Doanh nghiệp chủ quan với rủi ro lừa đảo quốc tế

Đầu năm nay, cơ quan thương vụ liên tục phát đi cảnh báo về các rủi ro lừa đảo trong giao dịch quốc tế. Đáng ngại là, kể cả lĩnh vực đã từng bị lừa xuất khẩu với số lượng lớn container như hạt điều, hiện nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự lưu tâm tới vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) Bạch Khánh Nhựt cho biết.

Nhiều rủi ro

Mới đây, Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan phát đi cảnh báo các doanh nghiệp cẩn trọng với lừa đảo qua mạng khi giao dịch mặt hàng xăng dầu; theo Cơ quan Thương vụ, lợi dụng nhu cầu sản phẩm xăng dầu tại Hà Lan tăng cao, các đối tượng lừa đảo thường lập một trang web giả mạo với thông tin bịa đặt hoàn toàn; hoặc lập một trang web giả danh các công ty xuất nhập khẩu/công ty cung cấp dịch vụ cho thuê bồn chứa xăng dầu có thật, với đầu mối liên hệ thường là số điện thoại di động hoặc số điện thoại dùng internet (số của sim 4G).

Công nhân đóng gói hạt điều tại một công ty ở huyện Bù Đăng, Bình Phước. Ảnh: TTXVN
Công nhân đóng gói hạt điều tại một công ty ở huyện Bù Đăng, Bình Phước. Ảnh: TTXVN

Với tâm lý cho rằng Hà Lan là một nước phát triển, hệ thống luật pháp chặt chẽ, các công ty làm ăn bảo đảm uy tín, một số doanh nghiệp khi thấy hợp đồng có điều khoản hấp dẫn đã tiến hành gấp mà không kiểm tra kỹ thông tin về đối tác. Thậm chí, khi các doanh nghiệp này có ý định xác minh tư cách pháp nhân thì phía đối tác cung cấp thông tin qua sao chép dữ liệu giấy phép đăng ký kinh doanh trích xuất từ Cơ quan có thẩm quyền sở tại hoặc cho phép tiến hành xác minh trực tiếp bởi bên thứ ba độc lập, nhưng thực tế thì không thể xác minh vì không có thật.

Trước đó ít ngày, Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha cũng khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu điều và hạt tiêu cần cẩn trọng khi giao dịch với Công ty ISASA SIGLO XXI, S.L., có trụ sở tại CALLE RIOGORDO, NAVE 4, ESTRELLA, 29006 MALAGA, SPAIN; website: https://isasaexport.com/en/home/. Lý do bởi công ty này viện cớ hàng của doanh nghiệp Việt Nam không bảo đảm chất lượng tại cảng đến hay bị lâm vào tình trạng thua lỗ do giá thị trường sở tại sụt giảm nên đã không thực hiện đúng theo hợp đồng mua bán (chậm trễ, chây ì trong thanh toán nốt tiền hàng). Điều này gây khó khăn, tổn hại thời gian, chi phí lưu kho và phải kéo hàng về đối với các doanh nghiệp trong nước.

Ông Bạch Khánh Nhựt xác nhận, trong thương mại quốc tế, các vụ lừa đảo vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức và ngày càng tinh vi, phức tạp. Các đối tượng lừa đảo luôn thay đổi phương thức để tránh né sự đề phòng của doanh nghiệp, nên hầu như không vụ nào giống vụ nào. Đơn cử, từ sau vụ gần 100 container hạt điều bị lừa đảo khi xuất khẩu sang Italia hồi năm 2022 vì liên quan đến mất bộ chứng từ gốc, đến nay không ghi nhận vụ việc nào tương tự.

Tuy vậy, thực tế vẫn diễn ra các vụ lừa đảo doanh nghiệp xuất khẩu, song vì số lượng không lớn, chỉ một vài container của một số doanh nghiệp đơn lẻ nên phía hiệp hội không đủ thông tin tập hợp lại.

Cũng theo lãnh đạo Vinacas, hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay là qua mạng internet. Theo đó, các nhà mua đã có trên thị trường thì doanh nghiệp dễ dàng tra cứu thông tin. Một số doanh nghiệp xuất khẩu muốn tìm kiếm khách hàng (nhà mua) mới, nhưng vì không có điều kiện đến tận nơi đối tác hoạt động, chủ yếu giao dịch qua internet và bị kẻ xấu lợi dụng. Ban đầu, chúng mua với số lượng nhỏ và thủ tục, thanh toán rất nhanh, khi đã tạo dựng được niềm tin sẽ đặt số lượng lớn và bắt đầu tìm mọi cách để gây khó khăn cho doanh nghiệp.

