Nền kinh tế đang rất khó khăn

Sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 23, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách. Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế, nền kinh tế đang rất khó khăn, triển vọng tăng trưởng khó đột phá, ít nhất trong quý II.  

“Rất khó tìm cơ hội tăng trưởng”

Trong Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2023 trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 23 (diễn ra từ ngày 9 - 12.5.2023), Ủy ban Kinh tế chỉ rõ: tăng trưởng GDP quý I.2023 chỉ đạt 3,32% - mức rất thấp trong điều kiện bình thường. Thêm vào đó, mức tăng trưởng này trên cơ sở nền thấp của quý I.2022 khi nền kinh tế lúc đó vẫn đang chịu tác động bởi các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội để phòng dịch Covid-19. Điều đó cho thấy nền kinh tế thực sự đang rất khó khăn. “Triển vọng tăng trưởng GDP quý II.2023 khó đột phá khi kinh tế trong nước và quốc tế tiếp tục triển vọng thiếu tích cực”.

Không thúc được giải ngân đầu tư công sẽ khó cho tăng trưởng. Ảnh minh họa ITN
Không thúc được giải ngân đầu tư công sẽ khó cho tăng trưởng. Ảnh minh họa ITN

Nhận định này được củng cố thêm bởi những chỉ dấu như: khu vực công nghiệp và xây dựng ghi nhận mức tăng trưởng âm 0,4% trong quý I.2023, trong đó hầu hết các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo vốn là động lực chính của tăng trưởng đều sụt giảm, như ô tô giảm 17,8%, thép thanh, thép góc giảm 15,8%, xe máy giảm 13,8%, linh kiện điện thoại giảm 13,4%... Chỉ số Nhà Quản trị mua hàng PMI vẫn nằm dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 4, về mức 46,7 điểm, là lần giảm mạnh nhất trong năm tính đến thời điểm này khi sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh hơn, hàng tồn kho tăng cao. Số liệu tiêu thụ điện 4 tháng đầu năm giảm 0,4% so với cùng kỳ cũng cho thấy các hoạt động sản xuất suy giảm.

Số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động giảm 2% so với cùng kỳ, trong khi số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể tăng 39,9%. Khó khăn hàng đầu của doanh nghiệp là tiếp cận tín dụng, thị trường bị thu hẹp. Xuất khẩu cũng giảm tới 11,8% so với cùng kỳ, trong đó các ngành như dệt may giảm tới trên 19%, điện thoại và linh kiện giảm 17,3%, giày dép giảm 16,3%... (theo Tổng cục Thống kê). Trong quý II.2023, “tình hình vẫn không mấy khả quan”. “Tình trạng thiếu đơn hàng, đơn hàng nhỏ lẻ, số lượng ít, đơn giá thấp vẫn sẽ kéo dài đến hết quý III”, Ủy ban Kinh tế nhận định.

TS. Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Mekong cũng cho rằng, rất khó tìm cơ hội tăng trưởng trong quý II, trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng thế giới giảm do khả năng suy thoái kinh tế nhẹ, lãi suất các nước tăng cao, lạm phát ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam. Trong nước, tiêu dùng nội địa cũng suy giảm. Điển hình là trong kỳ nghỉ lễ 30.4 và 1.5 vừa qua, khách du lịch đến Phú Quốc - một trong những trọng điểm về du lịch biển - sụt giảm tới 11,5% so với cùng kỳ; hay hệ thống Thế giới Di động đã giảm tới 12.000 nhân sự trong nửa năm qua có nguyên nhân vì tình hình kinh tế và sức mua giảm sút.

Cũng theo ông Tùng, động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng là đầu tư công, song giải ngân vẫn rất chậm, mới đạt gần 15% trong 4 tháng qua. Nhìn chung, “chưa thấy có tín hiệu tích cực nào xét cả bên trong và bên ngoài”. Như vậy, mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm nay vào khoảng 6,5% là một thách thức rất lớn!

“Cải thiện môi trường kinh doanh không được coi trọng như trước

Theo đánh giá của Ủy ban Kinh tế, kinh tế Việt Nam những tháng đầu năm phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Những khó khăn, thách thức này đến từ cả yếu tố bên ngoài, cả yếu tố bên trong, có nguyên nhân khách quan và cũng có nguyên nhân chủ quan.

