 triệu tấn; chế biến cà phê bột (cà phê rang xay) có 620 cơ sở với tống công suất 73.150 tấn sản phẩm/năm (gần 50% là cơ sở chế biến nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình). Riêng chế biến sâu, hiện cả nước mới có 06 nhà máy cà phê hòa tan, 17 nhà máy, cơ sở sản xuất cà phê phối trộn, với tổng công suất khoảng 220.000 tấn sản phẩm/năm, đạt tỷ lệ 12%.

Lâm Đồng có diện tích cà phê đứng thứ 2 cả nước với 172.000ha, sản lượng trên 532.000 tấn/năm. Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng Cao Thị Thanh, diện tích cà phê của địa phương chủ yếu tập trung ở các nông hộ từ 1 - 3ha. Điều này khiến việc hình thành các hợp tác xã, chuỗi liên kết cung ứng số lượng lớn còn khó khăn. Một số nông hộ chưa chú trọng đến việc thu hoạch bảo đảm yêu cầu, chất lượng. Bên cạnh đó, phần lớn cà phê của tỉnh là robusta (trên 160.000ha), giá loại này thấp hơn các giống khác.

Cũng theo bà Thanh, tỷ lệ chế biến tinh cà phê ở Lâm Đồng còn rất thấp nên giá trị thương mại không cao. Địa phương cũng không có cảng biển nên chi phí logistics tăng cao; các nước thu hẹp thị trường xuất khẩu, nhu cầu tiêu thụ giảm sút.  

TS. Hoàng Trọng Thủy, chuyên gia nông nghiệp, cho rằng ngành cà phê chưa thiết lập được một hệ thống thu mua bài bản ở địa phương và doanh nghiệp. Khâu tổ chức sản xuất trong tổ hợp tác, hợp tác xã còn yếu. Việc dự báo thị trường, cung cấp cho nông dân, doanh nghiệp chưa kịp thời. Khâu giám sát, kiểm tra chất lượng tiêu chuẩn còn chung chung, thiếu sự sâu sát với thị trường xuất khẩu. Chúng ta cũng chưa nắm bắt tường tận văn hóa cà phê mà các thị trường chủ lực đã từng bán. Như người ta uống như thế nào? Diễn biến ra sao? Khẩu vị như thế nào? Dự báo xu thế của thị trường ra sao?

Ngành cà phê Việt Nam là “con hổ nhưng chưa có tiếng gầm”, tiếng gầm ở đây chính là liên kết - hợp tác - tiêu thụ - chế biến, TS. Hoàng Trọng Thủy nói.

Nếu đã xác định cà phê là mặt hàng chủ lực, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế thì cần sự vào cuộc đồng bộ của các bộ, ngành và các bên liên quan. Theo TS. Hoàng Trọng Thủy, Bộ Công thương, nhất là các Tham tán thương mại ở nước ngoài, cần cung cấp đầy đủ diễn biến về thị trường, khẩu vị, tiêu dùng, các tiêu chuẩn và chất lượng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần quy hoạch vùng trồng theo hệ sinh thái ở các vùng chủ lực, bảo đảm giống khỏe, giống tốt cung cấp cho địa phương. Các chuyên gia môi trường cảnh báo nếu như thời tiết nóng lên, lượng mưa thay đổi thì đến năm 2050 diện tích cà phê của Việt Nam có thể mất đi 50%, do đó phải bảo đảm lượng nước cho cây trồng; bên cạnh đó, ban hành những tiêu chuẩn xây dựng thương hiệu cho nông sản.

Cùng với đó, các bộ liên quan như Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, kho chứa, bảo quản, bến bãi, lãi suất…

Ngoài ra, cần tăng cường vai trò của Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam để trở thành động lực hỗ trợ cho doanh nghiệp và bà con nông dân. Tín dụng tốt sẽ mở cửa cho khoa học kỹ thuật, cho tổ chức sản xuất, cho giống… nhưng nông dân đang khó trong việc tiếp cận nguồn tín dụng từ ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước phải hỗ trợ để tháo gỡ vấn đề này. 

“Nếu các bên ngồi lại được với nhau, cùng nỗ lực, chia sẻ thì ngành cà phê sẽ đạt được mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.

Kinh tế

IPPG và CEO Lê Hồng Thủy Tiên: Tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh, hướng tới phát triển bền vững
Doanh nghiệp

IPPG và CEO Lê Hồng Thủy Tiên: Tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh, hướng tới phát triển bền vững

Vừa qua, tại hội thảo “Thúc đẩy hoạt động kinh doanh bao trùm vì một tương lai thịnh vượng,” do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VCCI) và UN Women tổ chức, bà Lê Hồng Thủy Tiên – Tổng Giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) đã có bài phát biểu truyền cảm hứng, nhấn mạnh tầm quan trọng của bình đẳng giới trong chiến lược phát triển doanh nghiệp.

Thai Village Restaurant: Địa chỉ vàng Soup Vi cá, Bào ngư cao cấp
Doanh nghiệp

Thai Village Restaurant: Địa chỉ vàng Soup Vi cá, Bào ngư cao cấp

Một trong những yếu tố quan trọng giúp Thai Village Restaurant nổi bật trong lòng thực khách chính là việc sử dụng nguyên liệu tươi ngon, cao cấp. Đặc biệt, đối với các món soup bào ngư và vi cá, việc chọn lựa nguyên liệu luôn là một trong những yếu tố tiên quyết tạo nên sự hoàn hảo cho món ăn.

