Hút thêm hàng trăm nghìn khách hàng nhờ chuyển đổi số, Techcombank báo lãi 5.600 tỷ đồng quý 1.2023

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank; mã chứng khoán: TCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1.2023 với những chỉ số tăng trưởng tích cực dù tình hình kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh vẫn gặp nhiều thách thức.

Hút thêm 424.000 khách hàng mới

Trong quý 1.2023, Techcombank đã thu hút thêm khoảng 424.000 khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng lên 11,2 triệu trong đó 68% khách hàng mới của Techcombank đến từ những nền tảng số. 

Khối lượng giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân trong quý 1.2023 của Techcombank cũng tăng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 238,4 triệu giao dịch với giá trị giao dịch đạt 2,1 triệu tỷ đồng. 

Hút thêm hàng trăm nghìn khách hàng nhờ chuyển đổi số, Techcombank báo lãi 5.600 tỷ đồng quý 1.2023 -0

Bên cạnh đó, nhờ nỗ lực chuyển đổi số, Techcombank cũng đã đơn giản hóa quy trình thu hút và mở tài khoản cho các khách hàng doanh nghiệp, từ đó giúp tỷ lệ chuyển đổi khách hàng doanh nghiệp tự thực hiện mở tài khoản online hoàn toàn đã tăng 7 lần so với thời điểm tháng 1 năm 2023. 

Lợi nhuận 5.600 tỷ đồng trong quý 1.2023

Nhờ không ngừng đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm thu hút thêm lượng lớn khách hàng, quý 1.2023, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt được 5,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,5% so với quý 4.2022.

Thu nhập lãi thuần tiếp tục là nguồn thu chính của ngân hàng với 6,5 nghìn tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Techcombank tăng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,2 nghìn tỷ trong đó đáng chú ý là thu phí từ dịch vụ thẻ của ngân hàng tăng gấp 4 lần, đạt 455 tỷ đồng, số lượng giao dịch qua thẻ cũng tăng trưởng bền bỉ 23.3%. Cùng với đó, thu từ thư tín dụng (LC), tiền mặt và các khoản thanh toán, thu phí dịch vụ ngoại hối (FX) cũng tăng trưởng ấn tượng, đóng góp lớn vào thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng.

Trong quý 1.2023, Techcombank ghi nhận chi phí hoạt động tăng nhẹ 4,6% so với cùng kỳ. Hạng mục này ghi nhận tăng do ngân hàng tiếp tục đầu tư vào số hóa và công nghệ điện toán đám mây, dẫn tới chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 47% so với cùng kỳ, và chi phí công nghệ thông tin tăng 170%. Tuy nhiên, những khoản đầu tư này đã giúp Techcombank tiếp tục nâng cao năng suất lao động của nhân viên, qua đó tiếp tục xây dựng vững chắc 3 trụ cột “Số hóa – Dữ liệu – Nhân sự” để hướng tới tầm nhìn “Chuyển đổi số ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống”.

Tỷ lệ CASA đạt mức 32%

Tính đến ngày 31.3.2023, tổng tài sản của Techcombank đạt 723,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 28,9% so với cùng kỳ năm ngoái, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng 4% so với cùng kỳ, và tăng 19,6% so với quý trước.

Tiền gửi của khách hàng tại Techcombank đạt 387,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1% so với quý trước, tương đương mức tăng 17,8% so với cùng kỳ. Trong đó, số dư tiền gửi có kỳ hạn đạt 263,2 nghìn tỷ đồng, tăng 16,5% so với quý trước và 61,3% so với cùng kỳ. Số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 124,1 nghìn tỷ, giảm 6,3% so với quý trước.

Trên báo cáo riêng lẻ, tín dụng của Techcombank cũng tăng trưởng 9,3% lên 486 nghìn tỷ đồng trong quý 1 năm 2023.

Tỷ lệ an toàn vốn cao, nợ xấu duy trì ở mức thấp

Tại thời điểm ngày 31.3.2023, tỷ lệ dự nợ cho vay so với tổng vốn huy động (LDR) của Techcombank đạt mức 81% với tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn ở mức 33,5%, đều thấp hơn so với giới hạn quy định.

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II của ngân hàng tiếp tục được giữ ở mức 15%, tiếp tục duy trì vị thế đầu ngành và cao hơn gần gấp đôi so với yêu cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Base II.

Tỷ lệ nợ xấu tại Techcombank duy trì ở mức thấp 0,85%, với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh đến 133,8%. Tỷ lệ nợ cần chú ý (B2) của ngân hàng cũng được giữ ổn định tại mức 1,9%.

Kinh tế

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải hướng đến sự phát triển ổn định của doanh nghiệp
Kinh tế

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải hướng đến sự phát triển ổn định của doanh nghiệp

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, ông Đỗ Đức Hiển, ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, cho rằng, đánh thuế cần tính chuyện bảo đảm sự phát triển ổn định của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta hướng tới tăng trưởng  hai con số. 

AMH
Tài chính

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh
Doanh nghiệp

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh

Nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Agribank vừa ra mắt chương trình “Điểm giao dịch xanh”. Chương trình là một bước hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Agribank, hướng tới sự phát triển bền vững cho cộng đồng và thế hệ mai sau.

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile
Doanh nghiệp

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile

Từ ngày 1.4 – 30.6.2025, VietinBank mang đến Chương trình ưu đãi cực hấp dẫn “Đua top đặt xe, gặp gỡ Anh Tài” dành riêng cho người dùng đặt VNPAY Taxi (Taxi/Bike) trên ứng dụng Ngân hàng số VietinBank iPay Mobile. Không chỉ di chuyển nhanh chóng tiện lợi, khách hàng còn có cơ hội trò chuyện video call cùng “Anh tài” Kay Trần và nhận bộ quà tặng giới hạn có chữ ký độc quyền từ thần tượng.

Ảnh minh họa
Bất động sản

Quỹ nhà ở quốc gia - đừng chỉ trông chờ vào ngân sách

Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) NGUYỄN VĂN ĐÍNH nhận định, để Quỹ nhà ở quốc gia phát triển bền vững, lâu dài phải có quy hoạch và quỹ đất rõ ràng. Đồng thời, cần huy động nguồn lực từ nhiều phía, tăng tính xã hội hóa, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức đối với cộng đồng; đừng chỉ trông chờ vào ngân sách.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố
Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30.11.2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vắng bóng thương vụ IPO: Điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt?

Thực trạng vắng bóng thương vụ IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) quy mô lớn liên tục được chuyên gia nhắc tới tại các diễn đàn về đầu tư, phát triển thị trường vốn thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt. Điều này nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường, song lại khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ xa vời giấc mơ IPO trên chính “sân nhà”.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).