Trong đó, công tác dự báo, tham mưu còn bị động, phản ứng chính sách trong một số thời điểm chưa kịp thời, chưa lường trước và có kịch bản ứng phó với những khó khăn từ môi trường kinh tế thế giới. Công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ, nhịp nhàng, nhất là xuất hiện những vấn đề mới phát sinh, chưa có tiền lệ. Một bộ phận cán bộ thực thi còn tâm lý né tránh, sợ trách nhiệm trong triển khai công vụ.

Báo cáo của Ủy ban Kinh tế cũng ghi nhận ý kiến cho rằng, hiện nay việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia không được coi trọng như trước (không có chương trình hay kế hoạch riêng về cải thiện môi trường kinh doanh mà lồng ghép thành một phần trong Nghị quyết của Chính phủ). Bên cạnh đó, thái độ đồng hành, chia sẻ, cảm thông đối với những khó khăn của người dân và doanh nghiệp đã suy giảm. Cách thức làm việc theo tư tưởng kiến tạo, tuân theo quy luật kinh tế thị trường, đồng hành cùng doanh nghiệp bị thay thế bởi cách thức làm thiên về kiểm tra, kiểm soát, can thiệp hành chính chủ quan, coi doanh nghiệp là đối tượng quản lý… Những điều này đã tác động hết sức tiêu cực đến hoạt động, sản xuất kinh doanh.

Dẫn kết quả khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy “khoảng 19% ý kiến doanh nghiệp cho rằng chính quyền cấp tỉnh sẽ “trì hoãn việc thực hiện và đợi xin ý kiến chỉ đạo” hoặc “không làm gì” khi phát hiện những điểm chưa rõ ràng trong chính sách/văn bản trung ương”, Ủy ban Kinh tế cho rằng, điều này phần nào cho thấy tình trạng thiếu năng động, sợ trách nhiệm đang tồn tại ở một số địa phương trên cả nước. Có ý kiến cho rằng quá trình ra quyết định của các bộ, địa phương hiện nay rất phức tạp và mất thời gian. Đây chính là những nút thắt gây đình trệ các hoạt động kinh tế - xã hội.

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ báo cáo, làm rõ vấn đề này, nhất là nguyên nhân, trách nhiệm để có giải pháp phù hợp.

H.Lan

Trị bệnh sợ trách nhiệm

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho rằng, vẫn có cơ hội cho nền kinh tế khi Chính phủ đã quyết định trình Quốc hội ban hành Nghị quyết giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% cho các loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế VAT 10% (tương ứng khoảng 90% hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế). Dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét vấn đề này tại Kỳ họp vào tháng 5 này và áp dụng từ ngày 1.7.2023. Điều này chắc chắn sẽ kích thích nền kinh tế cả ở đầu vào sản xuất của doanh nghiệp cũng như thúc đẩy tiêu dùng cuối cùng khi giá cả sẽ hạ bớt, dự kiến giá hàng hóa giảm khoảng 1,7%. Đây là ý nghĩa quan trọng nhất của chính sách này.

Theo tính toán của ông Thịnh, trong 3 tháng đầu năm, tăng trưởng tiêu dùng và dịch vụ khoảng 14,9%, khi áp dụng mức giảm thuế VAT 2% sẽ đẩy tăng trưởng này tương đối cao, qua đó thúc đẩy tăng trưởng GDP, góp phần bảo đảm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm sẽ ở mức 3,5 - 3,8%. Đặc biệt, với các doanh nghiệp gặp khó khăn do đơn hàng xuất khẩu giảm đẩy hàng tồn kho tăng cao, vòng quay của vốn bị đình trệ, việc giảm thuế VAT sẽ giúp tăng khả năng tiêu thụ cho doanh nghiệp ở ngay thị trường trong nước. Tuy nhiên, để chính sách này thực sự có hiệu quả, chuyên gia lưu ý công tác quản lý giá phải rất sát sao, bảo đảm giá hàng hóa phù hợp giá thành sản xuất, tránh tình trạng thuế VAT giảm nhưng giá bán lại tăng cao.

Tuy nhiên, theo TS. Phùng Đức Tùng, hiện thu nhập, việc làm giảm sút do kinh tế khó khăn, cầu tiêu dùng giảm nên nếu không có giải pháp căn cơ thì việc giảm thuế VAT sẽ giảm đi nhiều ý nghĩa. Ông Tùng lưu ý, mấu chốt là phải giải bài toán về lãi suất huy động cho doanh nghiệp vì hiện vẫn ở mức cao so với trước dịch Covid-19. Đặc biệt, mục tiêu giải ngân 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong năm nay là con số khổng lồ và nếu thực hiện được sẽ kéo theo toàn nền kinh tế tăng trưởng. Phải tập trung cho nhiệm vụ chính trị quan trọng này, ông Tùng nhấn mạnh.

