Nên xem xét lại chủ trương phát triển điện hạt nhân

PGS. TS Vương Hữu Tấn -  Hội Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Cạnh tranh kinh tế và bảo đảm sự ổn định của hệ thống điện quốc gia là yếu tố quan trọng để xem xét tái khởi động dự án điện hạt nhân. Điều này cũng sẽ giúp Việt Nam có thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

Vai trò của điện hạt nhân trong cạnh tranh kinh tế

Trước đây, các nước phát triển điện hạt nhân ngoài mục đích cung cấp điện còn nhằm mục tiêu quan trọng là tăng cường tiềm lực quốc gia; vì vậy, công nghiệp điện hạt nhân đã nhận được sự ưu đãi rất lớn của Nhà nước, yếu tố cạnh tranh kinh tế nhiều khi không được tính đến.

Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều đặt yếu tố cạnh tranh kinh tế lên hàng đầu khi xem xét đầu tư cho điện hạt nhân. Trong số các nhà máy điện hạt nhân bị đóng cửa những năm đầu thế kỷ này, ngoài do hết thời hạn sử dụng thì chủ yếu là do không cạnh tranh được về mặt kinh tế như một số nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ có công nghệ cũ lạc hậu và công suất thấp.

Theo kết quả nghiên cứu mới về giá thành sản xuất điện hạt nhân của Cơ quan Năng lượng hạt nhân (NEA) năm 2020, điện hạt nhân - một công nghệ phát thải ít carbon, vẫn là loại công nghệ có giá phát điện thấp nhất. Chỉ các nhà máy thủy điện lớn mới có thể có giá phát điện so sánh được với điện hạt nhân, nhưng lại vẫn lệ thuộc mạnh vào điều kiện tự nhiên của từng nước. So sánh với phát điện dựa trên nhiên liệu hóa thạch, điện hạt nhân có ưu thế hơn nhiều so với điện than. Trong khi điện từ tua bin khí hỗn hợp (CCGTs) có thể cạnh tranh được ở một số khu vực, nhưng giá phát điện của loại này lại phụ thuộc vào giá của khí tự nhiên và giá buôn bán chỉ số phát thải CO2 ở các khu vực riêng.

Hiện, đối với các nhà máy điện than và khí có áp dụng công nghệ phát điện từ than và khí có hệ thống thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS), chỉ có ở Mỹ và Australia là có số liệu về giá phát điện. Tuy nhiên, nếu lấy giá buôn bán chỉ số phát thải carbon là 30 USD/tấn CO2 thì giá phát điện của các nhà máy loại này cũng không thể cạnh tranh được với các nhà máy nhiên liệu hóa thạch thông thường, cũng như nhà máy điện hạt nhân và trong phần lớn các khu vực với các loại nhà máy phát điện từ năng lượng tái tạo. Loại công nghệ này chỉ có thể cạnh tranh nếu giá buôn bán chỉ số phát thải carbon cao hơn.

Giá phát điện của các công nghệ khác nhau được tính toán sử dụng hệ số chiết khấu là 7% theo nghiên cứu của NEA năm 2020
Giá phát điện của các công nghệ khác nhau được tính toán sử dụng hệ số chiết khấu là 7% theo nghiên cứu của NEA năm 2020

Giá phát điện được tính trong nghiên cứu của NEA là giá tính ở đầu ra của nhà máy chứ chưa tính giá truyền tải và phân phối cho đến người sử dụng. Ngoài ra, cũng chưa tính giá của toàn hệ thống phát điện của nhà máy như hao hụt khí ga trong vận chuyển đến nhà máy và hao hụt khi lưu trữ trong nhà máy nhiệt điện khí cũng như các yếu tố hệ thống trong các công nghệ phát điện khác nhau như điện gió và điện mặt trời. Giá phát điện được tính toán sử dụng hệ số chiết khấu là 7%.

Trong nghiên cứu, NEA cũng đã so sánh không chỉ các nhà máy điện hạt nhân mới xây mà còn tính cả giá phát điện của các nhà máy điện hạt nhân được đầu tư để kéo dài thời gian sử dụng sau khi hết hạn giấy phép vận hành. Đối với loại hình nhà máy điện hạt nhân này thì giá phát điện còn cạnh tranh mạnh hơn nhiều, thậm chí cả khi hệ số sử dụng công suất thấp hơn.