“Thông thường, các đối tượng này sẽ viện lý do về chất lượng hàng hóa không bảo đảm để ép phía doanh nghiệp xuất khẩu hạ giá thành so với hợp đồng đã ký. Nếu không chấp nhận, phía đối tác dọa sẽ loan tin là hàng hóa của doanh nghiệp kém chất lượng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín doanh nghiệp. Về phía doanh nghiệp, do e ngại đối tác cung cấp thông tin bất lợi sẽ khó làm ăn trên thị trường quốc tế nên đã buộc phải chấp nhận yêu cầu của họ (hạ giá hoặc tiếp tục cung cấp đơn hàng với giá cả có lợi cho phía họ, còn doanh nghiệp chịu thiệt)”, Phó Chủ tịch Thường trực Vinacas thông tin.

Kiểm tra kỹ thông tin đối tác

Trên thực tế, các cơ quan chức năng (bao gồm cơ quan thương vụ) và phía hiệp hội ngành hàng đều có thông tin cảnh báo, khuyến cáo về các hình thức lừa đảo trong thương mại quốc tế. Song, vì sao các vụ lừa đảo vẫn diễn ra?

Lãnh đạo Vinacas lý giải, một phần bởi các hình thức lừa đảo rất tinh vi, phức tạp, một phần khác bởi chính doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, không phải là thành viên hiệp hội ngành hàng vẫn còn chủ quan, không nắm được thông tin này. “Tôi đã từng tiếp xúc với những doanh nghiệp xuất khẩu, họ không hề biết đến các nguy cơ rủi ro lừa đảo khi giao dịch quốc tế. Họ chủ yếu dựa theo kinh nghiệm giao dịch một vài lần trước đã thành công thì cứ thế yên tâm tin tưởng đối tác mà không kiểm tra kỹ thông tin. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp cũng không biết đến việc có thể nhờ cơ quan thương vụ tại nước ngoài tìm hiểu về đối tác giúp mình”, ông Nhựt chia sẻ.

Từ kinh nghiệm thực tế, TS. Hoàng Ngọc Thuận, chuyên gia luật thương mại quốc tế, cho rằng, có một phần doanh nghiệp xuất khẩu chủ quan khi thấy đối tác đến từ những nước phát triển, có hệ thống pháp luật chặt chẽ nên nghĩ họ có uy tín. Một phần nữa là bởi trước đây, bản thân doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành đều giao dịch như vậy, nếu giờ muốn thay đổi có thể sẽ mất khách hàng, trong khi sức ép bán hàng ngày càng lớn.

Để phòng tránh rủi ro lừa đảo trong thương mại quốc tế, ông Thuận lưu ý, các doanh nghiệp xuất khẩu cần kiểm tra kỹ thông tin về đối tác, như thư hỏi hàng, các kênh kết nối uy tín mà họ đang sử dụng (trang web được họ đăng ký với cơ quan quản lý nước sở tại), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, số tài khoản ngân hàng… Đặc biệt với trường hợp mua hàng lần đầu, hoặc với số lượng/khối lượng thay đổi bất thường, cần phải yêu cầu họ chứng minh năng lực nhập khẩu, như năm trước đã mua bao nhiêu container hàng hóa. Cùng với đó, cần phối hợp với các cơ quan thương vụ để kiểm tra thông tin đối tác, xem họ có thật sự uy tín; sử dụng dịch vụ tư vấn, dịch vụ pháp lý để chủ động phòng tránh rủi ro, tránh “mất bò mới lo làm chuồng”.

Phó Chủ tịch Thường trực Vinacas cũng khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động cập nhật thông tin từ phía cơ quan chức năng trong nước cũng như các cơ quan thương vụ ở nước ngoài về rủi ro lừa đảo. Việc tham gia các hiệp hội ngành hàng sẽ giúp doanh nghiệp nắm được thông tin thị trường, các rủi ro gặp phải. Về phía các hiệp hội cũng cần phát huy hơn nữa vai trò thông tin, hướng dẫn, cảnh báo doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp, hiệp hội, cơ quan chức năng kết nối được với nhau sẽ giúp hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải trong giao thương quốc tế.

