Doanh nghiệp xuất khẩu quế gặp khó

Doanh nghiệp xuất khẩu tinh dầu để làm thực phẩm và đồ uống nhưng lại phải tuân thủ các quy định xuất khẩu dược liệu nên phát sinh nhiều chi phí, đòi hỏi thêm các giấy phép kinh doanh có điều kiện. Khó khăn này cùng với việc giá tinh dầu quế giảm mạnh khiến các doanh nghiệp tồn kho hàng trăm tấn tinh dầu.

Tồn kho có thể lên tới 400 - 500 tấn

Huyện Văn Yên là địa bàn trồng quế lớn nhất tỉnh Yên Bái với hơn 52.000ha trong tổng số khoảng 86.000ha của toàn tỉnh. Chủ tịch danh dự Hội Doanh nghiệp Văn Yên Lưu Trung Kiên cho biết, mỗi năm, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn xuất khẩu trên 300 tấn tinh dầu quế và 1.500 - 2.000 tấn quế vỏ. Cây quế là một trong những sản phẩm chủ lực xuất khẩu của địa phương, tạo việc làm, thu nhập cho hàng nghìn người dân.

Tuy vậy, 12 doanh nghiệp sản xuất tinh dầu quế đang bị tồn kho, “ít thì vài tấn, nhiều thì lên tới cả chục tấn”, ông Kiên thông tin. Nguyên nhân một phần do giá tinh dầu đã giảm gần một nửa so với năm ngoái, từ mức 550.000 - 600.000 đồng/kg hiện chỉ còn 300.000 - 400.000 đồng/kg, đơn hàng xuất cũng chậm. Một phần khác bởi khó khăn do quy định xuất khẩu mặt hàng này liên quan đến thực hiện Thông tư số 48/2018/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành danh mục dược liệu; các chất chiết xuất từ dược liệu, tinh dầu làm thuốc; thuốc cổ truyền, dược liệu xuất khẩu, nhập khẩu được xác định mã số hàng hóa theo danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam (Thông tư số 48).

Trong văn bản kiến nghị vừa gửi Văn phòng Chính phủ, Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPA) xác nhận, đây là khó khăn chung của các doanh nghiệp xuất khẩu tinh dầu quế tại hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

Cụ thể, sản phẩm tinh dầu quế xuất khẩu hiện nay chủ yếu làm nguyên liệu cho thực phẩm, đồ uống theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu, không sử dụng làm thuốc. Thực tế, công nghệ chế biến của các doanh nghiệp trong ngành cũng chưa đủ năng lực sản xuất tinh dầu để làm thuốc. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này lại đang phải thực hiện theo quy định về kinh doanh dược liệu, làm phát sinh nhiều chi phí, đòi hỏi thêm các giấy phép kinh doanh có điều kiện.

Phân tích rõ hơn, Chủ tịch VPA Hoàng Thị Liên cho biết, theo Thông tư số 48, cành quế chi thuộc Phụ lục 1 danh mục mã số hàng hóa đối với dược liệu xuất khẩu, nhập khẩu; tinh dầu quế thuộc Phụ lục 2 danh mục mã số hàng hóa đối với các chất chiết xuất từ dược liệu, tinh dầu làm thuốc xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy, việc xuất khẩu cành quế và tinh dầu quế được áp dụng quy định đối với mặt hàng xuất khẩu để làm thuốc, trong khi thực tế chủ yếu xuất khẩu để làm thực phẩm, đồ uống.

Ngày 4.3.2021, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 03/2021/TT-BYT về việc bãi bỏ một phần quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 48, trong đó bãi bỏ một số danh mục hàng hóa như quế chi (cành), quế vỏ. Tuy nhiên, tinh dầu quế làm từ cành quế chi vẫn trong Phụ lục 2 của Thông tư số 48, tức vẫn phải áp theo quy định về xuất khẩu làm dược liệu, bà Liên thông tin.

