Chìa khóa giúp ngành nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ là chìa khóa để ngành nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của ngành

Khoa học công nghệ hiện đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp và 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Khoa học công nghệ giúp nâng cao năng suất chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa nông sản; góp phần đưa Việt Nam vào nhóm xuất khẩu hàng đầu thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đã đạt 238,8 tỷ USD; trung bình 39,8 tỷ USD/năm. Trong 10 tháng năm 2022, xuất khẩu đạt 44,97 tỷ USD; tăng 14,1%.

KHCN sẽ là chìa khóa giúp nông nghiệp phát triển bền vững
Khoa học công nghệ giúp nông nghiệp phát triển bền vững. Nguồn: ITN

Tại diễn đàn "Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải, ứng phó với biến đổi khí hậu" ngày 28.11, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, mặc dù tăng trưởng nhanh nhưng nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là biến đổi khí hậu gây hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn... Thể hiện trách nhiệm với lượng phát thải khí nhà kính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã và đang triển khai nhiều giải pháp và hành động cụ thể để thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050; cam kết về "Giảm phát thải khí methan toàn cầu" và "Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất".

“Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ là chìa khóa để ngành nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững; phấn đấu năm 2030, nông nghiệp Việt Nam sẽ đứng trong top 15 nước phát triển trên thế giới”, ông Tiến nhấn mạnh.

Vấn đề là phải sử dụng chiếc "chìa khóa" này thật hiệu quả, tạo ra cú huých mang tính đột phá cho ngành nông nghiệp. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mong muốn sự đồng hành, hỗ trợ của các nhà tài trợ, đối tác quốc tế để cùng hợp tác phát triển khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó, giúp Việt Nam thực hiện các cam kết về giảm phát thải và chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững.

Cần sự chung tay, hỗ trợ

Thực tế hiện nay, theo Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trần Công Thắng, quy mô ứng dụng khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo hiện nay còn nhỏ. Sản lượng sản phẩm khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp chưa tốt; chưa tương xứng với trình độ phát triển, trình độ khoa học công nghệ; chưa mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, thiếu tính bền vững. Khảo sát chỉ số tốc độ năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) cho thấy đóng góp của khoa học công nghệ trong tăng trưởng nông nghiệp tăng lên nhưng tốc độ lại giảm đi. So với các nước trong khu vực, nhìn chung đóng góp của khoa học công nghệ trong ngành nông nghiệp Việt Nam chỉ ở mức trung bình.

Để thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, ông Trần Công Thắng nhấn mạnh vai trò của việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề; trình độ, hiệu quả khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo; thúc đẩy chuyển đổi số... Theo đó, rất cần sự chung tay, vào cuộc của nông dân, doanh nhân, cộng đồng, Nhà nước và các tổ chức quốc tế; đặc biệt là Liên minh Đa dạng sinh học và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CGIAR).

TS. Stephan Weise, Giám đốc Khu vực châu Á CGIAR cho biết, các nghiên cứu đổi mới của CGIAR trong các lĩnh vực canh tác lúa, rau quả, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thời gian qua được áp dụng và nhân rộng tại Việt Nam, đem lại nhiều kết quả tích cực. Những ứng dụng khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo CGIAR phối hợp với các đối tác chiến lược triển khai tại Việt Nam đã góp phần chuyển đổi hệ thống sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam theo hướng xanh và bền vững hơn. “CGIAR cam kết hỗ trợ Việt Nam giải quyết các thách thức mang tính chiến lược trong ngành nông nghiệp để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay”, TS. Stephan Weise nói.

Kinh tế

Khám phá siêu đô thị đa chức năng quy mô 1.690ha của Sun Group tại Nam Hà Nội
Bất động sản

Khám phá siêu đô thị đa chức năng quy mô 1.690ha của Sun Group tại Nam Hà Nội

Lần đầu tiên một siêu đô thị nghỉ dưỡng đẳng cấp được Sun Group quy hoạch tại phía Nam Hà Nội. Sun Mega City không chỉ tiên phong dẫn dắt xu thế thị trường mà còn kiến tạo điểm đến hội tụ tinh hoa văn hóa – lịch sử, giáo dục và du lịch, hứa hẹn trở thành trung tâm mới đầy năng động và phát triển bền vững.

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn
Kinh tế

Hè này, Muadee tung ưu đãi “mượt tay” cùng loạt thương hiệu lớn

Đôi khi, một kỳ nghỉ thiếu đi trọn vẹn không nằm ở điểm đến, mà ở một chiếc vali cũ kỹ, một chiếc điện thoại hao pin nhanh, hay đơn giản là không đủ “vũ khí công nghệ” để lưu lại những khoảnh khắc đẹp. Đó là lúc thẻ trả góp Muadee by HDBank xuất hiện như một người bạn nhỏ xinh đầy “quyền năng”…

Dự án Khu nhà ở An Đông do Công ty CP Đầu tư An Dương làm chủ đầu tư bị phát hiện loạt vi phạm nghiêm trọng
Bất động sản

Dự án Khu nhà ở An Đông do Công ty CP Đầu tư An Dương làm chủ đầu tư bị phát hiện loạt vi phạm nghiêm trọng

Tại Kết luận thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh bất động sản, thực hiện xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế), Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra nhiều vi phạm tại Dự án Khu nhà ở An Đông do Công ty Cổ phần đầu tư An Dương làm chủ đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Dệt may nỗ lực thích ứng với chính sách thuế mới

Thị trường Mỹ chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam, bất kỳ biến động chính sách nào từ quốc gia này đều tác động đến toàn ngành. Trong bối cảnh hai nước đang đàm phán về thuế đối ứng, các doanh nghiệp dệt may đang nỗ lực thích ứng bằng cách đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa nguồn cung, xanh hóa sản xuất…

ABBANK hợp tác VBI: Chung tay bảo vệ tài chính và sức khỏe người Việt
Doanh nghiệp

ABBANK hợp tác VBI: Chung tay bảo vệ tài chính và sức khỏe người Việt

Ngày 10.4.2025 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Bảo hiểm VietinBank - VBI) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm phân phối các sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm sức khỏe - tài chính toàn diện, hướng tới mục tiêu gia tăng tiện ích và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng.

Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng
Kinh tế

Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng

Nhằm tăng cường tính minh bạch, ngăn chặn tình trạng kê khai khống vốn điều lệ, đồng thời thực hiện các cam kết quốc tế về phòng, chống rửa tiền, Luật Doanh nghiệp đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Việc hoàn thiện các quy định pháp luật được kỳ vọng sẽ tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân và bảo đảm an toàn cho hệ thống tài chính - ngân sách quốc gia.

TP. Hồ Chí Minh đang hướng đến xây dựng một Trung tâm tài chính quốc tế để nâng cao vị thế kinh tế và thu hút đầu tư toàn cầu
Kinh tế

Tận dụng cơ hội, định vị Việt Nam trên bản đồ tài chính quốc tế

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính tại Việt Nam dự kiến được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào ngày 16.4 tới. Trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động và nhu cầu dịch chuyển dòng vốn quốc tế ngày càng lớn, việc chủ động hình thành một Trung tâm tài chính mang tầm khu vực và quốc tế là bước đi chiến lược, thể hiện tư duy mới, khát vọng lớn của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới.