Bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm sáng của thị trường

Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), TS. Nguyễn Văn Đính cho biết, bất động sản công nghiệp là phân khúc sáng nhất trên thị trường bất động sản hiện nay và sẽ đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế thời gian tới.

Tăng trưởng tốt và đồng đều 

- Vì sao bất động sản công nghiệp được xem là điểm sáng của thị trường bất động sản, thưa ông?    

Bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm sáng của thị trường -0

- Tính đến hết quý I.2024, cả nước có 418 khu công nghiệp, trong đó có 4 khu chế xuất, được thành lập tại 61/63 tỉnh, thành phố với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 129,9 nghìn hecta, tổng diện tích đất công nghiệp khoảng 89,2 nghìn hecta.

Các khu công nghiệp, khu kinh tế đã thu hút trên 10.400 dự án đầu tư trong nước và trên 11.200 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký tương ứng trên 2,54 triệu tỷ đồng và 231 tỷ USD. Vốn FDI trong khu công nghiệp, khu kinh tế chiếm khoảng 35 - 40% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước trong những năm gần đây. Tính đến năm 2023, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên cả nước đã tạo việc làm cho khoảng 4,15 triệu lao động trực tiếp, tập trung tại Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng, chiếm lần lượt 41,3% và 30,3% số lao động làm việc trong khu công nghiệp trên cả nước. Các khu công nghiệp đang hoạt động có tỷ lệ lấp đầy ước tính trên 75% (các tỉnh trọng điểm phía Bắc đạt 82% và các tỉnh trọng điểm phía Nam đạt 92%).

Nhu cầu ở mức cao và đang trong xu hướng tăng đẩy giá thuê đất khu công nghiệp lên cao, mức tăng ổn định từ 8 - 12% theo năm. Ở phía Nam hoạt động mạnh và nhu cầu lớn hơn nên giá thuê trung bình 188USD/m2/chu kỳ thuê, miền Bắc trung bình là 135 USD/m2/chu kỳ thuê. Nhu cầu kho bãi, nhà xưởng xây sẵn cho thuê cũng tiếp tục phát triển mạnh, giá thuê kho bãi, nhà xưởng xây sẵn dao động từ 4 - 5 USD/m2/tháng.

Nhìn chung, nếu so sánh với các phân khúc khác thì bất động sản công nghiệp phát triển thời gian qua có sự tăng trưởng tốt và đồng đều. Khi phân khúc này phát triển kéo theo các bất động sản xung quanh khu công nghiệp được đẩy lên như phân khúc nhà cho thuê, hay bất động sản phục vụ dịch vụ thương mại mua sắm, logistics...

- Điều gì khiến bất động sản công nghiệp tăng trưởng tốt như vậy, thưa ông?

- Đầu tiên phải nói đến việc Chính phủ đã điều hành, kiểm soát lạm phát, ứng dụng chính sách điều hành vĩ mô, từ tài khóa, tín dụng đến đầu tư công, khá đồng đều, để giữ được nhịp tăng trưởng kinh tế và ngay trong quý I.2024, GDP đạt 5,66%. Từ đó, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu được đẩy mạnh. Đương nhiên khi hoạt động sản xuất phát triển, các nhà đầu tư sẽ sử dụng nhiều mặt bằng công nghiệp, tăng việc làm ở các khu công nghiệp, kéo hệ thống hạ tầng (lưu trú, thương mại…) tăng theo. Yếu tố then chốt này khiến bất động sản công nghiệp sôi động.

Bên cạnh đó, nước ta có môi trường chính trị ổn định, chi phí lao động cạnh tranh, các chính sách ưu đãi thuế. Hiện, Chính phủ đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào việc nâng cấp hạ tầng giao thông như hệ thống cảng biển, sân bay, mạng lưới đường bộ, giúp kết nối giao thông tốt hơn. Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư khi Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA)... Đây cũng là những yếu tố tích cực với bất động sản công nghiệp.

Tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho doanh nghiệp

-  Ông dự báo khả năng tăng trưởng của phân khúc này thời gian tới như thế nào?

- Bất động sản công nghiệp trong năm nay vẫn phát triển mạnh mẽ và trở thành phân khúc sáng nhất trên thị trường bất động sản; đồng thời sẽ đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế nước ta thời gian tới. Hiện, các "ông lớn" bất động sản công nghiệp đã nhanh chóng đón đầu cơ hội bằng cách nghiên cứu phát triển các khu công nghiệp hiện đại, áp dụng công nghệ cao và tự động hóa vào sản xuất. Những mô hình khu công nghiệp sinh thái, thân thiện với môi trường cũng đang được khuyến khích tại Việt Nam. Ngoài ra, sự phát triển của logistics cũng kéo theo nhu cầu về kho bãi tăng cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức hiện hữu.

Bất động sản công nghiệp tiếp tục là điểm sáng của thị trường
Ảnh: Toàn Thắng

- Những thách thức đó là gì, thưa ông?

- Các khu vực kinh tế trọng điểm như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai đang gặp khó khăn trong việc mở rộng quỹ đất công nghiệp do tình trạng đô thị hóa nhanh chóng và sự cạnh tranh cao về đất đai. Cơ sở hạ tầng mặc dù có cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp tốc độ phát triển các khu công nghiệp.

