Giải pháp triển khai hiệu quả hóa đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu

Cam kết nghiêm túc thực hiện áp dụng xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng như chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ cũng như của ngành chức năng; song, trên thực tế các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và cả những bất cập đang phát sinh trong việc triển khai tại các địa phương.

“Rốt ráo” yêu cầu triển khai

Theo thông tin tại Tọa đàm “Triển khai Hóa đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu - Thực trạng và giải pháp” diễn ra mới đây, hiện toàn quốc có hơn 17.000 cửa hàng xăng dầu. Trong đó, khối các doanh nghiệp nhà nước có hơn 6.000 cửa hàng, doanh nghiệp bán lẻ - thương nhân phân phối có hơn 10.000 cửa hàng. Các số liệu cũng cho thấy, bình quân mỗi năm cả nước tiêu thụ xấp xỉ 20,5 - 21 triệu m3 - tấn xăng dầu. Như vậy, nếu nhân với số hóa đơn sẽ phải xuất ra mỗi lần bán lẻ theo chủ trương mới sẽ lên tới hàng chục triệu hóa đơn, thậm chí cả trăm triệu hóa đơn mới được phát hành mỗi tháng.

Vấn đề xuất hoá đơn điện tử cho bán lẻ xăng dầu được Chính phủ rất quan tâm. Theo đó, ngày 1.12.2023, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1284/CĐ-TTg về tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu. Trước đó, ngày 18.11.2023, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1123/CĐ-TTg về tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, góp phần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số. Việc Thủ tướng liên tiếp có 2 công điện “rốt ráo” yêu cầu ngành thuế triển khai chủ trương cho thấy sự quan tâm rất lớn của Chính phủ trong đẩy mạnh các hoạt động triển khai liên quan đến tăng cường công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Gỡ khó khăn khi triển khai hoá đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu. Nguồn: ITN
Gỡ khó khăn khi triển khai hoá đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu. Nguồn: ITN

Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Thuế Mai Sơn cho biết, để việc triển khai hoá đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu đi vào thực tiễn, thời gian này, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã có công văn gửi các địa phương, đơn vị chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp với cơ quan thuế địa phương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành làm việc với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu để nắm bắt thực trạng đáp ứng việc triển khai hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng. Việc triển khai hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khởi tạo sẽ góp phần tích cực vào công cuộc chuyển đổi số, chống thất thu và tăng thu ngân sách nhà nước.

Trong khi đó, ở góc độ doanh nghiệp, việc xuất hóa đơn điện tử sẽ giúp các đơn vị thay đổi công nghệ quản lý, quản trị, nâng cao thương hiệu, uy tín khi quản lý bằng công nghệ. Quan trọng hơn, việc các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi mua xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ yêu cầu người bán hàng lập hóa đơn theo đúng số lượng hàng hóa đã mua cũng là giải pháp giúp tăng cường công tác quản lý thuế, tạo lập thói quen tiêu dùng văn minh, mua bán hàng hóa có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Vẫn còn khó khăn, vướng mắc

Tuy nhiên, đến nay, mới có 2 doanh nghiệp là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Công ty TNHH MTV Dầu khí TP. Hồ Chí Minh thực hiện với trên 2.700 cửa hàng (chiếm 16% cả nước). Là doanh nghiệp đi đầu trong triển khai hóa đơn điện tử trong bán lẻ xăng dầu, Phó Tổng Giám đốc Petrolimex Lưu Văn Tuyển thông tin, hiện Petrolimex có 48 công ty xăng dầu với 2.700 cửa hàng trải rộng trên cả nước. Với việc có sẵn nguồn lực về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ và giải pháp, nên khi triển khai hoá đơn điện tử, Petrolimex nhận được sự ủng hộ từ khách hàng, các doanh nghiệp vận tải đường dài và các hãng taxi.

