Chất lượng kiểm toán khẳng định uy tín của Kiểm toán nhà nước

Cho ý kiến vào Dự thảo Kế hoạch kiểm toán năm 2025 để gửi xin ý kiến các cơ quan có liên quan, Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn nhấn mạnh, muốn nâng cao uy tín của ngành thì hoạt động kiểm toán phải thật sự chất lượng, từ việc lựa chọn chủ đề, xây dựng kế hoạch đến thu thập bằng chứng, thực hiện kiểm toán và kết luận kiểm toán.

Không tăng nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 so với năm 2024

Ông Vũ Ngọc Tuấn - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, đơn vị chủ trì hướng dẫn các đơn vị trực thuộc KTNN xây dựng Kế hoạch kiểm toán năm 2025 - cho biết: Mục tiêu tổng quát của việc xây dựng Kế hoạch kiểm toán năm 2025 là hoàn thành mục tiêu năm 2025 trong Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030; tiếp tục quán triệt phương châm “chất lượng và đạo đức công vụ” của ngành nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động kiểm toán, đặc biệt là chất lượng kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp, tăng cường hiệu lực kết luận và kiến nghị kiểm toán.

Theo đó, Dự thảo Kế hoạch kiểm toán năm 2025 được xây dựng theo định hướng tổng số nhiệm vụ kiểm toán bằng năm 2024 (121 nhiệm vụ kiểm toán), đồng thời đảm bảo kiểm toán quyết toán ngân sách các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương đạt tỷ lệ tối thiểu 90% số bộ, cơ quan Trung ương, địa phương; kiểm toán chuyên đề, hoạt động, môi trường, công nghệ thông tin đạt tỷ lệ tối thiểu 30% tổng số cuộc kiểm toán năm 2025.

Chất lượng kiểm toán khẳng định uy tín của Kiểm toán nhà nước -0
Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn chủ trì cuộc họp cho ý kiến về Dự thảo Kế hoạch kiểm toán năm 2025

Dự thảo Kế hoạch kiểm toán năm 2025 được xây dựng theo định hướng tổng số nhiệm vụ kiểm toán bằng năm 2024 (121 nhiệm vụ kiểm toán), đồng thời đảm bảo kiểm toán quyết toán ngân sách các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương đạt tỷ lệ tối thiểu 90% số bộ, cơ quan Trung ương, địa phương; kiểm toán chuyên đề, hoạt động, môi trường, công nghệ thông tin đạt tỷ lệ tối thiểu 30% tổng số cuộc kiểm toán năm 2025.

Ngoài các chủ đề kiểm toán trên, các KTNN chuyên ngành, khu vực nghiên cứu lựa chọn các chủ đề kiểm toán năm 2025 gắn với chức năng quản lý nhà nước, lĩnh vực chuyên ngành của các bộ, cơ quan Trung ương, các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, những vấn đề được quan tâm tại địa phương, phục vụ Hội đồng nhân dân giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, phù hợp với phạm vi đối tượng kiểm toán, đơn vị kiểm toán theo phân công, những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm (công tác bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu; đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước; việc triển khai, thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa, trùng tu, sửa chữa, xây dựng các công trình văn hóa...).

Tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm toán

Tại cuộc họp cho ý kiến về Dự thảo Kế hoạch kiểm toán năm 2025 mới đây, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Nguyễn Tuấn Anh nhất trí với nguyên tắc xây dựng Kế hoạch kiểm toán năm 2025, đặc biệt là việc đảm bảo thực hiện các cuộc kiểm toán quyết toán ngân sách, kiểm toán chuyên đề và kiểm toán hoạt động theo nhiệm vụ được giao. Đồng thời, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị Vụ Tổng hợp gợi ý một số chuyên đề gắn với vùng, miền cho KTNN khu vực, chẳng hạn đối với khu vực miền núi phía Bắc thì nên quan tâm đến vấn đề nhà ở chính sách cho đồng bào dân tộc; khu vực miền Tây Nam Bộ thì lưu ý vấn đề an sinh xã hội hay giao thông, thủy lợi còn khu vực Tây Nguyên thì quan tâm đến chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số…

