Ngân hàng liên quan vụ tài khoản khách hàng "bốc hơi" hàng chục tỷ đồng có tỷ lệ nợ xấu tiếp tục vượt “ngưỡng trần”

Tình trạng tỷ lệ nợ xấu vượt “ngưỡng trần” liên tiếp 2 quý trong năm 2024 diễn ra trong bối cảnh Ban lãnh đạo MSB cho biết sẽ kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới "ngưỡng trần" trong năm 2024.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB; mã chứng khoán: MSB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2.2024. Theo đó, thu nhập lãi thuần của nhà băng ở mức 2.341 tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Ở chiều ngược lại, thu nhập từ hoạt động dịch vụ sụt giảm mạnh gần 50% so với cùng kỳ xuống 487 tỷ đồng. Trong khi đó, chi phí từ hoạt động dịch vụ lại tăng khiến lãi thuần từ hoạt động dịch vụ thu hẹp đáng kể về mức 369 tỷ đồng.

Ngân hàng liên quan vụ tài khoản khách hàng
MSB cho biết trong năm 2024 đặt mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3%

Đối với các mảng kinh doanh, ngoại hối đem về khoản lãi 384 tỷ đồng, tăng 17,4 so với cùng kỳ. Mảng chứng khoán kinh doanh ghi nhận lỗ 1,6 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi gần 400 triệu đồng. Mảng chứng khoán đầu tư lãi 71 tỷ đồng, tăng trưởng so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, trong báo cáo tài chính của MSB cho thấy trong quý 2 vừa qua, nhà băng này có thu nhập từ hoạt động khác lên tới hơn 900 tỷ đồng nhưng khoản thu nhập này không được thuyết minh chi tiết. Trừ đi chi phí, ngân hàng có thêm khoản lãi thuần từ hoạt động khác hơn 746 tỷ đồng.

Trừ chi phí dự phòng, MSB có lợi nhuận trước thuế đạt 2159 tỷ đồng, chỉ tăng 138 tỷ đồng (tương đương 6,8%) so với cùng kỳ.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, thu nhập lãi thuần của MSB đạt 4707 tỷ đồng, tăng 7,7%, lợi nhuận trước thuế đạt 3689 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ.

Thời điểm giữa năm 2024, tổng tài sản của MSB đạt 295.537 tỷ đồng, tăng 10,6% so với hồi đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 166.389 tỷ đồng, tăng 11,5%. Tiền gửi khách hàng cũng tăng trưởng lên mức 151.742 tỷ đồng.

Về chất lượng cho vay, tổng nợ xấu của MSB tính đến ngày cuối quý 2.2024 tăng lên mức 5.131 tỷ đồng, tăng 19,8% so với hồi đầu năm dẫn tới tỷ lệ nợ xấu trên tổng cho vay tăng lên mức 3,08% (đầu năm là 2,86%).

Ngân hàng liên quan vụ tài khoản khách hàng

Trước đó, tại quý 1.2024, nợ xấu của MSB ở mức 4.959 tỷ đồng (nợ có khả năng mất vốn đạt 2.190 tỷ đồng, chiếm 44% tổng nợ xấu) dẫn tới tỷ lệ nợ xấu/tổng cho vay đã lên 3,17%.

Tình trạng tỷ lệ nợ xấu vượt “ngưỡng trần” liên tiếp 2 quý nêu trên đang trái ngược với những tiêu chí kinh doanh mà MSB đưa ra.

Bởi lẽ, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, Ban lãnh đạo của MSB cho biết sẽ kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, trong quý vừa qua, ngân hàng do ông Trần Anh Tuấn làm Chủ tịch chưa thực hiện được mục tiêu này.

Tài khoản khách hàng bị "bốc hơi" hàng chục tỷ đồng

Tháng 3.2024, phản ánh tới Báo Đại biểu Nhân dân, hai trường hợp khách hàng là Nguyễn Thị Lân và V.T.K.O cùng trú tại Hà Nội cho biết đã bị mất số tiền lớn đang gửi tại tài khoản MSB. Tổng số tiền hai khách hàng gửi tại MSB lên tới 85 tỷ đồng nhưng tài khoản của cả hai khách hàng bất ngờ đều "bốc hơi" chỉ còn vài chục nghìn đồng.

