Hướng đến nền kinh tế hydro xanh

Với sự kết nối của Viện Chiến lược phát triển Kinh tế số (IDS), những ngày qua, bà Stefanie Peters, Giám đốc điều hành Công ty Neuman & Essers (Đức), đã dẫn đầu đoàn công tác sang tìm hiểu cơ hội kinh doanh và thúc đẩy sản xuất hydro xanh tại Việt Nam.

Quy hoạch điện 8, hay Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 2 năm nay có nội dung về phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hướng đến mục tiêu giảm phát thải “Net Zero” mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết tại COP26.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Viện trưởng Viện IDS Trần Văn và Giám đốc điều hành Neuman & Essers Stefanie Peters ký thỏa thuận hợp tác ngày 30.7.2024 Ảnh: Minh Anh
Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Viện trưởng Viện IDS Trần Văn và Giám đốc điều hành Neuman & Essers Stefanie Peters ký thỏa thuận hợp tác ngày 30.7.2024. Ảnh: Minh Anh

Hydro xanh là một phần quan trọng của tương lai năng lượng, giúp giảm phát thải khí nhà kính và đóng góp vào sự bền vững của hệ thống năng lượng. Điện phân nước là một phương pháp sản xuất hydro. Trong quá trình này, nước (H₂O) được tách thành hydro (H₂) và oxy (O₂) bằng cách sử dụng điện năng. Điện phân nước có thể được thực hiện bằng năng lượng tái tạo từ nguồn gió, mặt trời hoặc thậm chí từ các nguồn năng lượng thủy triều. Hydro được tạo ra từ quá trình này được gọi là hydro “xanh”.

Trăn trở với việc phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo đáp ứng nhu cầu năng lượng phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 7%/năm từ nay đến 2050 của đất nước, một nhóm các vị nguyên là lãnh đạo Ủy ban Tài chính, Ngân sách và Ủy ban Kinh tế và hiện là lãnh đạo Viện Chiến lược phát triển Kinh tế số (IDS) của Việt Nam đang thúc đẩy việc sản xuất và sử dụng hydro xanh hướng đến việc hình thành nền kinh tế hydro xanh tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn của Thủ tướng cho biết, cách đây 3 năm ông sang CHLB Đức và ấn tượng trước công nghệ của công ty Neuman & Essers - một doanh nghiệp gia đình của CHLB Đức có lịch sử phát triển gần 200 năm, chuyên sản xuất các hệ thống máy nén khí, lưu trữ và truyền tải. Ông cũng được hiểu thêm về quy trình sản xuất hydro xanh, đặc biệt là sản xuất hydro từ lượng điện năng dư thừa, không đưa lên lưới điện từ các nhà máy điện gió, điện mặt trời. Vì vậy, ông đã thuyết phục lãnh đạo Neuman & Essers sang Việt Nam.

Bà Stefanie Peters cùng anh trai là thế hệ lãnh đạo thứ 4 của Neuman & Essers, bà đồng thời là thành viên Hội đồng Hydro Quốc gia của Chính phủ Đức. Trong mấy ngày qua, bà Stefanie Peters dẫn đầu một đoàn công tác của công ty sang tìm hiểu cơ hội kinh doanh và thúc đẩy việc sản xuất hydro xanh tại Việt Nam. Nhờ sự kết nối của lãnh đạo Viện Chiến lược phát triển Kinh tế số (IDS), Đoàn đã có các buổi làm việc với đại diện Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Ủy ban Đối ngoại cùng những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng như Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

Trong các buổi làm việc, bà Stefanie cho biết, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để trở thành nước sản xuất và xuất khẩu hydro xanh nhờ nguồn năng lượng điện gió, điện mặt trời dồi dào. Tuy nhiên, có ba thách thức lớn cùng lúc mà Việt Nam cần xử lý, gồm: có đủ năng lượng tái tạo để sản xuất hydro xanh, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật (sản xuất, lưu trữ, vận chuyển hydro) và hình thành thị trường sử dụng hydro. Để xử lý những thách thức này, Việt Nam cần có khuôn khổ pháp lý phù hợp đi cùng với quyết tâm chính trị của các nhà lãnh đạo và khát vọng chuyển đổi xanh của các doanh nghiệp. Đại diện của Neuman & Essers cũng giới thiệu với các đối tác Việt Nam những công nghệ tiên tiến và giải pháp kỹ thuật liên quan đến sản xuất, lưu trữ và vận chuyển hydro xanh (máy điện phân, hệ thống nén khí, hệ thống truyền tải, các trạm tiếp…). Ngoài các vấn đề công nghệ, kỹ thuật, Neuman & Essers còn cung cấp dịch vụ tư vấn các giải pháp tích hợp toàn diện.

Trao đổi với các lãnh đạo Viện Chiến lược phát triển Kinh tế số (IDS), tôi vẫn thấy những trăn trở và tinh thần nhiệt huyết đóng góp cho đất nước của các vị đại biểu Quốc hội ngay cả khi đã về hưu. Các anh cho biết, những tư vấn từ những công ty như Neuman & Essers là rất cần thiết cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Luật Điện lực cùng với nhiều văn bản pháp luật khác đang được xem xét sửa đổi hoặc ban hành mới trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, tạo khuôn khổ pháp lý để năng lượng tái tạo, năng lượng xanh trở thành một hợp phần quan trọng của ngành năng lượng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Vừa qua, tại Bình Phước, trong lễ quay thưởng đợt 1 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc
Kinh tế

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) vừa đưa ra quyết định điều chỉnh hệ thống chức danh của các Phó tổng Giám đốc. Việc điều chỉnh chức danh không ảnh hưởng đến quyền hạn, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm và phạm vi công việc của các Phó tổng Giám đốc này.

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm
Kinh tế

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm

Cuối tháng 8 vừa qua, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Lào Cai đã có Quyết định số 218/QĐ-BGT huỷ gói thầu số 12: Thi công xây dựng công trình (bao gồm cả đảm bảo giao thông; thuế, phí tài nguyên; xây dựng trạm trộn, di chuyển thiết bị) thuộc Dự án Xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pả (Km13+800 - Km20+272).

Toàn cảnh hội thảo
Thị trường

Thúc đẩy nông nghiệp xanh bằng cơ chế thị trường

Ngành nông nghiệp đang đối mặt với thách thức lớn về biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải thay đổi tư duy sản xuất theo hướng bền vững và ít phát thải hơn. Để thúc đẩy quá trình này, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần xây dựng một cơ chế thị trường linh hoạt, nơi các sản phẩm nông nghiệp xanh được khuyến khích và hỗ trợ phát triển.

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024
Doanh nghiệp

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được Tạp chí Euromoney vinh danh với giải thưởng “Vietnam’s Best Digital Bank” (Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam). Giải thưởng được trao trong khuôn khổ chương trình “Awards for Excellence 2024” với sự tham gia của các ngân hàng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore.

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát
Doanh nghiệp

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát

Sự phát triển của ngành nước giải khát luôn song hành cùng sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Trên hành trình phát triển ấy, các doanh nghiệp Việt cũng đã có những dấu ấn riêng của mình bằng những bứt phá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và được khẳng định bằng những giá trị thiết thực đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành.