Đề xuất 6 chính sách đặc thù mới cho Đà Nẵng

Chiều 26.2, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 về thí điểm mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng (gọi tắt là Nghị quyết số 119). Đây là cuộc họp đầu tiên của Ban soạn thảo, Tổ biên tập sau khi có quyết định thành lập ngày 31.1.2024.

Đề xuất 6 chính sách đặc thù mới cho Đà Nẵng -0
Toàn cảnh cuộc họp

Việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết nhằm cụ thể hóa yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Thông báo số 3060/TB-VPQH ngày 23.11.2023 của Văn phòng Quốc hội và Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29.11.2023 của Quốc hội giao Chính phủ nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119.

Đến nay, UBND TP. Đà Nẵng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức 3 lần họp cho ý kiến về dự thảo hồ sơ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 119 để hoàn thiện nội dung lấy ý kiến các bộ, ngành trung ương.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết, trên cơ sở các chính sách đã được Quốc hội ban hành và áp dụng tại Đà Nẵng thời gian qua, thành phố đề xuất 27 chính sách đặc thù bao gồm 21 chính sách tương tự các địa phương (trong đó có 11 chính sách tương tự hoàn toàn, 10 chính sách có điều chỉnh, bổ sung) và 6 chính sách mới.

Cụ thể các chính sách mới bao gồm: Chính sách 1, thí điểm thành lập Khu thương mại tự do thành phố Đà Nẵng gắn với cảng Liên Chiểu và cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng. Chủ tịch UBND thành phố quyết định chủ trương đầu tư và thành lập khu thương mại tự do; UBND thành phố có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch chung đối với khu vực này theo quy hoạch thành phố đã được phê duyệt; tổ chức thu hồi đất, mặt nước, bồi thường, giải phóng mặt bằng để xây dựng khu thương mại tự do.

Chính sách 2, đề xuất Quốc hội thống nhất chủ trương cho phép thực hiện thí điểm bổ sung dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, gồm trung tâm, khu hậu cần dịch vụ logistics vào danh mục dự án thu hồi đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, lựa chọn nhà đầu tư.

Chính sách 3, về cơ chế tuyển dụng, tiền lương, tiền công; miễn giảm thuế thu nhập, hỗ trợ tài chính; cơ chế hoạt động đầu tư công cho Trung tâm tính toán hiệu năng cao để hỗ trợ cho lĩnh vực bán dẫn vi mạch và trí tuệ nhân tạo; cơ chế đặc thù về quản lý, sử dụng tài sản công; cơ chế đặc thù về đào tạo, thu hút nhân lực cho bán dẫn vi mạch và trí tuệ nhân tạo.

Chính sách 4, HĐND thành phố quyết định việc cho phép thành phố Đà Nẵng là địa bàn được thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) qua sử dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong quản lý và giao dịch tài sản số trên nền tảng DanangChain, trong đó token (NFT-Non-Fungible token) giao dịch mặc định là đồng tiền Việt Nam để thúc đẩy phát triển kinh tế số; áp dụng cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, tranh ảnh, sản phẩm phục vụ du khách.

Chính sách 5, chính sách đặc thù cho việc đầu tư, quản lý, khai thác và xử lý tài sản kết cấu hạ tầng, trang thiết bị phục vụ phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; trong đó HĐND thành phố được xem xét, quyết định việc đầu tư mới, nâng cấp, mở rộng, phát triển tài sản kết cấu hạ tầng, trang thiết bị phục vụ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo từ nguồn ngân sách thành phố.

Chính sách 6, HĐND thành phố quyết định các chính sách hỗ trợ đầu tư đối với dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp phù hợp với các điều kiện cụ thể của thành phố.

Tại cuộc họp, đa số đại biểu tán thành các đề xuất chính sách đặc thù với mục tiêu phát triển thành phố, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước trong tình hình mới. Các đại biểu đề nghị cần làm rõ một số chính sách như việc thành lập khu thương mại tự do hiện vẫn chưa có quy định cụ thể, hay với cơ chế thử nghiệm sandbox hiện vẫn chưa có cho công nghệ chuỗi khối…

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, việc xây dựng cơ chế đặc thù cho Đà Nẵng trong bối cảnh mới là rất khó, đòi hỏi phải bám sát các chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị; bám sát việc tổng kết các cơ chế, chính sách của Nghị quyết số 119; các chỉ đạo của Quốc hội và Chính phủ. Khẳng định thời gian rất gấp rút, Bộ trưởng yêu cầu cần đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp vào tháng 5 tới.