Cả hai khách hàng đều có đơn kêu cứu gửi đến Báo Đại biểu Nhân dân và nhiều cơ quan chức năng với mong muốn ngân hàng sớm có biện pháp xử lý và hoàn trả lại số tiền đã gửi vào MSB.

Liên quan sự việc nêu trên, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng nhận được đơn của bà V.T.K.O và bà Nguyễn Thị Lân, cùng trú tại Hà Nội có nội dung đề nghị MSB hoàn trả lại toàn bộ số tiền bà O. và bà Lân đã gửi tiết kiệm tại MSB.

Sau khi xem xét nội dung đơn, căn cứ Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 1.10.2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh và quy định của pháp luật, cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chuyển đơn của bà O và bà Lân đến MSB để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và thông báo về cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Trong một diễn biến khác, sau khi nhận được đơn của bà O và bà Lân, Thanh tra Bộ Tài chính cũng đã chuyển đơn đến Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP. Hà Nội và đề nghị thông báo kết quả giải quyết đến Thanh tra Bộ Tài chính.

Đặc biệt, theo thông tin từ Công an TP. Hà Nội, trong năm 2023, cơ quan an ninh điều tra đã tiếp nhận tin báo của Ngân hàng MSB về việc phát hiện nhân viên ngân hàng có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, thông tin tố cáo bà Bùi Thị Hoài Anh (SN 1984, trú tại chung cư 390 Bồ Đề, Long Biên) là Giám đốc Ngân hàng MSB chi nhánh Thanh Xuân, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Căn cứ kết quả điều tra ngày 18.10.2023, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam bà Bùi Thị Hoài Anh. Bước đầu, đơn vị chức năng xác định bà Anh đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của 8 bị hại với số tiền 338 tỷ đồng.

Đáng chú ý, mặc dù trong năm 2023 đã xảy ra vụ “bê bối” nghiêm trọng nêu trên nhưng MSB vẫn được vinh danh là “Ngân hàng của năm 2023”.

Ngân hàng liên quan vụ tài khoản khách hàng
Ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị MSB nhận giải thưởng "Ngân hàng của năm 2023". Ảnh: MSB

Theo đó, MSB được nhận giải thưởng "Ngân hàng của năm 2023" nhờ kết quả kinh doanh khả quan, quản trị rủi ro tiên tiến, dịch vụ hiện đại.

Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố
Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30.11.2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vắng bóng thương vụ IPO: Điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt?

Thực trạng vắng bóng thương vụ IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) quy mô lớn liên tục được chuyên gia nhắc tới tại các diễn đàn về đầu tư, phát triển thị trường vốn thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt. Điều này nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường, song lại khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ xa vời giấc mơ IPO trên chính “sân nhà”.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ông Stuart Livesey
Kinh tế

Nhiều “đại bàng” FDI đang tìm kiếm nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam

Theo ông Stuart Livesey, đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Nike, Foxconn, cùng các trung tâm dữ liệu, đang tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam. Muốn thu hút và giữ chân được các “đại bàng” này, Việt Nam cần bảo đảm nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới sẵn có trên diện rộng.

Vietnam Airlines - 30 năm vững vàng cánh bay kết nối Việt Nam với thế giới
Kinh tế

Vietnam Airlines - 30 năm vững vàng cánh bay kết nối Việt Nam với thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, kế thừa truyền thống gần 70 năm Anh hùng từ Trung đoàn Không quân vận tải 919, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Những con số ấn tượng sau 30 năm xây dựng và phát triển như vận chuyển 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng, đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước.

Các diễn giả tại diễn đàn
Kinh tế

Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách về năng lượng

Mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới kéo nhu cầu điện năng tăng cao. Nếu không có giải pháp kịp thời phát triển nguồn điện, đặc biệt là điện sạch và bền vững, nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2026 - 2028 hoàn toàn có thể xảy ra. Trong bối cảnh này, việc rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ chế, chính sách về năng lượng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của các mục tiêu đã đề ra.

30 năm qua, Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.
Kinh tế

Vietnam Airlines với 30 năm vững vàng bay ra thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia vững mạnh, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Từ những con số ấn tượng như 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng… Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.

Ảnh
Kinh tế

Áp lực chi phí cản trở “AI hóa”

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là xu thế tất yếu, giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí cao đang là một trong những rào cản đối với doanh nghiệp muốn ứng dụng AI.