Định mức cây xanh, chiếu sáng đô thị

Có định mức để địa phương tham khảo

Ông ĐÀM ĐỨC BIÊN, Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng cho biết, dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 14/2017/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị - phiên bản hoàn thiện tháng 11.2023 - đã tiếp thu ý kiến của địa phương. Theo đó, UBND cấp tỉnh căn cứ phương pháp kèm theo Thông tư này để ban hành, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật, đồng thời Bộ Xây dựng sẽ công bố định mức theo trách nhiệm quản lý nhà nước để địa phương tham khảo.

Bộ Xây dựngkhông yêu cầu địa phương ban hành định mức

- Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 14/2017/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị(dự thảo Thông tư) đang được Bộ Xây dựng hoàn thiện để chuẩn bị ban hành; dự thảo có những điểmmới nổi bật nào, thưa ông?

- Sau nhiều năm triển khai, một số quy định tại Thông tư 14 không còn phù hợp với pháp luật liên quan và cần thiết phải sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Dự thảo Thông tư đã được Bộ Xây dựng gửi ý kiến góp ý của các địa phương, các tổ chức, cá nhân và sau khi hoàn thiện có 5 điểm mới đáng chú ý.

Đó là phạm vi điều chỉnh chỉ giới hạn đối với 2 dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực cây xanh đô thị, chiếu sáng đô thị; tên Thông tư được sửa đổi phù hợp với tên dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường xuyên (phù hợp với quy định của Nghị định số 32/2019/NĐ-CP - một trong những căn cứ để xây dựng Thông tư).

Có định mức để địa phương tham khảo -0
Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng Đàm Đức Biên

Dự thảo Thông tư cũng làm rõ các nội dung về quản lý định mức phù hợp với thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ Xây dựng, của UBND cấp tỉnh đối với việc công bố, ban hành, sửa đổi, định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở ban hành đơn giá sản phẩm, lập dự toán chi phí dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và các pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó, dự thảoThông tư loại bỏ quy định không còn phù hợp với khoản 2 Điều 26 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP, đó là: “UBND cấp tỉnh tổ chức xây dựng định mức đối với các công tác dịch vụ công ích đô thị của địa phương chưa có trong hệ thống định mức dự toán do Bộ Xây dựng công bố và thống nhất với Bộ Xây dựng trước khi quyết định áp dụng”.

Dự thảo cũng bổ sung phương pháp xác định định mức, phương pháp xác định giá ca máy và làm rõ nội dungchi phí quản lý, chi phí giám sát và hướng dẫn xác định chi phí giám sát, chi phí quản lý cũng như các chi phí khác...

- Gần đây, có ý kiến cho rằng,dự thảo Thông tư yêu cầu UBND cấp tỉnh ban hành định mứckinh tế - kỹ thuậtdịch vụ sự nghiệp công, điều nàycó thể gây khó khăn cho địa phương, gây lãng phí ngân sáchvà thẩm quyền ban hành thuộc Bộ Xây dựng; thực hư vấn đề này ra sao, thưa ông?

- Những ý kiến này có lẽ xuất phát từ việc thiếu thông tin về quá trình hoàn thiện dự thảo Thông tư.

Trong dự thảo Thông tư phiên bản tháng 8.2023 gửi các địa phương để lấy kiến góp ý không có nội dung về việc Bộ Xây dựng công bố định mức kinh tế kỹ thuật, mà chỉ dẫn chiếu: “Định mức kinh tế - kỹ thuật do UBND cấp tỉnh ban hành, sửa đổi, bổ sung là cơ sở để ban hành giá, đơn giá sản phẩm hoặc lập dự toán chi phí dịch vụ sự nghiệp công”. Trách nhiệm này của UBND cấp tỉnh đã được nêu rõ tại điểm b, Khoản 2, Điều 26 Nghị định 32/2019/NĐ-CP, không phải do Bộ Xây dựng “yêu cầu” như ý kiến trên.