Với giá buôn bán chỉ số phát thải carbon cao hơn thì bức tranh sẽ khác. Đối với nhiệt điện than, do hàm lượng carbon trong nhiên liệu loại này là cao nên việc áp dụng công nghệ CCUS sẽ cạnh tranh chỉ ở giá buôn bán chỉ số phát thải carbon xung quanh 50 - 60 USD/tấn CO2. Đối với nhà máy sử dụng tua bin khí hỗn hợp CCGTs thì chỉ khi giá buôn bán chỉ số phát thải carbon trên 100 USD/tấn CO2 thì áp dụng công nghệ CCUS mới cạnh tranh được về giá. Do đó tùy thuộc vào tình hình của mỗi nước về giá buôn bán chỉ số phát thải carbon mà công nghệ CCUS có thể được chấp nhận như một loại hình phát điện carbon thấp.

Ở các giá buôn bán chỉ số phát thải carbon cao trên 100 USD/tấn CO2 thì các nhà máy điện năng lượng tái tạo, thủy điện và điện hạt nhân sẽ là lựa chọn công nghệ có giá phát điện thấp nhất trong số các loại phát điện carbon thấp. Đây là những số liệu rất cần thiết để các nước tham khảo khi quyết định điều hành hệ thống điện (ảnh minh họa).  

Cần bổ sung điện hạt nhân trong quy hoạch

Quy hoạch điện VIII đã tạo hành lang pháp lý cho phát triển ngành điện đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Nhìn vào bản quy hoạch này có thể thấy, để hướng đến việc cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính thì các nguồn năng lượng tái tạo đã được ưu tiên phát triển.

Theo quy hoạch, đến năm 2030, cơ cấu nguồn phát điện sẽ như sau: điện than còn 20%; điện dầu diesel 0%; điện khí 24,8%; thủy điện 21,1%; điện mặt trời 8,5%; điện gió 18,5% và điện từ các nguồn năng lượng tái tạo khác là 7,1%. Đến năm 2050, cơ cấu nguồn phát điện than 0%; điện khí 6,3 - 7,3%; thủy điện 5,4%; điện mặt trời 33 - 34,4%; điện gió 29,4%; điện từ các nguồn năng lượng tái tạo khác 23,5%.

Để thực hiện cam kết Net Zero vào năm 2050, Quy hoạch điện VIII đã đưa tỷ trọng lớn của điện từ năng lượng tái tạo (điện gió và điện mặt trời). Tuy nhiên, đặc tính cố hữu của điện năng lượng tái tạo là sự không ổn định, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và chu kỳ ngày đêm. Vì vậy, cần có các loại hình điện nền khác dự phòng cho những bất ổn của điện năng lượng tái tạo để bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn điện ổn định, đáp ứng các yêu cầu cao của các ngành công nghiệp công nghệ cao như sản xuất chất bán dẫn, cung cấp điện cho các trung tâm dữ liệu lớn, AI…

Khi tỷ trọng nguồn điện năng lượng tái tạo tăng lên thì tổng công suất nguồn điện nền cũng cần tăng cao tương ứng. Các nguồn điện truyền thống ít phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính như thủy điện, điện khí sử dụng công nghệ CCUS ở nước ta có thể đáp ứng được yêu cầu điện nền khi công suất điện năng lượng tái tạo tăng cao vào năm 2050 như nêu trên không?

Theo kinh nghiệm, để bảo đảm ổn định cho điện từ năng lượng tái tạo thì cần dự phòng 20% điện nền. Như vậy, tất cả điện từ thủy điện và điện khí vào năm 2050 cũng chỉ đủ cho dự phòng 20% công suất của điện từ năng lượng tái tạo. Việc này khó bảo đảm sự ổn định của hệ thống điện cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt cho các ngành công nghệ cao cần sự ổn định cao của hệ thống điện.

Với các tính toán về cạnh tranh kinh tế của điện hạt nhân nêu trên, để vừa bảo đảm có dự phòng tin cậy cho điện từ năng lượng tái tạo vừa bảo đảm tính cạnh tranh kinh tế so với các loại hình điện nền khác thì cần xem xét đưa điện hạt nhân bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện VIII.

Kinh tế

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng thiếu công cụ xử lý
Tài chính

Nợ xấu tăng nhanh, ngân hàng thiếu công cụ xử lý

Tổng số nợ xấu đã tăng thêm 34.000 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm 2025, trong khi tốc độ xử lý nợ xấu chỉ đạt khoảng 15.000 tỷ đồng do các tổ chức tín dụng trích dự phòng rủi ro để xử lý. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng việc luật hóa quy định cho phép ngân hàng thương mại được thu giữ tài sản bảo đảm tại dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng là rất cần thiết trong xử lý nợ xấu và hài hòa hóa quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan.

