Không thể vì “vùng xám” mà dừng cổ phần hóa

Tại Tọa đàm “Chính sách, pháp luật cổ phần hóa - những vấn đề đặt ra” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều qua, các diễn giả cho rằng, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước là chủ trương lớn và đúng đắn. Do vậy, không thể vì có những “vùng xám” trong cổ phần hóa mà dừng lại tiến trình này!

Bức tranh đa màu

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu khẳng định, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cổ phần hóa và thoái vốn) là một chủ trương lớn và đúng đắn. Ông Hiếu cho biết, năm 2021 ghi nhận 4 doanh nghiệp cổ phần hóa, tổng giá trị 333 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn Nhà nước là 196 tỷ đồng; năm 2022 ghi nhận bổ sung 1 doanh nghiệp cổ phần hóa. Về thoái vốn nhà nước, đã thoái vốn tại 18 doanh nghiệp với giá trị 1.665 tỷ đồng, thu về 4.402 tỷ đồng trong năm 2021. Năm 2022, thoái vốn nhà nước tại 1 doanh nghiệp với giá trị 195 tỷ đồng, thu về 390 tỷ đồng; các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thoái vốn tại 31 doanh nghiệp với giá trị là 688,7 tỷ đồng, thu về 3.900,6 tỷ đồng.

Tọa đàm “Chính sách, pháp luật cổ phần hóa – những vấn đề đặt ra”
Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế phát biểu Phan Đức Hiếu chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Trần Hiệp

Thực tế cũng đã chứng minh có những trường hợp cổ phần hóa rất thành công. Chẳng hạn, trường hợp Sabeco thoái vốn khoảng vài nghìn tỷ đồng nhưng bán được hơn 100.000 tỷ đồng.

Chia sẻ với ý kiến ông Hiếu, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong bổ sung, cổ phần hóa giúp số doanh nghiệp nhà nước giảm đáng kể, từ khoảng 12.000 doanh nghiệp hiện chỉ còn khoảng 800 doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp đã làm ăn có lãi, tăng việc làm cho người lao động. Cổ phần hóa cũng đã giúp tạo một làn sóng thu hút đầu tư xã hội hóa; tạo sự thay đổi nhận thức xã hội về doanh nghiệp nhà nước…

Tọa đàm “Chính sách, pháp luật cổ phần hóa – những vấn đề đặt ra”
TS. Nguyễn Minh Phong chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Trần Hiệp

Mặc dù vậy, cổ phần hóa vẫn còn những “vùng xám”. Dẫn đánh giá của Chính phủ, ông Phan Đức Hiếu cho biết, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021 - 2023 diễn ra chậm, số lượng không nhiều, tồn tại một số trường hợp phát sinh tiêu cực trong định giá liên quan đến đất đai, tài sản. Vấn đề hậu cổ phần hóa chưa được giải quyết dứt điểm. Quản lý vốn tại một số doanh nghiệp còn bất cập, khó khăn.

Lý giải về điều này, ông Hiếu cho rằng, cổ phần hóa bị tác động bởi vấn đề thị trường cũng như vấn đề về pháp luật và thực thi pháp luật. Một phần khác bởi chính chất lượng thông tin và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Có nhiều điểm về mặt pháp lý không rõ ràng, nhiều doanh nghiệp chưa tạo sự tin cậy cho nhà đầu tư. Chưa kể, chúng ta lúng túng trong các vấn đề pháp lý về đất đai, về quyền sở hữu tài sản vô hình, các báo cáo về tài chính…

Không thể vì “vùng xám” mà dừng cổ phần hóa
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Trần Hiệp

Còn theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, đang có những bất cập trong quy định tạo rào cản cho cổ phần hóa. “Tôi hỏi nhiều nhà đầu tư vì sao không tham gia cổ phần hóa, họ nói nếu tham gia thì phải 100% vốn ngoài Nhà nước, không thể có kiểu 50% hay vài chục phần trăm vốn Nhà nước, bởi cách điều hành sẽ phải khác nhau nhưng hiện chúng ta vẫn đang gộp chung là không ổn. Hay vấn đề buộc các doanh nghiệp cổ phần hóa phải niêm yết trên sàn, song gần như không ai thực hiện…".