Một trong những rào cản nữa được các chuyên gia chỉ ra rằng, hiện nay, tình trạng sợ trách nhiệm đang là nút thắt gây đình trệ các hoạt động kinh tế - xã hội. Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Kinh tế cũng xác nhận điều này khi cho rằng, tình trạng thiếu năng động, sợ trách nhiệm đang tồn tại ở một số địa phương trên cả nước. Bởi vậy, cùng với việc kiên trì thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; điều hành đồng bộ, hài hòa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách khác; quyết liệt đẩy nhanh giải ngân đầu tư công; chủ động ứng phó, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu… như đề xuất của Ủy ban Kinh tế, phải gỡ được vấn đề sợ trách nhiệm này. Nếu không, các chính sách dù có mang tính hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến đâu cũng sẽ khó đạt hiệu quả!

Nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh

Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ nghiên cứu phương án tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với thuế thu nhập cá nhân trong năm nay.

Để đạt mức tăng trưởng cao nhất, trong những tháng còn lại của năm 2023, bên cạnh việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp theo báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh một số trọng tâm ưu tiên trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Cụ thể là kiên trì thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng cường năng lực thích ứng, chống chịu của hệ thống tài chính, ngân hàng. Thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn của thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường trái phiếu doanh nghiệp, thị trường bất động sản.

Điều hành chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm, chia sẻ vai trò hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế với chính sách tiền tệ. Cần điều chuyển, sử dụng vốn linh hoạt, hạn chế phát hành trái phiếu Chính phủ khi chưa giải ngân được nguồn vốn huy động cũ để tránh gây căng cứng hệ thống tài chính và lấn át đầu tư tư nhân.

Đặc biệt, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ nghiên cứu phương án điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với thuế thu nhập cá nhân; giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% áp dụng đến hết năm nay cho tất cả hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%. Linh hoạt trong điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng và dầu trên cơ sở diễn biến của giá xăng dầu. Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp, người dân để giảm áp lực chi phí đầu vào, thúc đẩy sản xuất, thu hút đầu tư; giảm giá đầu ra nhằm kiểm soát lạm phát; hỗ trợ người dân, nhất là người nghèo, lao động thu nhập thấp, đối tượng yếu thế.

Điều hành chính sách tiền tệ cần chủ động sớm “chuyển trạng thái” điều hành từ thắt chặt, thận trọng sang “thích ứng, nới lỏng phù hợp”, tiếp tục xem xét hạ lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong bối cảnh áp lực lạm phát, tỷ giá không còn quá căng thẳng như cuối năm 2022. Khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; các công trình trọng điểm, quan trọng quốc gia có tác động lan tỏa lớn (dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường sắt đô thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh…). Tiếp tục nghiên cứu các giải pháp tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư

H.Lan

Kinh tế

Toàn cảnh diễn đàn
Doanh nghiệp

Ưu tiên bãi bỏ những quy định không còn phù hợp

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và trong nước đang thay đổi mạnh mẽ, cải cách thể chế không chỉ nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh mà cần tạo ra đột phá thực sự. Thay vì chỉ sửa đổi các quy định, cần ưu tiên bãi bỏ những văn bản, quy định không còn phù hợp; đồng thời, thiết lập một cơ chế bền vững để duy trì và thúc đẩy cải cách thể chế.

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất
Kinh tế

Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên khai thác nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Sáng 17.4, chuyến bay mang số hiệu VN1286 của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam từ TP. Hồ Chí Minh đi Vân Đồn, khai thác bằng máy bay Airbus A321 với 105 hành khách đã chính thức cất cánh từ nhà ga hành khách T3 – đánh dấu cột mốc Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không đầu tiên khai thác chuyến bay thương mại tại nhà ga mới này.