Các chính sách liên quan đến đầu tư và phát triển khu công nghiệp đôi khi thiếu nhất quán và thay đổi đột ngột, gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong việc lập kế hoạch dài hạn​... Thiếu hụt lao động trình độ cao, việc quản lý môi trường còn nhiều hạn chế, đặc biệt là tại các khu công nghiệp cũ và các khu vực phát triển nhanh. Thêm nữa, sức ép cạnh tranh từ các nước trong khu vực có các chính sách ưu đãi và hạ tầng phát triển tốt như Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Rủi ro khi chi phí đất đai và xây dựng tăng cao...

- Theo ông, giải pháp với những vấn đề này là gì?

- Để thúc đẩy phân khúc này phát triển, Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư và nâng cấp hạ tầng giao thông, logistics và các tiện ích công nghiệp. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.

Đặc biệt, đầu tư vào giáo dục và đào tạo nghề, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao và tự động hóa, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực hiện các biện pháp quản lý môi trường chặt chẽ hơn, phát triển các khu công nghiệp sinh thái để giảm thiểu tác động đến môi trường.

Đồng thời, tạo ra các chính sách ưu đãi hấp dẫn và ổn định để thu hút đầu tư nước ngoài; tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi, áp dụng các mô hình phát triển thành công.

- Xin cảm ơn ông!

Kinh tế

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng. Ảnh: LPBank
Doanh nghiệp

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ

Năm 2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) tạo nên “cú hích” ngoạn mục khi lần đầu tiên ghi tên mình vào câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ đồng. Kết quả này không chỉ là con số biết nói về sức khỏe tài chính của ngân hàng, mà còn cho thấy tầm nhìn đúng đắn, chiến lược kinh doanh sắc bén và khả năng thích ứng linh hoạt trong bối cảnh kinh tế đầy biến động.

Tỷ phú, nhà sáng lập Vietjet gặp gỡ đối tác chiến lược tại Mar-a-Lago
Kinh tế

Tỷ phú, nhà sáng lập Vietjet gặp gỡ đối tác chiến lược tại Mar-a-Lago

Từ ngày 9.1 đến 11.1.2025, đoàn lãnh đạo cấp cao Vietjet đã có chuyến đi thăm Hoa Kỳ để gặp gỡ hàng chục đối tác chiến lược đến từ nhiều nơi trên thế giới, tại dinh thự Mar-a-Lago trong sự kiện “Friends of Vietnam Summit” dành cho Vietjet và các đơn vị trong đoàn công tác đến từ Việt Nam, nhằm nâng cao quan hệ hợp tác song phương và đa phương. Đoàn lãnh đạo đã đến Miami trên chuyến bay đầu tiên của Vietjet tới Mỹ. Chuyến bay được thực hiện với tàu bay thân rộng là cột mốc quan trọng đối với Vietjet và ghi dấu cho sự hợp tác chiến lược toàn diện ngày càng phát triển mạnh mẽ với Hoa Kỳ.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Số vụ việc phòng vệ thương mại tăng mạnh và phức tạp hơn

Năm 2024, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với 32 vụ việc phòng vệ thương mại nước ngoài mới khởi xướng, tăng gần gấp đôi so với năm 2023 và có những diễn biến phức tạp hơn. Hoa Kỳ vẫn là nước điều tra nhiều nhất với 11 vụ việc. Đây là tín hiệu cho thấy những thách thức các doanh nghiệp xuất khẩu phải đối mặt ngày càng lớn.

Năm 2025, xuất khẩu gỗ hướng đến mục tiêu 18 tỷ USD
Kinh tế

Trở lại quỹ đạo tăng trưởng, xuất khẩu gỗ hướng tới 18 tỷ USD

Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đã "lấy lại phong độ", tăng trưởng 20% trong năm 2024 sau khi sụt giảm gần 16% trong năm trước đó. Ông NGÔ SỸ HOÀI, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST) cho biết, sản phẩm gỗ Việt Nam có chỗ đứng khá vững chắc tại một số thị trường, chiếm được lòng tin của khách hàng và đang hướng tới mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD.

Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Kinh tế

Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nhà máy điện hạt nhân; giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc quan trọng liên quan đến xây dựng nhà máy điện hạt nhân, tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Bất động sản công nghiệp bứt phá
Kinh tế

Bất động sản công nghiệp hưởng lợi từ làn sóng đầu tư vào dự án công nghệ cao

Việt Nam đang trở thành điểm đến chiến lược cho các tập đoàn công nghệ lớn nhờ vị trí địa lý thuận lợi trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Làn sóng đầu tư vào các dự án công nghệ cao và các trung tâm nghiên cứu phát triển và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ giúp thúc đẩy nhu cầu về hạ tầng, nhà xưởng sẽ tạo đà tăng trưởng cho thị trường bất động sản công nghiệp.

Việc ký kết Biên bản ghi nhớ là một bước tiến góp phần phát triển ngành hàng không khu vực, tạo động lực phát triển kinh tế, giao thương và du lịch. Ảnh: BN
Doanh nghiệp

Vietnam Airlines và Lao Airlines thúc đẩy hợp tác chiến lược

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Lào, Vietnam Airlines và Lao Airlines đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU), mở ra giai đoạn hợp tác chiến lược sâu rộng giữa hai hãng hàng không quốc gia. Buổi lễ ký kết diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia - thủ đô Vientiane (Lào) với sự chứng kiến của lãnh đạo cấp cao hai nước, khẳng định quyết tâm của cả hai bên trong việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ hàng không và mở rộng kết nối khu vực.