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Doãn Anh Thơ cho rằng, trên cơ sở nguyên tắc xây dựng kế hoạch kiểm toán năm, ngành cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy định để đảm bảo không phát sinh nhiều đầu mối và nhiều mục tiêu trong một cuộc kiểm toán. Để tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm toán, các KTNN chuyên ngành và khu vực cần lựa chọn những vấn đề gắn với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được kiểm toán chẳng hạn như kiểm toán việc bảo toàn vốn của doanh nghiệp nhằm xem xét, đánh giá việc đầu tư vốn của công ty mẹ vào các công ty con hoặc việc đầu tư bên ngoài của doanh nghiệp như thế nào, liệu có tình trạng đầu tư vốn vào đâu thì mất đó hay không?

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Bùi Quốc Dũng nêu vấn đề, khi đề xuất các cuộc kiểm toán chuyên đề, các KTNN chuyên ngành cần bám sát hoạt động của đơn vị để đề xuất những chuyên đề kiểm toán hợp lý.

Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn nhất trí với số lượng các cuộc kiểm toán chuyên đề toàn Ngành được đề xuất. Tổng Kiểm toán nhà nước đề nghị các Phó Tổng Kiểm toán nhà nước tiếp tục làm việc trực tiếp với các đơn vị để rà soát, nghiên cứu và thống nhất kế hoạch kiểm toán của từng đơn vị.

Tổng Kiểm toán nhà nước yêu cầu hoàn thiện Kế hoạch kiểm toán theo nguyên tắc bám sát Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2030; nhiệm vụ kiểm toán năm 2025 không vượt quá nhiệm vụ năm 2024 với tinh thần gọn đầu mối, gọn nội dung, gọn phạm vi và yêu cầu quan trọng nhất là giữ gìn uy tín của Ngành. Các đơn vị xây dựng phương án, lựa chọn đầu mối kiểm toán phù hợp, thực hiện nguyên tắc: 1 kiểm toán viên không tham gia kiểm toán quá 2 đoàn/1 năm, một địa bàn không quá 2 đơn vị và 1 cuộc kiểm toán không lồng ghép quá 2 chuyên đề. Từ đó bố trí nguồn nhân lực, tận dụng tốt nhất nguồn nhân lực hiện có, không giới hạn nhân lực bởi KTNN khu vực hay KTNN chuyên ngành đối với những cuộc kiểm toán chuyên đề toàn Ngành; phấn đấu nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán để khẳng định được tiếng nói, uy tín của KTNN.

Dự kiến năm 2025, KTNN sẽ thực hiện 5 cuộc kiểm toán chuyên đề toàn Ngành như: Kiểm toán chuyên đề Việc thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư tại khu kinh tế, khu công nghiệp giai đoạn 2022-2024; Kiểm toán chuyên đề Việc quản lý, sử dụng, sắp xếp lại và xử lý nhà, đất theo Nghị định số 167/2017/NĐ-CP và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP tại các bộ, cơ quan Trung ương và các doanh nghiệp; kiểm toán chuyên đề Công tác kiểm tra, thanh tra thuế giai đoạn 2022-2024 tại Tổng cục Thuế và các địa phương; kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; kiểm toán Việc đầu tư, ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin, các hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ cho Đề án chuyển đổi số của địa phương giai đoạn 2021-2024 tại các địa phương.

Kinh tế

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ủng hộ 12 tỷ đồng cho các địa phương chịu thiệt hại do mưa lũ
Doanh nghiệp

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam ủng hộ 12 tỷ đồng cho các địa phương chịu thiệt hại do mưa lũ

Trước những thiệt hại nặng nề đối với người, tài sản do cơn bão số 3 (Yagi) và mưa lũ kéo dài trong những ngày qua tại một số tỉnh, thành phía Bắc, ngay trong hai ngày 9- 10.9.2024, Tập đoàn Xăng dầu Việt nam (Petrolimex) đã ủng hộ các địa phương bị thiệt hại với tổng số tiền là 12 tỷ đồng.