Dù có những “vùng xám”, song theo ông Phan Đức Hiếu, không nên vì thế mà dừng lại việc cổ phần hóa. “Cổ phần hóa đặt trong bối cảnh tổng thể cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước là chủ trương đúng, cần tiếp tục thực hiện. Vấn đề là phải khắc phục vùng tối và phải nhìn rộng ra mục tiêu của cổ phần hóa, đó là có những việc Nhà nước không làm mà nhường cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân”, ông Hiếu phát biểu.

Có nên tách đặc quyền được thuê “đất vàng” khỏi cổ phần hóa?

Một trong những vấn đề được đặt ra tại tọa đàm là nên hay không nên tách đặc quyền được thuê “đất vàng” ra khỏi tiến trình cổ phần hóa?

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh tán thành việc tách đất ra khỏi định giá doanh nghiệp khi cổ phần hóa. “Có như vậy mới xử lý được hàng loạt vấn đề”. Ông Ánh phân tích, đất đai là sở hữu toàn dân, khi cổ phần hóa bản chất là dịch chuyển sở hữu Nhà nước sang đa sở hữu hoặc sở hữu ngoài Nhà nước. “Quyền tài sản là có gốc lịch sử. Giờ doanh nghiệp không còn là sở hữu Nhà nước hoàn toàn thì bài toán sở hữu phải được xác lập, đặc biệt liên quan vấn đề quản lý đất đai”, ông Ánh lưu ý.

Không thể vì “vùng xám” mà dừng cổ phần hóa
Quang cảnh Tọa đàm. Ảnh: Trần Hiệp

Cũng theo ông Ánh, để biến đất bình thường thành “đất vàng” hay “đất kim cương” chỉ bằng một quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nếu gắn đất đai với doanh nghiệp sẽ không khắc phục được những động cơ phát sinh cả về phía chủ thể thực hiện cổ phần hóa lẫn khách thể là người đi mua, bởi thực tế nhiều người thực hiện cổ phần hóa với động cơ là đất. Do đó, “vấn đề then chốt là định giá đất đai”, làm rõ định giá trước hay sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Vì thế, vị chuyên gia này đặt rất nhiều kỳ vọng Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ phải giải quyết được bài toán này.

Doanh nghiệp nhà nước cần minh bạch hơn

Thực tế trong thời gian gần đây, vấn đề cổ phần hóa đã ít được nói đến, ngay cả trên các phương tiện truyền thông. Đề xuất giải pháp cụ thể để thúc đẩy quá trình cổ phần hóa, ông Phan Đức Hiếu cho rằng, chúng ta cần phải thay đổi cách làm. Cụ thể, về phía doanh nghiệp nhà nước, cần nâng cấp chất lượng hoạt động, chất lượng thông tin, làm rõ về mặt pháp lý đối với mọi tài sản, không chỉ có đất đai để khi đưa vào danh sách thoái vốn sẽ rút ngắn quá trình, phải áp dụng chung với các doanh nghiệp nhà nước.

Bên cạnh đó, Nhà nước không chỉ tính đến việc bán vốn mà phải đặt cả vấn đề là sẽ rút ra khỏi hoạt động kinh doanh này, khi đó cách nào ít bất lợi nhất thì mạnh dạn làm, thậm chí giải thể, phá sản, sáp nhập… Việc bán vốn không áp đặt ý chí chủ quan, không bán theo cách hành chính mà phải theo nhu cầu thị trường, tiếp cận nhà đầu tư. Cuối cùng, cần nhấn mạnh nhiều hơn là rủi ro hậu cổ phần hóa. Khung thể chế không nên chỉ dừng lại ở giai đoạn ban đầu, mà khung thể chế cần tránh sự rủi ro cho bên thứ 3 ngay từ khi họ tham gia vào cổ phần hóa.