Tuy nhiên, trong quá trình lấy ý kiến, nhiều địa phương đề nghị bổ sung quy định Bộ Xây dựng ban hành định mức kinh tế kỹ thuật để áp dụng chung, còn các địa phương ban hành định mức đặc thù. Vì vậy, Tổ biên tập, Ban soạn thảo Thông tư đã đánh giá lại các căn cứ, cơ sở pháp lý liên quan đến việc ban hành định mức và thực tiễn triển khai các dịch vụ này tại các địa phương. Đồng thời, đề xuất Bộ Xây dựng có văn bản gửi Bộ Tài chính để lấy ý kiến về thẩm quyền ban hành định mức của Bộ Xây dựng.

Trên cơ sở đó, dự thảo Thông tư - bản được hoàn thiện vào tháng 11.2023 - đã quy định: UBND cấp tỉnh căn cứ phương pháp kèm theo Thông tư này để ban hành, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở ban hành đơn giá, giá sản phẩm, dịch vụ công theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công. Đồng thời, dự thảo cũng đã bổ sung, làm rõ nội dung: “Định mức do Bộ Xây dựng công bố là cơ sở để UBND cấp tỉnh tham khảo trong quá trình tổ chức xác định, ban hành, sửa đổi, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật áp dụng đối với dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý”.

Như vậy có thể khẳng định, Tổ biên tập, Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến góp ý của địa phương về nội dung này nhằm tạo thuận tiện cho các địa phương trong triển khai thực hiện. Những ý kiến gần đây tiếp tục kiến nghị Bộ Xây dựng công bố, ban hành định mức để áp dụng chung, các địa phương ban hành định mức đặc thù có thể do thiếu thông tin về dự thảo Thông tư - phiên bản tháng 11.2023 - cũng là dự thảo đã được hoàn thiện sau khi lấy ý kiến góp ý.

Đa số địa phương vẫn sử dụng bộ định mức của Bộ Xây dựng

- Đâu là cơ sở thực tiễn của việc bổ sung nội dung Bộ Xây dựng công bố định mức, thưa ông?

- Thời gian qua, Bộ Xây dựng đã công bố các tập định mức dự toán của một số dịch vụ hạ tầng kỹ thuật thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng để các tổ chức, cá nhân có liên quan tham khảo, sử dụng vào việc lập và quản lý chi phí.

Số liệu tổng hợp cho thấy, đa số địa phương vẫn đang sử dụng các bộ định mức dự toán lĩnh vực dịch vụ cây xanh, chiếu sáng do Bộ Xây dựng công bố để làm cơ sở xác định đơn giá, giá sản phẩm dịch vụ công. Chỉ có khoảng 13/63 địa phương ban hành bộ định mức áp dụng riêng và 10/63 địa phương ban hành định mức bổ sung so với các định mức Bộ Xây dựng đã công bố.

Ảnh minh họa. Nguồn: VTC News.
Ảnh minh họa. Nguồn: VTC News

Thực tế này và ý kiến góp ý của địa phương đối với dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư 14 cho thấy việc Bộ Xây dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong việc công bố định mức để địa phương tham khảo là cần thiết, nhằm giúp địa phương thuận lợi hơn trong việc thực hiện. Việc xem xét, có áp dụng hay không các định mức do Bộ Xây dựng công bố hoàn toàn thuộc quyền quyết định của UBND cấp tỉnh, trên cơ sở rà soát, đánh giá sự phù hợp về quy trình, điều kiện cụ thể, tính đặc thù của đô thị và khả năng bố trí ngân sách của địa phương.

- Cũng có lo ngại rằng việc UBND cấp tỉnh ban hành định mức kinh tế - kỹ thuậtdịch vụ sự nghiệp công có thể gây thất thoát, lãng phí, lợi ích cục bộ, lợi ích nhómhiện nay hầu như chỉ có Viện Kinh tế xây dựng, Trung tâm Tư vấn Kinh tế xây dựng (Cục Kinh tế xây dựng) có đủ năng lực để xác định định mức. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

- Thứ nhất, Ban soạn thảo, Tổ biên tập khẳng định không có quy định nào trong dự thảo Thông tư dẫn đến gây thất thoát, lãng phí, lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm.

Thứhai, trách nhiệm ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp côngcủa UBND cấp tỉnh đã được nêu rõ tại điểm b khoản 2 Điều 26 Nghị định 32/2019/NĐ-CP. Hơn nữa, việc công bố một bộ định mức dùng chung cho cả nước là không phù hợp vì mỗi địa phương có điều kiện cụ thể, tính đặc thù của đô thị và khả năng bố trí ngân sách khác nhau.

Thứ ba, dự thảo Thông tư cũng đã làm rõ hơn các thành phần chi phí, đã bổ sung phương pháp xác định định mức để tạo thuận lợi cho các địa phương trong triển khai thực hiện; đồng thời đã loại bỏ quy định các địa phương phải xin ý kiến thống nhất với Bộ Xây dựng trước khi ban hành như quy định tại Thông tư 14.

Việc cho phép được thuê các tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia xây dựng, thẩm tra định mức… đã được quy định tThông tư 14 trước đây.Dự thảo Thông tư không có quy định nào hạn chế khả năng tham gia các gói thầu lập định mức của các tổ chức. Thực tế, có rất nhiều đơn vị và cá nhân đủ năng lực, kinh nghiệm, đã và đang thực hiện các gói thầu xây dựng định mức thuộc lĩnh vực dịch vụ hạ tầng đô thị cho các địa phương. Bên cạnh đó, theo Luật Đấu thầu năm 2024, các gói thầu tư vấn từ 100 triệu đồng trở lên phải thực hiện thủ tục đấu thầu để lựa chọn đơn vị thực hiện. Vì vậy có thể khẳng định những lo ngại trên là không có cơ sở!

- Xin cảm ơn ông!

Kinh tế

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD
Kinh tế

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD

Vừa qua, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế), Công ty Cổ phần Kim Long Motor đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn Yuchai (Trung Quốc) về sản xuất, chế tạo động cơ tại Việt Nam và tổ chức lễ động thổ nhà máy sản xuất động cơ ô tô trị giá 260 triệu USD.

Uy tín cùng pháp lý vững vàng, tôn chỉ tạo nên thương hiệu Masterise Homes®
Bất động sản

Uy tín cùng pháp lý vững vàng, tôn chỉ tạo nên thương hiệu Masterise Homes®

Vốn được xem là nhà phát triển bất động sản quốc tế với những dự án cao cấp, Masterise Homes® không chỉ ghi dấu ấn với sản phẩm chất lượng, dịch vụ chuyên nghiệp, mà quan trọng hơn cả chính là tính pháp lý vững vàng, minh bạch tại các dự án khi liên tục bàn giao sổ hồng, văn bản pháp lý cao nhất, đến cư dân tại các dự án chỉ trong thời gian ngắn sau khi bàn giao.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"
Doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh, “chuyên gia” trúng thầu đầu tư công, tiết kiệm ngân sách "nhỏ giọt"

Công ty TNHH Đầu tư Phát triển và Xây dựng Bình Minh liên tục là nhà thầu quen thuộc, trúng thầu hầu hết các gói thầu đầu tư công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Các gói thầu công ty này trúng thường có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách rất thấp, chỉ dao động khoảng vài triệu đồng, tương đương dưới 0,1%.

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Vừa qua, tại Bình Phước, trong lễ quay thưởng đợt 1 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc
Kinh tế

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) vừa đưa ra quyết định điều chỉnh hệ thống chức danh của các Phó tổng Giám đốc. Việc điều chỉnh chức danh không ảnh hưởng đến quyền hạn, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm và phạm vi công việc của các Phó tổng Giám đốc này.