Kinh tế

Ảnh minh họa
Kinh tế

Dệt may nỗ lực thích ứng với chính sách thuế mới

Thị trường Mỹ chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, bất kỳ biến động chính sách nào từ quốc gia này đều tác động đến toàn ngành. Trong bối cảnh hai nước đang đàm phán về thuế đối ứng, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực thích ứng bằng cách đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa nguồn cung, xanh hóa sản xuất…

ABBANK hợp tác VBI: Chung tay bảo vệ tài chính và sức khỏe người Việt
Doanh nghiệp

ABBANK hợp tác VBI: Chung tay bảo vệ tài chính và sức khỏe người Việt

Ngày 10.4.2025 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Bảo hiểm VietinBank - VBI) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phân phối các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm sức khỏe - tài chính toàn diện, hướng tới mục tiêu gia tăng tiện ích và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng
Kinh tế

Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng

Nhằm tăng cường tính minh bạch, ngăn chặn tình trạng kê khai khống vốn điều lệ, đồng thời thực hiện các cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền, Luật Doanh nghiệp đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Việc hoàn thiện các quy định pháp luật được kỳ vọng sẽ tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân và bảo đảm an toàn cho hệ thống tài chính - ngân sách quốc gia.

TP. Hồ Chí Minh đang hướng đến xây dựng một Trung tâm tài chính quốc tế để nâng cao vị thế kinh tế và thu hút đầu tư toàn cầu
Kinh tế

Tận dụng cơ hội, định vị Việt Nam trên bản đồ tài chính quốc tế

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính tại Việt Nam dự kiến được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào ngày 16.4 tới. Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động và nhu cầu dịch chuyển dòng vốn quốc tế ngày càng lớn, việc chủ động hình thành một Trung tâm tài chính mang tầm khu vực và quốc tế là bước đi chiến lược, thể hiện tư duy mới, khát vọng lớn của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.

Lúa chất lượng cao được các doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn thị trường
Kinh tế

Cánh cửa mới của tăng trưởng xanh

Sau một năm triển khai Đề án “Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, nhiều kết quả tích cực đã được ghi nhận, khẳng định tính đúng đắn và cấp thiết của chủ trương, mở ra cánh cửa mới của tăng trưởng xanh.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội trong thách thức thương mại

Việc Mỹ áp thuế 145% lên hàng Trung Quốc buộc nước này phải chuyển hướng xuất khẩu thủy sản, tạo áp lực cạnh tranh lớn tại nhiều thị trường, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để thủy sản Việt Nam mở rộng thị phần, nếu kịp thời thích ứng, nâng cao chất lượng, kiểm soát xuất xứ và đa dạng hóa thị trường.

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn
Kinh tế

Phấn đấu đến hết tháng 5.2025 không còn hồ sơ hoàn thuế tồn quá hạn

Cục Thuế cho biết, trong thời gian vừa qua, cơ quan thuế đã triển khai hiệu quả hoàn thuế điện tử đạt tỷ lệ 99%. Trong đó, khoảng 86% số hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện ‘‘hoàn thuế trước, kiểm tra sau’’ đã được cơ quan thuế giải quyết hoàn nhanh chóng trong vòng 6 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ của người nộp thuế.

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã
Doanh nghiệp

Lá chắn vững chắc cho hợp tác xã

Một trong những nội dung quan trọng thu được tại Hội thảo “Bàn giải pháp bảo hiểm cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Ninh” do Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Ninh tổ chức mới đây chính là sự thống nhất về tầm quan trọng của bảo hiểm nông nghiệp.

Đoàn công tác EVN kiểm tra công tác chuẩn bị sản xuất điện mùa khô tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2
Doanh nghiệp

Chuẩn bị tốt công tác sản xuất điện mùa khô

Bảo đảm nhiên liệu cho sản xuất, chủ động bảo dưỡng thiết bị, phát động thi đua để tạo không khí sôi nổi trong lao động… Đó là một số giải pháp trọng tâm mà các đơn vị quản lý các nhà máy nhiệt điện trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã triển khai nhằm mục tiêu cung ứng điện ổn định, liên tục trong cao điểm mùa khô 2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất khẩu rau quả khó đạt mục tiêu

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) Đặng Phúc Nguyên, kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm trong quý I là diễn biến trái ngược với năm trước. Nếu tình trạng này kéo dài, xuất khẩu rau quả dự kiến chỉ đạt trên dưới 6 tỷ USD trong khi mục tiêu đặt ra là 7,6 - 8 tỷ USD.