Bên cạnh đó, nhiều cửa hàng bán lẻ xăng dầu khác lại cho rằng, quy định triển khai hoá đơn điện tử khiến doanh nghiệp phải tốn kém chi phí đầu tư thiết bị, máy móc trong khi có thể người tiêu dùng không mặn mà với việc xuất hóa đơn, dẫn đến lãng phí. Cùng với đó, nhiều vấn đề kỹ thuật cũng phát sinh liên quan đến việc lắp đặt thêm các thiết bị đo đếm ở cây xăng…

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển Phụ gia và Sản phẩm dầu mỏ (APP) Hoàng Trung Dũng bày tỏ, việc xuất hóa đơn mỗi mã bơm xăng dầu khiến rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu trăn trở. Bởi, để thực hiện việc xuất hóa đơn, mỗi cửa hàng xăng dầu phải đầu tư từ 400 - 700 triệu cho phần cứng, chưa nói đến phần mềm và các chi phí khác liên quan. Giám đốc Công ty TNHH Xăng dầu Phương Nam Lâm Đồng Đặng Hoài Phương cho biết, trước đây, chi phí bình quân về việc xuất hóa đơn của một cửa hàng khoảng 1 triệu đồng/năm. Hiện tại, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhận báo giá của các công ty phần mềm, cung cấp hóa đơn điện tử với chi phí từ 100 - 165 triệu đồng/năm. Mức đầu tư này cao gấp hơn 100 lần so với hóa đơn mà doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu đang sử dụng dẫn đến làm đội chi phí, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.

Cam kết nghiêm túc thực hiện áp dụng xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng như chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ cũng như của ngành chức năng, song trên thực tế các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và cả những bất cập đang phát sinh trong việc triển khai hóa đơn điện tử theo từng lần bán hàng của các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh xăng dầu tại các địa phương.

Để triển khai hóa đơn điện tử bán lẻ trong xăng dầu, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Dầu khí Đồng Nai Văn Tấn Phụng đề xuất, các cơ quan chức năng cần có lộ trình thời gian cụ thể để các doanh nghiệp từng bước hoàn thiện, nhất là các doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa. Giám đốc Công ty TNHH TM Đoan Việt Trần Thụy Thùy Trâm cũng đề xuất sử dụng hóa đơn điện tử một cách linh hoạt. Cụ thể, các công ty phần mềm kế toán, giải pháp, kinh doanh hóa đơn điện tử linh hoạt mở cổng API. Việc này giúp doanh nghiệp bán lẻ được quyền lựa chọn đơn vị cung cấp hoá đơn điện tử với giá thành hợp lý, dịch vụ hợp lý, quy trình phù hợp với trụ bơm đang sử dụng.

Kinh tế

Các đại biểu dự tọa đàm
Kinh tế

Tín dụng chính sách xã hội đưa Việt Nam thành hình mẫu về giảm nghèo

Tại tọa đàm “Tín dụng chính sách xã hội dưới góc nhìn của đại biểu Quốc hội” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 9.11, các đại biểu khẳng định, nguồn vốn này đã góp phần quan trọng, đưa Việt Nam trở thành một hình mẫu về giảm nghèo, về tăng trưởng kinh tế cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Thêm chính sách ưu đãi, tạo môi trường đầu tư
Kinh tế

Thêm chính sách ưu đãi, tạo môi trường đầu tư

Những chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ được ban hành như Nghị định 111/2015/NĐ-CP về Phát triển công nghiệp hỗ trợ và Quyết định 68/2017/QĐ-TTg về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, đã góp phần thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ vào chuỗi cung ứng toàn cầu, từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa.

CEO IPPG: Nữ lãnh đạo là nhân tố quan trọng trong kỷ nguyên chuyển đổi kép
Doanh nghiệp

CEO IPPG: Nữ lãnh đạo là nhân tố quan trọng trong kỷ nguyên chuyển đổi kép

Nhận lời mời của Liên đoàn công nghiệp Việt Nam (VCCI), doanh nhân Lê Hồng Thuỷ Tiên - CEO IPPG phát biểu tại Diễn đàn doanh nhân nữ Việt Nam 2024 với chủ đề: Phụ nữ làm chủ kỷ nguyên chuyển đổi kép. Bà nhấn mạnh, trong kỷ nguyên mới đầy biến động, phụ nữ là nhân tố quan trọng giúp tạo ra sự cân bằng, ổn định và phát triển.

Các dự án điện gặp khó khăn do vướng về cơ chế
Kinh tế

Bảo đảm đủ điện cho phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hiện tại, thu hút đầu tư vào ngành điện đang là vấn đề cấp bách; đó cũng là một trong những nguyên nhân chính để phải gấp rút sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá thể chế, khơi thông các vướng mắc, thu hút đầu tư, phát triển ngành điện, mạch nguồn cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".

Ảnh minh họa
Kinh tế

Được gì khi sớm ban hành Luật Điện lực?

Theo chuyên gia, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra dành mọi nguồn lực tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội và hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) bảo đảm chất lượng để được thông qua ở kỳ họp này là phương án tốt nhất. Như vậy sẽ có cơ sở pháp lý triển khai ngay các dự án điện và không bỏ lỡ cơ hội thu hút đầu tư vào các ngành công nghệ cao, các ngành sản xuất cần năng lượng sạch.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xử lý dứt điểm tàu cá “3 không” để gỡ thẻ vàng IUU

Dự kiến tháng 11, Đoàn kiểm tra Ủy ban châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 sang Việt Nam kiểm tra về tình hình khắc phục “thẻ vàng” IUU. Thủ tướng yêu cầu các địa phương từ nay tới đó tập trung nguồn lực, xử lý dứt điểm các nội dung trọng tâm, cấp bách; trong đó giải quyết dứt điểm tình trạng tàu cá "3 không" (không đăng ký, đăng kiểm, cấp phép) trước ngày 20.11.

Áp dụng quy định về dữ liệu cá nhân giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động
Kinh tế

Áp dụng quy định về dữ liệu cá nhân giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động

Việc áp dụng các quy định về dữ liệu cá nhân có thể dẫn đến doanh nghiệp sẽ phải xem xét lại các quy trình thu thập và xử lý dữ liệu, từ đó tìm ra những phương án hiệu quả hơn. Quá trình này không chỉ mang lại lợi ích về mặt pháp lý, mà còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động, tăng tính hiệu quả.

PC Sơn La Thăm hỏi động viên người lao động. Ảnh: NPC
Doanh nghiệp

Công đoàn PC Sơn La chăm lo đời sống, tạo động lực gắn kết người lao động

Thời gian qua, Công đoàn Công ty Điện lực Sơn La (PC Sơn La) đã không ngừng nỗ lực trong việc bảo vệ quyền lợi và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động. Những hoạt động thiết thực và ý nghĩa của công đoàn đã tạo nên sự gắn kết, trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của toàn thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

Sản phẩm “bất ngờ” của TH được đón nhận tại Trung Quốc
Thị trường

Sản phẩm “bất ngờ” của TH được đón nhận tại Trung Quốc

Trong 6 kỳ Hội chợ Nhập khẩu quốc tế (CIIE) Thượng Hải, các doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu tới bạn hàng Trung Quốc các sản phẩm thế mạnh của mình như cà phê, hạt điều, các dòng đồ uống hoa quả, nước yến. Tại hội chợ lần này, Tập đoàn TH - doanh nghiệp được biết đến với thương hiệu TH true MILK, mang tới dòng sản phẩm bất ngờ với nhiều bạn hàng: Bơ lạt tự nhiên TH true BUTTER.

Các đô thị ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Các đô thị ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

"Các đô thị ngày càng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vị thế quốc gia với tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 43,1% và khoảng 902 đô thị trên toàn quốc", Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng cho biết tại Diễn đàn Phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024.

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam
Doanh nghiệp

T&T Group hợp tác sản xuất pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam

Với việc hợp tác cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc để nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất pin lưu trữ và phát triển dự án Khu công nghiệp phụ trợ năng lượng, T&T Group đã và đang góp phần phát triển năng lượng xanh – sạch, từng bước đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa năng lượng bền vững tại Việt Nam.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Nhìn lại 25 năm phát triển để hướng tới tương lai
Doanh nghiệp

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam – Nhìn lại 25 năm phát triển để hướng tới tương lai

Ngày 1.9.1999, Chính phủ ban hành Nghị định 89/1999/NĐ-CP đặt nền móng pháp lý đầu tiên cho chính sách bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Ngay sau đó, ngày 9.11.1999, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 218/1999/QĐ-TTg thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) nhằm triển khai chính sách bảo hiểm tiền gửi. Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, BHTGVN luôn đồng hành cùng các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thông qua các hoạt động giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ, tham gia kiểm soát đặc biệt, chi trả tiền bảo hiểm.

Bac A Bank Ưu đãi lãi suất vay ngắn hạn dành cho khách hàng cá nhân dịp cuối năm
Doanh nghiệp

Bac A Bank Ưu đãi lãi suất vay ngắn hạn dành cho khách hàng cá nhân dịp cuối năm

Đón đầu nhu cầu tài chính cấp thiết phục vụ đời sống cũng như sản xuất kinh doanh mùa cuối năm, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình ưu đãi tín dụng “Vay ưu đãi - Lãi linh hoạt” dành cho khách hàng cá nhân để góp phần kết nối khách hàng với nguồn vốn dồi dào bằng chi phí sử dụng vốn cạnh tranh cùng dịch vụ chăm sóc tận tâm.