Quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Hỗ trợ, thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp tỉnh Đắk Nông

Trong quá trình triển khai Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp, Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông gặp một số vướng mắc và rất cần Bộ Công Thương hướng dẫn giải quyết để phát triển hiệu quả cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. 

Quản lý cụm công nghiệp dần đi vào nền nếp

Sở Công Thương tỉnh Đắk Nông cho hay, trong năm 2022 và 2023, kế hoạch khuyến công quốc gia đã thực hiện 8 đề án với tổng kinh phí hỗ trợ 7,04 tỷ đồng; kế hoạch khuyến công địa phương đã thực hiện 14/15 đề án với tổng kinh phí hỗ trợ 3,362 tỷ đồng.

Quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh dần đi vào nền nếp. Nguồn:ITN
Nguồn:ITN

Mặc dù kinh phí bố trí chưa nhiều, nhưng công tác khuyến công đã kịp thời khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng doanh thu, lợi nhuận. Nhờ hoạt động khuyến công, các cơ sở công nghiệp nông thôn đã xác định được hướng đầu tư đúng đắn, có hiệu quả, phát triển bền vững. 

Liên quan đến tình hình quản lý cụm công nghiệp, theo số liệu từ Sở Công Thương Đắk Nông, trên địa bàn tỉnh hiện có 4 cụm công nghiệp đã được thành lập theo quy định với diện tích quy hoạch chi tiết 149,61ha. Trong đó, cụm công nghiệp Quảng Tâm, huyện Tuy Đức, sau nhiều lần chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Đại Gia Thuận - TP. Hồ Chí Minh chậm triển khai dự án, UBND tỉnh đã thu hồi và giao UBND huyện Tuy Đức quản lý.

Cụm công nghiệp Thuận An, huyện Đắk Mil với diện tích quy hoạch chi tiết 52,22ha, hiện đã có 17 nhà đầu tư đăng ký triển khai dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 291,86 tỷ đồng và giải quyết được việc làm cho khoảng gần 250 lao động là lực lượng lao động tại địa phương.

Cụm công nghiệp BMC, huyện Đắk Glong có diện tích quy hoạch chi tiết 37,41ha. Đến nay, chủ đầu tư đã hoàn thành một số hạng mục như: San lấp mặt bằng, kè mái xung quanh, đường giao thông nội bộ, nhà điều hành, nhà nghỉ cho cán bộ quản lý… Cụm đã thu hút 2 nhà đầu tư ký kết hợp đồng thuê đất với diện tích 3ha để triển khai thực hiện dự án. Cụm công nghiệp Krông Nô, huyện Krông Nô có diện tích quy hoạch chi tiết 25ha. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng cụm công nghiệp đã thực hiện được 21,85ha.

Nhìn chung, việc tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về cụm công nghiệp đã từng bước đi vào nền nếp, có sự phân công rõ ràng trách nhiệm giữa các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố. Công tác quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm theo trình tự, quy định của pháp luật.

Gỡ vướng mắc để triển khai tốt Nghị định số 32

Theo Sở Công Thương Đắk Nông, trên địa bàn tỉnh hiện có 3/4 cụm công nghiệp do doanh nghiệp làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng; 1 cụm do Trung tâm Phát triển hạ tầng cụm công nghiệp Thuận An làm chủ đầu tư. Do là địa bàn khó khăn, Đắk Nông đã nhận được hỗ trợ từ ngân sách trung ương trong phát triển cụm công nghiệp; trong đó, hỗ trợ 6 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho cụm công nghiệp BMC.

Một trong những khó khăn là việc thực thi các chính sách mới, nhất là Nghị định số 32, còn khá lúng túng. Theo đó, đối với cụm công nghiệp được UBND tỉnh quyết định thành lập theo Nghị định số 32 thì chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp có cần phải lập thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư năm 2020 không?

Về phía địa phương, trước đó, HĐND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Nghị Quyết số 25/2023/NQ-HĐND quy định về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Trong đó có quy định về hỗ trợ phát triển hạ tầng cụm công nghiệp, hỗ trợ 30% nhưng không quá 2 tỷ đồng/dự án, kinh phí đầu tư theo giá trị quyết toán dự án hoàn thành đối với hạng mục đường giao thông kết nối từ đường chính đến dự án; hỗ trợ 5% nhưng không quá 8 tỷ đồng/dự án, kinh phí đầu tư theo giá trị quyết toán dự án hoàn thành đối với các hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng trong hàng rào dự án. Đắk Nông cũng băn khoăn liệu những quy định hỗ trợ này có trái với Nghị định số 32 không?

Hơn nữa, Nghị định số 32 quy định việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp thông qua thành lập Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư. Vậy dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp liệu có thuộc trường hợp tổ chức đấu thầu theo pháp luật chuyên ngành?

Với những khó khăn, vướng mắc trên, Sở Công Thương Đắk Nông đề nghị Bộ Công Thương quan tâm, hỗ trợ giải đáp để giúp địa phương có đường hướng trong hỗ trợ, thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn.

