Hiện thực hóa nguồn lợi từ ngành nuôi biển

Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam, ngành nuôi biển có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển, mang giá trị cao; để hiện thực hóa nguồn lợi "tỷ đô" từ ngành nuôi biển, cần xây dựng cơ chế, chính sách linh hoạt để thu hút doanh nghiệp đầu tư. 

Nhiều rào cản trong thu hút đầu tư

- Ông đánh giá như thế nào về vai trò của ngành nuôi biển đối với phát triển kinh tế biển?

Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng. Nguồn:ITN

- Nuôi trồng thủy sản biển (nuôi biển) đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế biển. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), với công nghệ hiện nay, các quốc gia có thể nuôi biển hữu hiệu trên 0,1% diện tích vùng đặc quyền kinh tế. Chỉ riêng cá biển nuôi có thể đạt năng suất bình quân 9.900 đến 11.200 tấn/km2/vụ, có nghĩa là trung bình 100 tấn/ha/vụ.

Với cách tính đó, Việt Nam hiện có thể nuôi cá biển trên diện tích 1.000km2, đạt sản lượng 10 triệu tấn cá/vụ nuôi. Cá biển nuôi có giá thấp nhất khoảng 4,5 - 5,0 USD/kg, nghĩa là cao gấp 4 - 5 lần cá tra. 1 triệu tấn cá nuôi biển, nếu chỉ xuất khẩu thô đã có thể thu về 4,5 - 5 tỷ USD, nếu chế biến sâu sẽ dễ dàng đạt 8 - 10 tỷ USD. Đó là chưa kể hàng chục triệu tấn các loài sinh vật có giá trị cao khác như giáp xác, nhuyễn thể hai mảnh vỏ, rong biển,...

Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành một số chính sách khuyến khích, thúc đẩy nuôi biển như hạ tầng vùng sản xuất giống, vùng nuôi tập trung, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ… Tuy nhiên, đến nay, ngành nuôi biển vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

- Cụ thể những khó khăn, vướng mắc đó là gì, thưa ông?

- Cả nước có khoảng 50.000 cơ sở nuôi biển nhưng phần lớn hoạt động nuôi biển manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, công nghệ lạc hậu và không bền vững. Trong nước chỉ có vài cơ sở nuôi biển xa bờ.

Hiện nay, ngành nuôi biển vẫn thiếu quy hoạch. Theo Luật Thủy sản năm 2017, các dự án nuôi trồng thủy sản phải nằm trong vùng được quy hoạch. Luật Quy hoạch lại yêu cầu phải điều chỉnh và tích hợp các quy hoạch đã được phê duyệt trước đó vào hệ thống quy hoạch mới, trong khi đa số các quy hoạch có liên quan đến phát triển nuôi thủy sản đều chưa được xây dựng và phê duyệt. Bên cạnh đó, Quy hoạch không gian biển quốc gia vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, Quy hoạch cấp tỉnh của nhiều địa phương chưa được phê duyệt. 

Không có quy hoạch dẫn đến không giao được các khu vực biển cụ thể cho dân nuôi. Đến nay, chưa có địa phương nào giao được vùng biển cho doanh nghiệp và ngư dân quản lý khiến doanh nghiệp khó đầu tư vào lĩnh vực này do vấn đề liên quan đến giấy phép và pháp lý.

Mặt khác, thiếu quy chuẩn, tiêu chuẩn về nuôi biển cũng gây ra tình trạng không có đơn vị nào đăng ký cho trại nuôi biển. Việc chưa có thủ tục đăng kiểm cho cơ sở và phương tiện nuôi biển; chưa có bảo hiểm cho cơ sở nuôi biển do các công ty bảo hiểm không chấp nhận rủi ro khi chưa có được các cơ sở pháp chế kỹ thuật để thực hiện khiến các doanh nghiệp không tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

Ngoài ra, từ trước đến nay chưa có chương trình đào tạo nhân lực trong nước cho ngành công nghiệp nuôi biển, cả ở trình độ công nhân, trung cấp, cao đẳng, lẫn đại học... Đó là chưa nói đến tình trạng đáng lo ngại hiện nay là văn bản quản lý còn chồng chéo, mâu thuẫn nên việc thực thi còn nhiều điểm nghẽn.

Ưu tiên giao biển dài hạn cho các pháp nhân

- Để khai thác hết tiềm năng, mang lại nguồn lợi "tỷ đô", theo ông, cần xây dựng cơ chế, chính sách như thế nào?

- Nuôi biển còn nhiều dư địa để phát triển, do đó rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành cùng những chính sách linh hoạt và hiệu quả.

Để thu hút doanh nghiệp đầu tư nuôi biển, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần khẩn trương hoàn thành Quy hoạch không gian biển quốc gia trình Chính phủ thẩm định và Quốc hội thông qua trong năm nay. Các địa phương cũng cần chủ động trong việc tích hợp quy hoạch nuôi trồng thủy sản đã có vào quy hoạch tỉnh, trình Thủ tướng phê duyệt sớm.

Cần chính sách minh bạch để thu hút doanh nghiệp đầu tư nuôi biển. Nguồn:ITN
Cần chính sách minh bạch để thu hút doanh nghiệp đầu tư nuôi biển. Nguồn: ITN

Nhà nước giao quyền sử dụng vùng biển dài hạn (30 - 50 năm), ưu tiên giao biển cho các pháp nhân (doanh nghiệp, hợp tác xã) chứ không nên giao lâu dài cho cá nhân để tránh phát triển tự phát. Đặc biệt, cần giao biển cho các doanh nghiệp tiên phong thành lập các cụm công nghiệp trên biển, thiết lập hạ tầng đầy đủ cho ngư dân thuê lâu dài nuôi biển.

Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các tỉnh, thành phố có biển cần nhanh chóng xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật về nuôi biển. Đồng thời, chỉ định các cơ quan cấp đăng ký và làm thủ tục đăng kiểm cho các cơ sở và phương tiện nuôi biển.

Ngoài ra, cần có bảo hiểm tai nạn cho người, cho đầu tư phương tiện nuôi biển. Có bảo hiểm thì ngân hàng mới vào cuộc, doanh nghiệp và dân mới có thể vay vốn lưu động để phát triển sản xuất kinh doanh. Chính phủ cũng cần sớm xây dựng và ban hành Nghị định thay thế Nghị định 67/2014/NĐ-CP, bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển bền vững nuôi biển.

Thị trường thế giới đang thiếu nguồn cung hải sản hàng chục triệu tấn mỗi năm, muốn chiếm lĩnh thị trường trong nước và thế giới, Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện các chuỗi giá trị những nhóm sản phẩm nuôi biển chiến lược là điều kiện tiên quyết để bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành. Bên cạnh đó, cần quan tâm hỗ trợ đào tạo nhân lực, cần sự vào cuộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trường nghề.

Chính phủ cần xây dựng cơ chế phối hợp quản lý liên ngành kinh tế biển; nuôi biển công nghiệp cần được tích hợp với du lịch, dầu khí, điện gió biển, vận tải biển, môi trường và an ninh quốc phòng mới thể phát huy được sức mạnh.

- Xin cảm ơn ông!

Kinh tế

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng
Kinh tế

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng

Thời gian qua qua, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 là nhà thầu thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn các quận, huyện thuộc TP. Hải Phòng. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Công ty CP Xây dựng Ngọc Á Châu dễ dàng trúng loạt gói thầu hàng trăm tỷ đồng như thế nào?

Trong gói thầu xây lắp hơn trăm tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội không nộp đủ hồ sơ cơ bản, điều này giúp cho Công ty Ngọc Á Châu trở thành đơn vị duy nhất đạt yêu cầu và trúng thầu. Ngay sau đó, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội tiếp tục liên danh cùng Công ty Ngọc Á Châu, lặp lại "kịch bản" tương tự để trúng gói thầu 104,1 tỷ đồng ở Bến Tre khi các đối thủ cạnh tranh cũng đồng loạt bị loại vì thiếu hồ sơ cơ bản.

Nam Định không ngừng tạo điều kiện thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.
Kinh tế

Đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động khó lường, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Tại tỉnh Nam Định, Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (Đề án 996) đang được triển khai đồng bộ. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng và sự chủ động của doanh nghiệp, các hoạt động trong khuôn khổ đề án đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng môi trường sản xuất - kinh doanh hiện đại, chính xác và minh bạch.

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhà nước cần tạo môi trường để doanh nghiệp tư nhân tiên phong đầu tư

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) NGUYỄN HOÀI NAM, để kinh tế tư nhân trở thành động lực, trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, Nhà nước cần tạo môi trường và nuôi dưỡng cảm xúc để doanh nghiệp tư nhân tiên phong trong đầu tư, mạnh dạn mở rộng sản xuất, bắt kịp cơ hội tăng trưởng.

Đồng bộ và quyết liệt
Kinh tế

Đồng bộ và quyết liệt

Trong cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã đề nghị các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc tiếp tục huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Ảnh
Kinh tế

Điều chỉnh chính sách để tránh “bảo hộ ngược”

Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển mạnh, đặc biệt là hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc đang có xu hướng tràn vào Việt Nam, việc miễn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa có trị giá từ 2 triệu đồng trở xuống “có thể tạo sự cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử với hàng hóa nhập khẩu khác và hàng sản xuất trong nước”, thậm chí là “bảo hộ ngược”. Do vậy, cơ quan này đã có điều chỉnh.

AMH
Kinh tế

“Ba cùng” với nông dân xây dựng mô hình IPHM

Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030 đang được triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước. Cán bộ kỹ thuật đã “ba cùng” với nông dân để xây dựng các mô hình IPHM, giúp bà con hiểu hơn về sự cần thiết cũng như lợi ích của các biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp và áp dụng.

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông
Tài chính

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông

Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) cho phép, song đến nay chưa có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu thành công để đầu tư dự án PPP, đại diện Tập đoàn Đèo Cả nói tại Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28.3.

Toàn cảnh Hội nghị
Tài chính

Nhà đầu tư chứng khoán cá nhân nên tham gia quỹ chuyên nghiệp

Tại Hội nghị "Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam" ngày 28.3, các chuyên gia cho rằng, cần thay đổi nhận thức và hành vi của nhà đầu tư cá nhân, khuyến khích họ tham gia các quỹ đầu tư chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro, vừa tận dụng được chuyên môn của các nhà quản lý quỹ, vừa mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn so với giao dịch ngắn hạn theo cảm tính.

Đại diện BIDV và Trung tâm PVHCC TP. Hà Nội ký kết hợp tác triển khai mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn thành phố
Doanh nghiệp

Hợp tác BIDV - Trung tâm PVHCC thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến

Trung tâm Phục vụ hành chính công Thành phố Hà Nội (Trung tâm PVHCC) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa ký kết Thỏa thuận hợp tác toàn diện hỗ trợ, cung ứng dịch vụ công trực tuyến, kỹ năng số và các tiện ích của Đề án 06/CP. Sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng về thúc đẩy chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả dịch vụ công trực tuyến, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với các thủ tục hành chính trên nền tảng số.