ABBANK và MAYBANK tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược
Kinh tế

ABBANK và MAYBANK tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) và cổ đông chiến lược nước ngoài - Malayan Banking Berhad (Maybank) đã tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ thỏa thuận tăng cường Hợp tác chiến lược mang lại lợi ích chung cho cả hai bên, trong đó tập trung vào công tác hỗ trợ cho các sáng kiến chuyển đổi và xây dựng năng lực của ABBANK. Lễ ký kết được thực hiện trong khuôn khổ chuyến thăm ABBANK của đoàn Lãnh đạo cấp cao Maybank.

SONKIM LAND tự hào đồng hành cùng giải Golf Thủ Đức mở rộng lần 3 năm 2024
Kinh tế

SONKIM LAND tự hào đồng hành cùng giải Golf Thủ Đức mở rộng lần 3 năm 2024

Với sự phối hợp tổ chức của Ban Thường Vụ Thành Ủy Thành Phố Thủ Đức, Ủy Ban Nhân Dân và Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam Thành Phố Thủ Đức, giải Golf Thủ Đức Open lần 3 ngày 7.9 cùng sự đồng hành của SonKim Land và nhiều tổ chức, cá nhân đã quyên góp hơn 41 tỷ đồng đóng góp vào Quỹ “Vì người nghèo” để hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP. Thủ Đức.

Cơ hội cho tài chính xanh tại Việt Nam đang rộng mở
Kinh tế

Cơ hội cho tài chính xanh tại Việt Nam đang rộng mở

Đây là nhận định của TS. Cấn Văn Lực tại Diễn đàn “Hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Thúc đẩy dòng vốn xanh” do Tạp chí Kinh tế và Dự báo tổ chức ngày 10.9 nhằm hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tại Việt Nam.

Toàn cảnh diễn đàn
Kinh tế

Khơi thông nguồn vốn cho tăng trưởng xanh

Tại Diễn đàn “Hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh tại Việt Nam: Thúc đẩy dòng vốn xanh” do Tạp chí Kinh tế và Dự báo tổ chức ngày 10.9, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng xanh nhưng nút thắt lớn nhất là nguồn vốn.

Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
Kinh tế

Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile

Nắm bắt được nhu cầu tích lũy thông minh và an toàn trên nền tảng số, cũng như hòa mình vào xu thế phát triển công nghệ số của Quốc gia, từ 10.9, VietinBank và VietinBank Gold & Jewellery (VGJ) chính thức mang đến giải pháp tài chính số, mở ra trải nghiệm tích lũy bền vững, giao dịch thuận tiện mang tên digiGOLD: Trải nghiệm số - Trọn an tâm.

Bảo Tín Mạnh Hải bắt tay cùng EY-Parthenon và NEWing - khẳng định vị thế tiên phong
Kinh tế

Bảo Tín Mạnh Hải bắt tay cùng EY-Parthenon và NEWing - khẳng định vị thế tiên phong

Sáng ngày 09.09.2024, tại khách sạn Meliá Hà Nội, Công ty Cổ phần Bảo Tín Mạnh Hải đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược cùng đối tác EY-Parthenon (EY-P) và NEWing, sẵn sàng cho những bước chuyển mình táo bạo, chuyển đổi toàn diện từ lĩnh vực kinh doanh đến cơ cấu tổ chức để vượt thách thức, đón cơ hội.

Khu công nghiệp sinh thái - đường đến Net Zero
Kinh tế

Khu công nghiệp sinh thái - đường đến Net Zero

Phát triển khu công nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu nhằm phát triển bền vững. Thực tế triển khai đã cho thấy hiệu quả của mô hình này trong bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn năng lượng cũng như giảm phát thải, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero). Dù vậy, con đường này vẫn nhiều chông gai.