Hơn nửa thập kỷ sau niêm yết, vốn hoá của Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) sụt giảm hàng chục nghìn tỷ đồng, dang dở kế hoạch thoái vốn nhà nước và “chuyển nhà” lên HoSE

Chiếu theo thị giá hiện tại, giá trị vốn hoá của BSR đang vào khoảng 58.000 tỷ đồng. Như vậy, so với thời điểm chào sàn, giá trị vốn hoá đã “bốc hơi” mất hơn 30.000 tỷ đồng.

Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tiền thân là Công ty TNHH một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn, được thành lập vào ngày 9.5.2008 theo Quyết định số 1018/QĐ-DKVN của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn được giao trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, giữ vai trò tiên phong và đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam, đồng thời là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này.

Hơn nửa thập kỷ sau niêm yết, vốn hoá của Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) sụt giảm hàng chục nghìn tỷ đồng, dang dở kế hoạch thoái vốn nhà nước và “chuyển nhà” liên HoSE -0

Sau thời gian dài phát triển, đến ngày 1.3.2018, Cổ phiếu BSR của Lọc hóa dầu Bình Sơn chính thức lên sàn UPCoM. Khởi đầu của BSR gây chú ý khi tăng kịch trần (+40%) lên 31.300 đồng/cp.

Mặc dù điểm xuất phát ấn tượng nhưng sau đó cổ phiếu BST gặp nhiều sóng gió khi liên tục rớt giá và có thời điểm rớt đáy xuống mức “cổ phiếu trà đá” với thị giá 5.000 đồng/cp, tương đương với việc “bốc hơi” đến 84% so với giá ở đỉnh. Việc rớt giá khiến các nhà đầu tư trót đặt niềm tin vào BSR phải đợi đến 4 năm sau mới có thể về bờ vào thời điểm tháng 6.2022.

Tuy nhiên, chỉ sau đó nửa năm vào thời điểm tháng 11.2022, giá cổ phiếu BSR tiếp tục đi xuống và rơi về mức 11.000 đồng/cp, chỉ bằng 1/3 so với giá đỉnh. Sau đó, BSR tiếp tục chặng đường hồi phục và cho đến thời điểm kết phiên giao dịch ngày 19.3.2024, giá cổ phiếu BSR đang ở mức 19.000 đồng/cp, thấp hơn khoảng 36% so với đỉnh.

Chiếu theo thị giá nêu trên, vốn hoá thị trường của BSR đang vào khoảng 58.000 tỷ đồng. Như vậy, so với thời điểm chào sàn, giá trị vốn hoá đã “bốc hơi” mất hơn 30.000 tỷ đồng.

Không chỉ gặp vấn đề với giá cổ phiếu, BSR còn lỡ dở không ít kế hoạch quan trọng, đặc biệt là câu chuyện thoái vốn Nhà nước. BSR có vốn điều lệ hơn 31.000 tỷ đồng, tương ứng với 3,1 tỷ cổ phần, trong đó Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm giữ 2,86 tỷ cổ phần (chiếm 92,12%). Theo phương án cổ phần hóa, sau khi IPO, BSR sẽ chào bán 49% cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược qua đó tiến tới giảm sở hữu Nhà nước xuống còn 43%.

Thời điểm chính thức chuyển hoạt động sang CTCP tháng 7.2018, BSR cho biết có 2 nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký tham gia quá trình lựa chọn Nhà đầu tư chiến lược là Petrolimex (Việt Nam) và Indian Oil Corp (Ấn Độ). Ngoài ra, các nhà đầu tư khác như Pertamina (Indonesia), Bangchak Corporation Public Company Limited (Thái Lan)… cũng đang nghiên cứu để xin được tiếp tục nộp hồ sơ tham gia quá trình lựa chọn Nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên, kế hoạch này đến nay vẫn còn dang dở và hơn 92% cổ phần của BSR vẫn đang nằm trong tay cổ đông Nhà nước.

Hơn nửa thập kỷ sau niêm yết, vốn hoá của Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) sụt giảm hàng chục nghìn tỷ đồng, dang dở kế hoạch thoái vốn nhà nước và “chuyển nhà” liên HoSE -0

Bên cạnh đó, kế hoạch niêm yết trên sàn HoSE vào cuối năm 2023 của BSR cũng đã bị lỡ hẹn. Công ty cho biết, dù nhận được sự ủng hộ của HoSE nhưng quá trình vẫn gặp vướng mắc do thiếu hướng dẫn cụ thể về tiêu chí liên quan đến các khoản nợ quá hạn của công ty con BSR- BF. BSR vẫn đang chờ cuộc họp với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước để xin thêm hướng dẫn.

Về tình hình kinh doanh, kết thúc năm 2023, Lọc hoá dầu Bình Sơn đạt doanh thu mức 147.000 tỷ đồng, giảm gần 12% so với năm trước. Lãi ròng đạt 8.455 tỷ đồng, giảm 42% so với năm 2022.

Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố
Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30.11.2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vắng bóng thương vụ IPO: Điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt?

Thực trạng vắng bóng thương vụ IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) quy mô lớn liên tục được chuyên gia nhắc tới tại các diễn đàn về đầu tư, phát triển thị trường vốn thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt. Điều này nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường, song lại khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ xa vời giấc mơ IPO trên chính “sân nhà”.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ông Stuart Livesey
Kinh tế

Nhiều “đại bàng” FDI đang tìm kiếm nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam

Theo ông Stuart Livesey, đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Nike, Foxconn, cùng các trung tâm dữ liệu, đang tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam. Muốn thu hút và giữ chân được các “đại bàng” này, Việt Nam cần bảo đảm nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới sẵn có trên diện rộng.

Vietnam Airlines - 30 năm vững vàng cánh bay kết nối Việt Nam với thế giới
Kinh tế

Vietnam Airlines - 30 năm vững vàng cánh bay kết nối Việt Nam với thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, kế thừa truyền thống gần 70 năm Anh hùng từ Trung đoàn Không quân vận tải 919, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Những con số ấn tượng sau 30 năm xây dựng và phát triển như vận chuyển 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng, đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước.

Các diễn giả tại diễn đàn
Kinh tế

Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách về năng lượng

Mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới kéo nhu cầu điện năng tăng cao. Nếu không có giải pháp kịp thời phát triển nguồn điện, đặc biệt là điện sạch và bền vững, nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2026 - 2028 hoàn toàn có thể xảy ra. Trong bối cảnh này, việc rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ chế, chính sách về năng lượng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của các mục tiêu đã đề ra.

30 năm qua, Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.
Kinh tế

Vietnam Airlines với 30 năm vững vàng bay ra thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia vững mạnh, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Từ những con số ấn tượng như 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng… Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.

Ảnh
Kinh tế

Áp lực chi phí cản trở “AI hóa”

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là xu thế tất yếu, giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí cao đang là một trong những rào cản đối với doanh nghiệp muốn ứng dụng AI.