Đại hội cổ đông Taseco Land năm 2025: Đặt nền móng cho chu kỳ tăng trưởng mới
Kinh tế

Đại hội cổ đông Taseco Land năm 2025: Đặt nền móng cho chu kỳ tăng trưởng mới

Ngày 21.4 tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bất động sản Taseco Land (UPCoM: TAL) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên. Trong khuôn khổ sự kiện, doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với những con số ấn tượng. Đồng thời, Taseco Land cũng thể hiện tầm nhìn chiến lược rõ ràng trong việc tái cơ cấu danh mục dự án, mở rộng quỹ đất và duy trì kỷ luật tài chính - yếu tố được giới đầu tư đánh giá cao trong chu kỳ mới của bất động sản.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Duy Thông
Tài chính

Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, bảo vệ lợi ích của các bên liên quan

Tại Tọa đàm “Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 21.4, các đại biểu thống nhất cao việc luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (Nghị quyết 42). Trước mắt, có thể thực hiện trong Luật Các tổ chức tín dụng nhưng theo trình tự rút gọn trong một kỳ họp; còn về lâu dài cần đưa vào một luật chung. Dù ở hình thức nào thì mục tiêu cuối cùng là tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, rõ ràng, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên liên quan.

Luật hóa vấn đề xử lý nợ xấu là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn
Tài chính

Luật hóa vấn đề xử lý nợ xấu là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn

Đồng tình và cho rằng nên sửa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng trong một kỳ họp, sửa sớm để có hiệu lực sớm, bà Trần Hồng Nguyên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội cũng nhận định, việc ban hành trên cơ sở rút gọn sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Đại diện Agribank nhận Cup và chứng nhận sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, công nghệ thông tin Việt Nam - Giải thưởng Sao Khuê 2025
Doanh nghiệp

6 hệ thống/sản phẩm Agribank đoạt Giải thưởng Sao Khuê 2025

Năm 2025 ghi nhận tăng trưởng vượt bậc trong số lượng cũng như chất lượng của các đề cử của Agribank được công nhận và vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2025 trên nhiều lĩnh vực: Quản trị Doanh nghiệp đặc thù, Quản trị tài sản, Dữ liệu số và Tiện ích số. Những sản phẩm này một lần nữa khẳng định vị thế trong ngành công nghệ ngân hàng của Agribank.

TS. Lê Duy Bình: Hoàn thiện pháp lý xử lý nợ xấu
Kinh tế

TS. Lê Duy Bình: Hoàn thiện pháp lý xử lý nợ xấu

Tại Tọa đàm "Tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ về xử lý nợ xấu" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng, việc hoàn thiện hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu không chỉ là yêu cầu cấp thiết từ thực tiễn, mà còn là điều kiện tiên quyết để giải phóng nguồn lực lớn đang bị "giam giữ" trong hệ thống ngân hàng.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Chuyển đổi vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu

Trước sức ép từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ, nhiều ý kiến cho rằng cần nhanh chóng chuyển hướng thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, thay vì chỉ tập trung vào giải pháp ngắn hạn này, Việt Nam cần hướng đến một chiến lược dài hạn hơn, đó là chuyển đổi vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Kinh tế

Quy định rõ ràng, khả thi về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp

Nhằm thực hiện cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) bổ sung các quy định về “chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp”. Ủng hộ chủ trương này, song cộng đồng doanh nghiệp cho rằng cần quy định rõ ràng, hợp lý để có tính khả thi, giảm thiểu rủi ro cũng như chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Quang Đạt - Giám đốc Ban Khai thác bay. Ảnh: VT
Doanh nghiệp

Vietravel Airlines bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc

Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) đã bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Anh nắm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Ban kỹ thuật và ông Nguyễn Quang Đạt vào vị trí Giám đốc Ban Khai thác bay kiêm Đoàn trưởng Đoàn bay, hoạt động bổ nhiệm nằm trong kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cấp cao và cấp trung tại chỗ của hãng trong năm 2025.

Bảo Việt Nhân thọ được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Châu Á 2025 tại Thượng Hải (Trung Quốc)
Doanh nghiệp

Bảo Việt Nhân thọ được vinh danh Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Châu Á 2025 tại Thượng Hải (Trung Quốc)

Tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á 2025 diễn ra tại Thượng Hải - Trung Quốc, Bảo Việt Nhân thọ ghi dấu ấn mạnh mẽ khi lọt Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu Châu Á 2025. Không chỉ là cột mốc đáng tự hào trong hành trình hội nhập, giải thưởng còn mở đầu cho chuỗi hoạt động “Hào khí Việt Nam” mà Công ty triển khai trong tháng 4, với thông điệp tri ân lịch sử và lan tỏa giá trị Việt.