Kinh tế

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: Quang Khánh
Thị trường

Cần tăng ưu đãi thuế cho xe hybrid và xe pick - up chở hàng cabin kép

Tại tọa đàm “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với xe hybrid và xe pick-up: Giải pháp nào phù hợp” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 3.4, các diễn giả đề xuất ưu đãi thuế 50% cho cả xe hybrid sạc trong và sạc ngoài; lộ trình áp thuế với xe pick-up chở hàng cabin kép có thể bắt đầu từ năm 2028, mỗi năm tăng 5% để đến năm 2030 đạt 40% so với xe chở người, thay vì mức 60% như đề xuất của cơ quan soạn thảo. 

Ông Cao Hoài Dương - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT PVOIL phát biểu tại buổi triển khai khóa đào tạo
Doanh nghiệp

Đào tạo nhân sự Cửa hàng xăng dầu: Giải pháp để PVOIL tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

Với hơn 860 Cửa hàng xăng dầu (CHXD) cùng gần 4.000 cửa hàng trưởng và nhân viên bán hàng trải dài khắp cả nước, PVOIL không chỉ là một trong những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn nhất Việt Nam, mà còn là thương hiệu được khách hàng biết đến bởi sự chuyên nghiệp, tận tâm và đáng tin cậy trong chất lượng phục vụ.

Tập đoàn Stavian và Tập đoàn Shinec ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về bất động sản công nghiệp
Doanh nghiệp

Tập đoàn Stavian và Tập đoàn Shinec ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về bất động sản công nghiệp

Sự kiện đánh dấu bước khởi đầu mới trên thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, thể hiện tầm nhìn chung của hai doanh nghiệp trong việc triển khai các dự án bất động sản công nghiệp trên toàn lãnh thổ quốc gia, hướng đến mục tiêu tạo dựng những giá trị bền vững.

SHB năm thứ ba liên tiếp được Global Finance vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
Doanh nghiệp

SHB năm thứ ba liên tiếp được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất

SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.

Xây dựng chính sách thuế phù hợp cho xe hybrid và pick - up chở hàng cabin kép
Kinh tế

Xây dựng chính sách thuế phù hợp cho xe hybrid và pick - up chở hàng cabin kép

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, cho rằng, cần xây dựng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp cho xe hybrid để giảm ô nhiễm môi trường. Tương tự, chính sách thuế với pick - up chở hàng cabin kép cần hướng tới thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông thôn, miền núi. 

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải hướng đến sự phát triển ổn định của doanh nghiệp
Kinh tế

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải hướng đến sự phát triển ổn định của doanh nghiệp

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, ông Đỗ Đức Hiển, ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, cho rằng, đánh thuế cần tính chuyện bảo đảm sự phát triển ổn định của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta hướng tới tăng trưởng  hai con số. 

AMH
Tài chính

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh
Doanh nghiệp

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh

Nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Agribank vừa ra mắt chương trình “Điểm giao dịch xanh”. Chương trình là một bước hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Agribank, hướng tới sự phát triển bền vững cho cộng đồng và thế hệ mai sau.

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile
Doanh nghiệp

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile

Từ ngày 1.4 – 30.6.2025, VietinBank mang đến Chương trình ưu đãi cực hấp dẫn “Đua top đặt xe, gặp gỡ Anh Tài” dành riêng cho người dùng đặt VNPAY Taxi (Taxi/Bike) trên ứng dụng Ngân hàng số VietinBank iPay Mobile. Không chỉ di chuyển nhanh chóng tiện lợi, khách hàng còn có cơ hội trò chuyện video call cùng “Anh tài” Kay Trần và nhận bộ quà tặng giới hạn có chữ ký độc quyền từ thần tượng.

Ảnh minh họa
Bất động sản

Quỹ nhà ở quốc gia - đừng chỉ trông chờ vào ngân sách

Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) NGUYỄN VĂN ĐÍNH nhận định, để Quỹ nhà ở quốc gia phát triển bền vững, lâu dài phải có quy hoạch và quỹ đất rõ ràng. Đồng thời, cần huy động nguồn lực từ nhiều phía, tăng tính xã hội hóa, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức đối với cộng đồng; đừng chỉ trông chờ vào ngân sách.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố
Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30.11.2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.