Những quy định trên đã khiến doanh nghiệp xuất khẩu tinh dầu quế gặp nhiều khó khăn. Tại vùng nguyên liệu hiện đang tồn kho khoảng 100 tấn. Ước tính, hết vụ quế mùa xuân tháng 3 - 4.2024 sẽ có thêm khoảng 400 tấn tinh dầu, giá trị thị trường khoảng 400 triệu đồng/tấn, VPA nêu.

Doanh nghiệp mong được tự kê khai

Chủ tịch VPA Hoàng Thị Liên xác nhận, khó khăn của xuất khẩu tinh dầu quế không phải bây giờ mới xuất hiện. Trước đây, các doanh nhiệp cũng đã phản ánh song là ý kiến đơn lẻ, nhất là khi đó hiệp hội chưa có chính danh để tổng hợp kiến nghị vì là Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam. Từ tháng 11.2023, Bộ Nội vụ đổi tên thành Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, khi đó mới chính danh để mở rộng thêm chức năng hỗ trợ, tổng hợp kiến nghị cho doanh nghiệp ở các loại cây gia vị khác như quế, hồi, gừng, ớt... Mới nhất, tháng 2 vừa qua, hiệp hội đã gửi kiến nghị lên Bộ Y tế tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu tinh dầu quế song hiện vẫn chưa có phản hồi.

Điều khiến bà Liên lo ngại là khó khăn có thể sẽ không chỉ dừng lại với xuất khẩu tinh dầu quế. Bởi lẽ, theo sự phát triển của công nghệ và thị trường, tới đây sẽ còn có thêm những sản phẩm tinh dầu khác như tinh dầu nghệ, tinh dầu tỏi, tinh dầu hồi… hiện đang được xếp vào “tinh dầu khác” thuộc Phụ lục 2 của Thông tư số 48. Nếu không có quy định rõ ràng, rất có thể khi xuất khẩu các sản phẩm này làm thực phẩm, đồ uống - tức sản phẩm thông thường, nhưng lại áp quy định xuất khẩu làm thuốc, đồng nghĩa chi phí, thủ tục sẽ gia tăng.

Cũng theo Chủ tịch VPA, nhóm mặt hàng tinh dầu nói chung là nhóm hàng lưỡng dụng, hiện được sử dụng cho nhu cầu thực phẩm rất lớn. Trên thế giới hiện có hơn 80% cây gia vị dùng cho mục đích làm thực phẩm, chỉ 20% đi vào dòng cao cấp hơn là mỹ phẩm, dược phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, nhưng công nghệ của Việt Nam hầu như chưa đạt đến trình độ này nên hầu hết tinh dầu xuất khẩu với mục đích làm thực phẩm.

Để tạo điều kiện hỗ trợ xuất khẩu tối đa cho doanh nghiệp xuất khẩu tinh dầu nói chung, tinh dầu quế nói riêng, VPA kiến nghị Bộ Y tế cần tiếp tục rà soát Thông tư số 48, xác định tinh dầu quế là nhóm thực phẩm hàng hóa xuất khẩu thông thường, mục đích sử dụng không phải làm nguyên liệu thuốc hay dược liệu. Trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu tinh dầu để làm thực phẩm, đồ uống thì cần cho phép doanh nghiệp tự kê khai và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật; thủ tục xuất khẩu vì thế cần thuận lợi hơn.

Nhắc lại chuyện tháng 7 năm ngoái, VPA gửi kiến nghị lên Bộ Y tế đề nghị tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu hồ tiêu do quy định chưa rõ ràng tại Thông tư số 48 nên trong nhiều trường hợp cơ quan hải quan chuyển từ luồng xanh sang luồng vàng, chỉ chừng một tháng sau, Bộ có công văn khẳng định xuất khẩu hồ tiêu không phải để làm thuốc nên mặt hàng này đã hoàn toàn được đi luồng xanh, Chủ tịch VPA mong muốn với mặt hàng tinh dầu quế, “Bộ Y tế cũng nhanh chóng vào cuộc để tháo gỡ trên tinh thần hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp”.