Nông, lâm, thủy sản luôn được Agribank xác định là một trong những lĩnh vực ưu tiên đầu tư
Doanh nghiệp

Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi nông, lâm, thủy sản

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 46/NQ-CP ngày 08/3/2025, Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 01/3/2025 và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank đã đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Eximbank nâng tầm trải nghiệm khách hàng với kênh hỗ trợ trực tuyến hiện đại.
Doanh nghiệp

Eximbank kiến tạo sự khác biệt

Trong bối cảnh ngành ngân hàng cạnh tranh khốc liệt về chuyển đổi số và chất lượng dịch vụ, Eximbank đã định hướng phát triển mới thông qua cải tiến toàn diện sản phẩm và giải pháp tài chính. Với tư duy “xây giải pháp trước khi bán sản phẩm”, Eximbank không đơn thuần mở rộng danh mục dịch vụ mà đang tái cấu trúc cách tổ chức sản phẩm, từ đó mang lại trải nghiệm liền mạch và hiệu quả cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.

Công ty CP Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu được vinh danh là một trong 50 doanh nghiệp tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh.
Doanh nghiệp

50 năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Trong khuôn khổ Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp và đơn vị tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền với thương hiệu phân bón Đầu Trâu, đã được vinh danh là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức nhằm ghi nhận những đóng góp nổi bật của cộng đồng doanh nghiệp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn 1975 - 2025.

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người.
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực hành vi trong hành trình chuyển mình của Việt Nam

Chặng đường vươn lên thành quốc gia phát triển không chỉ cần tầm nhìn chiến lược, mà cần sự thấu hiểu về con người. Kinh tế học hành vi mang đến cho Việt Nam một “bản đồ cảm xúc” để không chỉ thiết kế chính sách thông minh, mà còn truyền cảm hứng hành động cho một dân tộc đang vươn mình mạnh mẽ.

Cấp thiết mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ
Kinh tế

Cấp thiết mở rộng và tái cơ cấu thị trường xuất khẩu gỗ

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) NGÔ SỸ HOÀI, từ câu chuyện thuế đối ứng của Hoa Kỳ, doanh nghiệp ngành gỗ cần nhìn lại mô hình tăng trưởng của mình và cải thiện năng lực “miễn dịch” với những rung lắc, thậm chí là những cơn "địa chấn” của thị trường.

Hợp tác toàn diện để cùng vươn xa, hướng tới tương lai công nghệ cao
Doanh nghiệp

Hợp tác toàn diện để cùng vươn xa, hướng tới tương lai công nghệ cao

Tiếp tục hiện hóa sứ mệnh và tầm nhìn mới là trung tâm của công nghiệp, dịch vụ và trụ cột năng lượng quốc gia, góp phần phát triển bền vững, đổi mới công nghệ, bảo đảm an ninh năng lượng cho Việt Nam; với vai trò dẫn dắt, tạo dựng sự hợp tác, liên kết chuỗi giá trị giữa các doanh nghiệp lớn, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), với mục tiêu phát huy những lợi thế và nguồn lực hiện có của 2 tập đoàn, mở ra cơ hội cùng bứt phá.

PVCFC tiếp tục hành trình kết nối nhà nông
Kinh tế

PVCFC tiếp tục hành trình kết nối nhà nông

Bà con nông dân đã chính thức khởi động hành trình tham quan Nhà máy Phân Bón Cà Mau trong khuôn khổ chương trình thường niên “Tham quan nhà máy – Gặt hái mùa vàng 2025”. Chương trình do Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tổ chức từ ngày 15.4.2025, dự kiến kéo dài liên tục trong 12 đợt đến đầu vụ Đông Xuân.

Khám phá siêu đô thị đa chức năng quy mô 1.690ha của Sun Group tại Nam Hà Nội
Bất động sản

Khám phá siêu đô thị đa chức năng quy mô 1.690ha của Sun Group tại Nam Hà Nội

Lần đầu tiên một siêu đô thị nghỉ dưỡng đẳng cấp được Sun Group quy hoạch tại phía Nam Hà Nội. Sun Mega City không chỉ tiên phong dẫn dắt xu thế thị trường mà còn kiến tạo điểm đến hội tụ tinh hoa văn hóa – lịch sử, giáo dục và du lịch, hứa hẹn trở thành trung tâm mới đầy năng động và phát triển bền vững.

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn
Kinh tế

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

Đôi khi, một kỳ nghỉ thiếu đi trọn vẹn không nằm ở điểm đến, mà ở một chiếc vali cũ kỹ, một chiếc điện thoại hao pin nhanh, hay đơn giản là không đủ “vũ khí công nghệ” để lưu lại những khoảnh khắc đẹp. Đó là lúc thẻ trả góp Muadee by HDBank xuất hiện như một người bạn nhỏ xinh đầy “quyền năng”…