Hải Dương: Lãng phí tiền ngân sách khi dự án nông nghiệp hơn 14 tỷ chỉ để làm nhà kho chứa đồ
Kinh tế

Hải Dương: Lãng phí tiền ngân sách khi dự án nông nghiệp hơn 14 tỷ chỉ để làm nhà kho chứa đồ

Tại Kết luận thanh tra đối với Công ty cổ phần Giống cây trồng Hải Dương trong việc sử dụng đất; việc quản lý, sử dụng tài sản công mà Công ty được giao quản lý, sử dụng và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, cơ quan thanh tra cũng chỉ ra 2 dự án do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương làm Chủ đầu tư được hoàn thành từ 2015 nhưng không được sử dụng và sử dụng không đúng công năng.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất nhập khẩu hướng tới mục tiêu tăng trưởng 10 - 12%

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 783,4 tỷ USD, tăng 15%, trong đó cán cân thương mại ghi nhận xuất siêu năm thứ 9 liên tiếp, là điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta năm 2024. Trên nền tảng này, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương đặt mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2025 tăng trên 10 - 12% so với 2024.

Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu (lần 2)
Kinh tế

Quy định rõ để thuận lợi khi áp dụng

Góp ý dự thảo lần 2 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất ban soạn thảo quy định rõ nhiều nội dung về hồ sơ, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, lựa chọn nhà thầu để tạo thuận lợi trong thực thi.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Hình thành vùng nuôi nhuyễn thể, trồng rong biển chuyên canh

Theo chuyên gia, nếu được đầu tư hợp lý, ngành nhuyễn thể và rong biển có tiềm năng trở thành mũi nhọn trong lĩnh vực thủy sản, chỉ đứng sau tôm và cá tra. Tới đây, ngành nông nghiệp sẽ quy hoạch và hình thành, phát triển các vùng nuôi nhuyễn thể, trồng rong biển tập trung theo hướng chuyên canh, bảo đảm chất lượng.

Ảnh
Kinh tế

Cần tăng trưởng hai con số trong 20 năm tới

Muốn hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045, trong 20 năm tới, nước ta phải phấn đấu tăng trưởng ở mức hai con số (10% trở lên). Các vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và hai cực tăng trưởng là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng phải tăng trưởng hai con số để khẳng định vai trò đầu tàu dẫn dắt, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Ảnh minhh họa
Kinh tế

Nhiều nơi giải ngân đầu tư công dưới mức trung bình cả nước

Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến hết tháng 12.2024, giải ngân đầu tư công của cả nước ước đạt trên 529,6 nghìn tỷ đồng, bằng 77,55% kế hoạch Thủ tướng giao và thấp hơn cùng kỳ năm 2023; đến nay vẫn còn 30 bộ, ngành và 26 địa phương giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước.

 Bãi bỏ 12 thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai
Kinh tế

Bãi bỏ 12 thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành trước ngày Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 có hiệu lực thi hành.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vượt khó khăn, ngành nông nghiệp lập nhiều kỷ lục mới

Năm 2024, ngành nông nghiệp thiết lập kỷ lục mới cả về xuất khẩu và xuất siêu, qua đó tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng, là động lực và trụ đỡ của nền kinh tế. Đây cũng là tiền đề để ngành hướng tới mục tiêu tăng trưởng 3,3 - 3,4% và xuất khẩu 64 - 65 tỷ USD trong năm 2025.

Năm 2025 đầy triển vọng cho ngành thép nội địa Việt Nam
Kinh tế

Ngành thép 2025: cơ hội và thách thức

Ngành thép đã có nhiều tín hiệu phục hồi và dần ổn định trở lại trong năm 2024 sau thời gian dài lao dốc. Tuy nhiên, các dữ liệu phục hồi chủ yếu vẫn so sánh dựa trên mức nền thấp của năm ngoái. Bước sang năm 2025, cơ hội và thách thức vẫn đan xen, khiến ngành thép chưa thể bứt phá tăng trưởng.

10 điểm nhấn tiêu biểu ngành Xây dựng năm 2024
Kinh tế

10 điểm nhấn tiêu biểu ngành Xây dựng năm 2024

Năm 2024, vượt qua những khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế, ngành xây dựng cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả tích cực. Dưới đây là 10 điểm nhấn tiêu biểu năm 2024 do Bộ Xây dựng công bố trong cuộc họp báo chiều 27.12.

Đón Tết Ất Tỵ 2025, Bảo Việt Nhân thọ tri ân khách hàng 34.000 quà tặng an khang với tổng trị giá gần 7,5 tỷ đồng
Thị trường

Đón Tết Ất Tỵ 2025, Bảo Việt Nhân thọ tri ân khách hàng 34.000 quà tặng an khang với tổng trị giá gần 7,5 tỷ đồng

Tết Nguyên Đán là thời khắc để các gia đình Việt sum họp và chia sẻ niềm vui xuân. Nhân dịp này, Bảo Việt Nhân thọ triển khai chương trình tri ân đặc biệt “Quà tết an khang, vui xuân như ý” với tổng giá trị quà tặng gần 7,5 tỷ đồng thay cho lời chúc năm mới an khang, như ý, thành công của Bảo Việt Nhân thọ dành cho các khách hàng trên toàn quốc.