Kinh tế

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tăng lượng bán điện mặt trời mái nhà để khuyến khích đầu tư

Theo các chuyên gia và đại diện doanh nghiệp, việc quy định lượng điện dư thừa từ hệ thống mặt trời mái nhà được phép bán ra tối đa 20% tổng công suất đã gỡ rào cản cho doanh nghiệp, người dân đầu tư năng lượng sạch. Dù vậy, cơ quan quản lý cần xem xét để nâng mức bán điện vượt ngưỡng này để khuyến khích đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Doanh nghiệp vẫn loay hoay dù sắp thí điểm thị trường carbon

Dự kiến vận hành thí điểm từ giữa năm 2025, thị trường carbon đang được kỳ vọng trở thành công cụ quan trọng giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Tuy nhiên, trong khi khung pháp lý và cơ chế vận hành vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, nhiều doanh nghiệp tham gia sớm vào thị trường này cho biết họ đang gặp không ít khó khăn.

Các chuyên gia tại Hội thảo
Kinh tế

Cải cách thể chế tạo động lực tăng trưởng

Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025" ngày 10.4, GS.TS. Phạm Hồng Chương, Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân, nhấn mạnh: thể chế chính là "cốt lõi mềm" của tăng trưởng; trong bối cảnh cửa sổ dân số vàng sắp khép lại, không cải cách thể chế đồng nghĩa với việc đánh mất động lực tăng trưởng.

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên
Bất động sản

Taseco Land tham gia đấu giá dự án tại đô thị lõi trung tâm của TP. Thái Nguyên

Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land) chính thức phê duyệt việc tham gia đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Dự án Khu đô thị mới, phố đi bộ trung tâm thành phố Thái Nguyên - một trong những dự án chiến lược của tỉnh trong giai đoạn phát triển đô thị 2025-2030.

Vietjet và AV AirFinance ký kết hợp tác 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên 64 tỉ USD
Kinh tế

Vietjet và AV AirFinance ký kết hợp tác 300 triệu USD, nâng tổng kim ngạch với Hoa Kỳ lên 64 tỉ USD

Ngày 9.4, tại Thủ đô Washington (Hoa Kỳ), hãng Hàng không Vietjet và AV AirFinance ký kết thỏa thuận hợp tác tổng trị giá 300 triệu USD với sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc và lãnh đạo cấp cao của Việt Nam trong khuôn khổ chuyến công tác nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế – thương mại song phương Việt – Mỹ.

Vietbank ký kết hợp tác chiến lược với Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phúc - Triển khai gói vay ưu đãi khi mua nhà dự án
Doanh nghiệp

Vietbank ký kết hợp tác chiến lược với Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phúc - Triển khai gói vay ưu đãi khi mua nhà dự án

Ngày 09.04.2025 tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) và Công ty CP Đầu tư Địa ốc Vạn Phúc đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác. Đây là cột mốc quan trọng trong hành trình đồng hành kiến tạo không gian sống đẳng cấp cho cư dân và mở ra cơ hội tiếp cận tài chính linh hoạt, ưu đãi vượt trội cho khách hàng mua nhà tại các dự án do Vạn Phúc phát triển, đặc biệt là tại Khu đô thị Vạn Phúc City, TP. Thủ Đức.

Tập trung sản xuất điện mùa khô
Doanh nghiệp

Tập trung sản xuất điện mùa khô

Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) cho biết, tháng 4 sẽ tập trung cao độ cho việc bảo đảm sản xuất điện các tháng cao điểm mùa khô, cụ thể là bảo đảm vận hành an toàn và hiệu quả các nhà máy, hoàn thành sản lượng điện được giao 3,559 tỷ kWh.

Bứt phá thu ngân sách, giữ vững trận địa chống buôn lậu
Doanh nghiệp

Bứt phá thu ngân sách, giữ vững trận địa chống buôn lậu

Trong 3 tháng đầu năm 2025, ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực của ngành hải quan trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục phục hồi và duy trì đà tăng trưởng. Cục Hải quan Việt Nam không chỉ bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước mà còn đạt kết quả ấn tượng ở cả 3 trụ cột: Thu ngân sách, tạo thuận lợi thương mại và đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại.