Kinh doanh bết bát, thành viên của Trung Thuỷ Group lấy tiền đâu trả nợ gần 1.300 tỷ đồng trái phiếu?

Về tình hình kinh doanh của Trung Thuỷ Đà Nẵng những năm gần đây, có thể tóm gọn bằng hai từ “bết bát”. Cụ thể, Năm 2021 trước thời điểm công ty phát hành trái phiếu, Trung Thủy Đà Nẵng không phát sinh chỉ số về lợi nhuận. Còn năm 2022, Công ty này lỗ gần 100 tỷ đồng.

Dữ liệu từ HNX cho biết, CTCP Trung Thủy Đà Nẵng mới đây đã công bố mua lại trước hạn 7,1 tỷ đồng trong tổng số 1.300 tỷ đồng giá trị phát hành. Doanh nghiệp bất động sản này hiện chỉ có một lô trái phiếu duy nhất là TDNCH2225001 được phát hành ngày 14.1.2022, kỳ hạn 42 tháng, đáo hạn vào 14.7.2025. Lô trái phiếu này do Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank) tổ chức lưu ký, có lãi suất 10%/năm.

Dữ liệu về doanh nghiệp cho biết, Trung Thủy Đà Nẵng là một thành viên trong hệ sinh thái của Trung Thủy Group, thành lập tháng 10.2010 với vốn điều lệ thấp ở mức 6 tỷ đồng. Công ty gồm 3 cổ đông sáng lập là Tập đoàn Trung Thủy, ông Nguyễn Trung Tín (24%) và ông Nguyễn Văn Trung (25%). Đến đầu năm 2020, công ty tăng vốn khủng, từ 20 tỷ đồng lên 735 tỷ đồng, tương ứng gấp 36,7 lần.

Kinh doanh bết bát, thành viên của Trung Thuỷ Group lấy tiền đâu để trả nợ gần 1.300 tỷ trái phiếu? -0

Trung Thủy Đà Nẵng chính là chủ đầu tư của dự án khu du lịch sinh thái Nam Ô (Đà Nẵng) với diện tích quy hoạch là 36ha và tổng vốn đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng. Sau hơn 10 năm “đắp chiếu”, dự án này đã chính thức được khởi động vào giữa tháng 4.2023.

Kinh doanh bết bát, thành viên của Trung Thuỷ Group lấy tiền đâu để trả nợ gần 1.300 tỷ trái phiếu? -0
Phối cảnh Khu du lịch sinh thái Nam Ô.

Về Trung Thuỷ Group, Tập đoàn này thành lập tháng 5.2007 do bà Dương Thanh Thủy là người đại diện theo pháp luật. Tháng 1.2019 Trung Thuỷ Group bất ngờ tiến hành tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 800 tỷ đồng, tương ứng gấp 4 lần vốn điều lệ ban đầu. Tháng 3.2019 ông Nguyễn Văn Trung lên giữ vị trí Chủ tịch HĐQT.

Trung Thủy Group hiện tại cũng chính là chủ nhân của thương hiệu thời trang miss áo dài nổi tiếng một thời. Bà Dương Thanh Thủy, cổ đông sáng lập Trung Thuỷ Group được biết đến khi khởi nghiệp bằng nghề kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 1997, thương hiệu Miss áo dài ra đời, công trình xây dựng gắn với Trung Thuỷ Group có tòa nhà Miss áo dài buildings với thiết kế mềm mại lấy cảm hứng từ tà áo dài Việt Nam.

Về tình hình kinh doanh của Trung Thuỷ Đà Nẵng, có thể tóm gọn bằng hai từ “bết bát”. Cụ thể, Năm 2021 trước thời điểm công ty phát hành trái phiếu, Trung Thủy Đà Nẵng không phát sinh chỉ số về lợi nhuận.

Còn năm 2022 vừa qua sau khi phát hành 1.300 tỷ đồng trái phiếu, nhiều chỉ số đáng buồn hơn: Hệ số nợ phải trả gấp 2,3 lần vốn chủ sở hữu. Dư nợ trái phiếu gấp đôi vốn chủ sở hữu, 1.300 tỷ đồng. Ngoài ra năm 2022 Trung Thủy Đà Nẵng còn ghi nhận lỗ hơn 94 tỷ đồng.

Kinh doanh bết bát, thành viên của Trung Thuỷ Group lấy tiền đâu trả nợ gần 1.300 tỷ đồng trái phiếu? -0
Các chỉ số tài chính của Trung Thuỷ Đà Nẵng.

Cho đến kỳ báo cáo mới đây nhất là 6 tháng đầu năm 2023, Trung Thủy Đà Nẵng ghi nhận lợi nhuận sau thuế chỉ 1,5 tỷ đồng, giảm 86,3% so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) là 0,2% tương ứng vốn chủ sở hữu tại thời điểm 30.6 ở mức 767,66 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. 

Thời điểm cuối quý 2 vừa qua, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 2,62 lần, tương ứng tổng nợ phải trả của Trung Thủy Đà Nẵng lên đến hơn 2.000 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu tại ngày 30.6 là gần 1.300 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu ở mức 1,66 lần.

Với tình hình kinh doanh nêu trên cộng thêm khối nợ khổng lồ, nhà đầu tư băn khoăn việc thành viên của Trung Thuỷ Group lấy đâu ra tiền để chi trả nợ trái phiếu cũng như xây dựng dự án khu du lịch sinh thái Nam Ô.

Theo tìm hiểu, trải qua gần 40 năm, Tập đoàn Trung Thủy vẫn mang đậm dấu ấn của một công ty gia đình. Trong đó, vợ chồng doanh nhân Dương Thanh Thủy (SN 1961) – Nguyễn Văn Trung (SN 1960) vẫn đảm nhiệm chức vụ cấp cao của CTCP Tập đoàn Trung Thủy (TT Group) – pháp nhân lõi trong hệ sinh thái của Tập đoàn Trung Thủy.

Kinh doanh bết bát, thành viên của Trung Thuỷ Group lấy tiền đâu để trả nợ gần 1.300 tỷ trái phiếu? -0
Doanh nhân Dương Thanh Thuỷ và Nguyễn Văn Trung

Tương tự nhiều tập đoàn gia đình khác, quá trình chuyển giao thế hệ tại Tập đoàn Trung Thủy cũng đã được rậm rịch từ nhiều năm trước. 

Kinh doanh bết bát, thành viên của Trung Thuỷ Group lấy tiền đâu để trả nợ gần 1.300 tỷ trái phiếu? -0
Ông Nguyễn Trung Tín đảm nhiệm vị trí CEO của Trung Thuỷ Group từ năm 2015.

Ông Nguyễn Trung Tín (SN 1987), người con trai cả của vợ chồng doanh nhân Dương Thanh Thủy – Nguyễn Văn Trung, đã bắt đầu đảm nhiệm vị trí CEO của Trung Thuỷ Group từ năm 2015. Ông Tín là doanh nhân gây chú ý khi kết hôn với hoa hậu Đặng Thu Thảo. 

Kinh tế

Ngoài các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Eximbank còn ưu đãi dịch vụ chuyển tiền quốc tế dành cho khách hàng cá nhân.
Doanh nghiệp

Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức. Sự biến động tỷ giá, lãi suất, chi phí gia tăng - mỗi yếu tố đều có thể tạo ra những rào cản lớn đối với hoạt động kinh doanh.

Toàn cảnh tọa đàm
Kinh tế

Cần lộ trình hợp lý

Tại tọa đàm "Thuế tiêu thụ đặc biệt về ngành nước giải khát" chiều ngày 4.4, có ý kiến cho rằng, trong bối cảnh rủi ro quốc tế gia tăng, nhất là mới đây Hoa Kỳ tuyên bố áp thuế 46% với hàng Việt Nam, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, việc tăng thuế cần được cân nhắc kỹ lưỡng tránh làm tăng gánh nặng cho doanh nghiệp.

TS Hiệp
Kinh tế

Hợp tác toàn diện để giảm thiểu tác động

Theo TS. NGUYỄN HOÀNG HIỆP, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, thuế quan thương mại thường dẫn đến các biện pháp trả đũa từ các quốc gia bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, Việt Nam nên lựa chọn hợp tác toàn diện nhằm tránh một cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng
Kinh tế

Củng cố nội lực để đạt mục tiêu tăng trưởng

Khó khăn từ chính sách thuế quan mới của Mỹ đặt ra thách thức lớn đối với xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) - động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần có giải pháp bù đắp thiếu hụt, kích thích tăng trưởng nội địa để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời
Kinh tế

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời

Một buổi chiều muộn trên một cánh đồng, ông Sáu, một lão nông tri điền, đứng lặng nhìn những bông lúa đang uốn mình theo gió. Năm nay, ruộng nhà ông trúng mùa, giá lúa lại cao. Nhìn từng bao lúa chất đầy trong kho, ông không khỏi nghĩ về những năm tháng gian khó trước đây, khi chuyện mất mùa, sâu bệnh là nỗi lo thường trực. Nhưng rồi một điều kỳ diệu đã thay đổi tất cả.

Các chuyên gia chia sẻ tại Hội thảo
Kinh tế

Sớm triển khai AI vào quy trình xuất khẩu

Tại Hội thảo "Phát triển chuỗi cung ứng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong xuất khẩu xuyên biên giới" do LITA Network và Vinexad tổ chức ngày 4.4, các chuyên gia nhấn mạnh, xuất khẩu xuyên biên giới là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường. Để tận dụng tối đa cơ hội này, doanh nghiệp cần bắt tay ứng dụng AI vào quy trình xuất khẩu.

Phó tổng FPT Retail chia sẻ vai trò của phái nữ trong phát triển kinh tế bền vững và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Kinh tế

Phó tổng FPT Retail chia sẻ vai trò của phái nữ trong phát triển kinh tế bền vững và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Vào ngày 03.04.2025, nhân chuyến thăm của Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde, Đại sứ quán Bỉ đã tổ chức “Diễn đàn nữ lãnh đạo vì sự đổi mới”. Sự kiện nhằm nhấn mạnh vị thế và ghi nhận những đóng góp của phụ nữ trong phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Nghĩ tới bà con ở nông thôn, miền núi khi áp thuế cho xe pick - up chở hàng cabin kép
Thị trường

Nghĩ tới bà con ở nông thôn, miền núi khi áp thuế cho xe pick - up chở hàng cabin kép

Khi xem xét thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe pick - up chở hàng cabin kép, cần cân nhắc mục đích khuyến khích bà con nông thôn, miền núi dùng sản phẩm này để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế nói.

Kết thúc năm 2024, ABBANK tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng trong quy mô hoạt động
Tài chính

ABBANK triển khai gói tài trợ thúc đẩy phát triển bền vững ngành điện

Với mong muốn trở thành đối tác tài chính chiến lược đồng hành cùng sự phát triển bền vững của ngành điện Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tiếp tục triển khai và đẩy mạnh gói tài trợ chuỗi cung ứng ngành điện, cung cấp các giải pháp tài chính linh hoạt, tối ưu cho các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và thực hiện các gói thầu, dự án, hợp đồng với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Hàng loạt vi phạm tại dự án đô thị mới An Vân Dương do BĐS Minh Điền Vital làm chủ đầu tư
Kinh tế

Hàng loạt vi phạm tại dự án đô thị mới An Vân Dương do BĐS Minh Điền Vital làm chủ đầu tư

Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra hàng loạt vi phạm tại Dự án Khu văn phòng và Nhà ở tại Lô LK2, khu A, đô thị mới An Vân Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế do Công ty Cổ phần Thủy điện Bình Điền (đổi tên nhà đầu tư thành Công ty Cổ phần Bất động sản Minh Điền Vital) làm chủ đầu tư.

Hải quan thu ngân sách quý I đạt 19,5% dự toán
Tài chính

Hải quan thu ngân sách quý I đạt 19,5% dự toán

Với việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, trong quý I.2025, toàn ngành hải quan đã thu đạt 80.205 tỷ đồng, bằng 19,5% dự toán được giao, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2024.

Dịch vụ Thông báo số dự bằng giọng nói đã chính thức có mặt trên trên ứng dụng của LPBank
Thị trường

Nhận thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên app LPBank của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ra mắt Dịch vụ Thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên ứng dụng di động LPBank, mở ra một kỷ nguyên mới cho việc quản lý tài chính, đặc biệt dành cho các hộ kinh doanh và tiểu thương. Dịch vụ giúp người dùng nhanh chóng nhận diện giao dịch thành công, tránh rủi ro gian lận và thuận tiện trong làm việc.

Tìm điểm cân bằng trong chính sách thuế cho ngành ô tô
Kinh tế

Tìm điểm cân bằng trong chính sách thuế cho ngành ô tô

“Tìm sai điểm cân bằng, chính sách thuế sẽ không đạt mục tiêu mong muốn”, ông Phan Đức Hiếu, ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính nói trong tọa đàm “Thuế tiêu thụ đặc biệt với xe hybrid và pick-up: Giải pháp nào phù hợp?” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 3.4. Với tinh thần đó, các diễn giả đã thảo luận về mức thuế và lộ trình áp thuế phù hợp cho hai loại xe này.

AMH
Kinh tế

Phân tích kỹ tác động để ứng phó hiệu quả

Theo PGS.TS. NGUYỄN HỮU HUÂN, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, khó có khả năng Mỹ áp thuế xuất khẩu với hàng hóa Việt Nam tới 46% như công bố của Tổng thống Donald Trump. “Khả năng cao chỉ 20 - 25% song đây vẫn là mức cao, tác động tới kinh tế Việt Nam cả trong trung và dài hạn, đòi hỏi phải phân tích thật kỹ tác động để có giải pháp ứng phó hiệu quả”.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Quang Khánh
Thị trường

Cần tăng ưu đãi thuế cho xe hybrid và xe pick - up chở hàng cabin kép

Tại tọa đàm “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với xe hybrid và xe pick-up: Giải pháp nào phù hợp” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 3.4, các diễn giả đề xuất ưu đãi thuế 50% cho cả xe hybrid sạc trong và sạc ngoài; lộ trình áp thuế với xe pick-up chở hàng cabin kép có thể bắt đầu từ năm 2028, mỗi năm tăng 5% để đến năm 2030 đạt 40% so với xe chở người, thay vì mức 60% như đề xuất của cơ quan soạn thảo.