Kinh tế

Vượt khó về đích
Kinh tế

Vượt khó về đích

Hai năm kể từ ngày Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công, dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn đã rõ dần hình hài; trên công trường, hơn 4.000 nhân sự, 1.400 máy móc thiết bị đang nỗ lực thi công ngày đêm để đưa dự án về đích trong năm 2025.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

"Xanh hóa" điểm đến để phát triển bền vững

Ngành hàng không và du lịch đang bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ; đặc biệt, hơn 80% khách quốc tế đến nước ta bằng đường hàng không, trong khi 75% hành khách toàn cầu đang ưu tiên lựa chọn du lịch bền vững. Vì vậy, để duy trì và thúc đẩy sự phát triển của cả hai ngành, cần tăng cường sự liên kết giữa các đơn vị hàng không, du lịch, đồng thời phát triển các sản phẩm du lịch xanh và bảo vệ môi trường.

Viettel góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng
Doanh nghiệp

Viettel góp phần đẩy mạnh hợp tác quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã ký kết 13 hợp đồng, thỏa thuận hợp tác với các đối tác quốc tế về cung cấp hạ tầng 5G; tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm hàng không vũ trụ toàn cầu; thiết kế, sản xuất và kinh doanh thiết bị quốc phòng… Hoạt động đã đóng góp vào mục tiêu thu hút, tìm kiếm những đối tác tiềm năng, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tập đoàn, doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng trong và ngoài nước.

Vì mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp xanh - sạch - thân thiện với môi trường
Kinh tế

Vì mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp xanh - sạch - thân thiện với môi trường

Với mục tiêu và quyết tâm đóng góp sức mình vào hành trình phát triển ngành nông nghiệp xanh - sạch, thân thiện với môi trường; cách đây 5 năm, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ra đời doanh nghiệp chuyên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học, hữu cơ vi sinh, enzym... với nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 Tập đoàn, Tổng công ty: Hồi sinh, “bứt tốc” các đại dự án, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia
Doanh nghiệp

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và 19 Tập đoàn, Tổng công ty: Hồi sinh, “bứt tốc” các đại dự án, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia

Trước yêu cầu phát triển mới của đất nước và chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 7%/năm, hướng đến mục tiêu tăng trưởng trên hai con số vào những năm tới, một trong những yêu cầu cấp bách là phát triển sản xuất, chống lãng phí, trong đó phải "hồi sinh" các đại dự án từng bị đình đốn, "đắp chiếu"; đồng thời "bứt tốc" phát triển các tập đoàn kinh tế lớn của đất nước... Năm 2024, 19 tập đoàn, tổng công ty do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu đã có những bước chuyển mình, bứt phá mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào nền kinh tế đất nước, "ngược dòng" vực dậy những dự án thua lỗ, gây lãng phí trước đây.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Trung Đông - cửa ngõ chiến lược để mở rộng xuất khẩu thủy sản

Trung Đông không chỉ là thị trường tiêu thụ lớn mà còn là khu vực chiến lược để mở rộng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường lân cận. Để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào thị trường này, doanh nghiệp cần tuân thủ các tiêu chuẩn Halal và chuẩn bị kỹ lưỡng trước những yếu tố ảnh hưởng như tình hình chính trị và xung đột khu vực.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Nâng cấp doanh nghiệp để tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Các nền kinh tế lớn đang tích cực tái cấu trúc chuỗi cung ứng, điều này mang lại cả cơ hội và thách thức cho các quốc gia đang phát triển trong việc duy trì vai trò trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, Việt Nam cần xây dựng chính sách đồng bộ và tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nước kết nối với doanh nghiệp FDI, trong đó, có cơ chế, chính sách nhằm “nâng cấp” các doanh nghiệp trong nước đủ khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tận hưởng “bữa tiệc” âm nhạc hoành tráng tại Vinhomes Golden Avenue
Bất động sản

Tận hưởng “bữa tiệc” âm nhạc hoành tráng tại Vinhomes Golden Avenue

Ngay sau màn ra mắt ấn tượng khu phố thương mại đầu tiên tại Móng Cái vào ngày 24.12, Vinhomes Golden Avenue tiếp tục chiêu đãi cư dân và du khách một gala âm nhạc vào ngày 28.12 tới với sự góp mặt của dàn nghệ sĩ đình đám. Đặc biệt, dịp này khách hàng đặt cọc nhà phố tại dự án sẽ có cơ hội vàng rinh về chiếc VF 9 Plus đẳng cấp trị giá hơn 2 tỷ đồng.

Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Nhân vật của Năm 2024
Kinh tế

Báo quốc tế vinh danh ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Nhân vật của Năm 2024

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn – Nhà sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) – vừa được The Moodie Davitt Report (ấn bản 342, ngày 19.12.2024) vinh danh là “Nhân vật của Năm 2024”, ghi nhận những đóng góp xuất sắc của ông trong hàng không, du lịch, bán lẻ miễn thuế và xa xỉ phẩm tại Việt Nam.

Napas chính thức ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay
Thị trường

Napas chính thức ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Ngày 24.12, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) công bố ra mắt dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay cho phép số hóa thẻ NAPAS trên ứng dụng ngân hàng (Mobile Banking App) để khách hàng có thể sử dụng điện thoại thông minh thực hiện thanh toán hàng hóa, dịch vụ mà không cần mang theo thẻ vật lý. Dịch vụ giúp gia tăng trải nghiệm thanh toán hiện đại, an toàn và tiện lợi cho khách hàng, phù hợp với xu hướng phát triển thanh toán di động trên thế giới.