Không thể vì “vùng xám” mà dừng cổ phần hóa -0
Phó Trưởng Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Trần Hiệp

Phó Trưởng Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng cho rằng, cổ phần hóa phải bám sát mục tiêu về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, nếu không sẽ “thất bại toàn tập”. Đồng thời, phải công khai, minh bạch; phải thanh tra, giám sát và khâu này phải đồng hành ngay từ khi xây dựng chính sách, không phải chờ đến khi có sai phạm rồi mới đi thanh tra. Công tác truyền thông phải thường xuyên hơn bởi đây cũng là cách để giám sát thực hiện cổ phần hóa.

Đồng tình tính minh bạch là rất quan trọng để cổ phần hóa thành công, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật Hoàng Minh Hiếu bổ sung, cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật. Theo ông Hiếu, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hiện đưa vào rất đầy đủ, đáp ứng phần nào nhu cầu trong việc định giá đất. Luật Đấu giá tài sản trong quá trình rà soát, dự kiến năm 2024 sẽ sửa đổi, hy vọng những sơ hở sẽ được giải quyết.

Điều khiến ông Hoàng Minh Hiếu lo ngại là Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp. Theo kế hoạch thì Chính phủ phải trình dự thảo sửa đổi trong năm 2023. Đến nay Chính phủ đã trình một lần nhưng chưa đủ điều kiện, nên chưa được đưa vào chương trình. Và trong luật này, nội dung sẽ điều chỉnh việc thoái vốn của Nhà nước rất rộng, không chỉ là về cổ phần hóa. Cùng với đó, mô hình của cơ quan quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng cần xem xét, như việc quản lý lãnh đạo doanh nghiệp theo hình thức công chức hay quản lý như một nhà kinh doanh, đây là vấn đề cần được lưu tâm để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho cổ phần hóa.

Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố
Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30.11.2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vắng bóng thương vụ IPO: Điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt?

Thực trạng vắng bóng thương vụ IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) quy mô lớn liên tục được chuyên gia nhắc tới tại các diễn đàn về đầu tư, phát triển thị trường vốn thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt. Điều này nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường, song lại khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ xa vời giấc mơ IPO trên chính “sân nhà”.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ông Stuart Livesey
Kinh tế

Nhiều “đại bàng” FDI đang tìm kiếm nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam

Theo ông Stuart Livesey, đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Nike, Foxconn, cùng các trung tâm dữ liệu, đang tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam. Muốn thu hút và giữ chân được các “đại bàng” này, Việt Nam cần bảo đảm nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới sẵn có trên diện rộng.

Vietnam Airlines - 30 năm vững vàng cánh bay kết nối Việt Nam với thế giới
Kinh tế

Vietnam Airlines - 30 năm vững vàng cánh bay kết nối Việt Nam với thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, kế thừa truyền thống gần 70 năm Anh hùng từ Trung đoàn Không quân vận tải 919, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Những con số ấn tượng sau 30 năm xây dựng và phát triển như vận chuyển 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng, đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước.

Các diễn giả tại diễn đàn
Kinh tế

Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách về năng lượng

Mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới kéo nhu cầu điện năng tăng cao. Nếu không có giải pháp kịp thời phát triển nguồn điện, đặc biệt là điện sạch và bền vững, nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2026 - 2028 hoàn toàn có thể xảy ra. Trong bối cảnh này, việc rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ chế, chính sách về năng lượng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của các mục tiêu đã đề ra.

30 năm qua, Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.
Kinh tế

Vietnam Airlines với 30 năm vững vàng bay ra thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia vững mạnh, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Từ những con số ấn tượng như 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng… Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.

Ảnh
Kinh tế

Áp lực chi phí cản trở “AI hóa”

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là xu thế tất yếu, giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí cao đang là một trong những rào cản đối với doanh nghiệp muốn ứng dụng AI.