Phát triển khu công nghiệp sinh thái – xu thế tất yếu để thực hiện Net Zero

Bài cuối: Đồng thuận để “cởi trói” chính sách

Muốn thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang khu công nghiệp sinh thái, Việt Nam phải có cơ chế phối hợp đồng bộ và sự đồng thuận giữa Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, người dân cùng các bên liên quan để “cởi trói” nút thắt về chính sách - bà Lê Thị Thanh Thảo, Đại diện Quốc gia Văn phòng Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO) tại Việt Nam, khuyến nghị.

Việt Nam có bước đi tiên phong

- Trực tiếp hỗ trợ Việt Nam thông qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chương trình chuyển đổi khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái, bà đánh giá thế nào về quá trình này thời gian qua?

Bài cuối: Đồng thuận để “cởi trói” chính sách -0
Bà Lê Thị Thanh Thảo, Đại diện Quốc gia Văn phòng Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam

­- Trước hết, phải khẳng định rằng, toàn cầu đang đối mặt với tình trạng khẩn cấp về khí hậu; các doanh nghiệp đang chịu áp lực ngày càng tăng từ người tiêu dùng, Chính phủ, cơ quan quản lý và các tổ chức phi chính phủ phải hoạt động có trách nhiệm hơn, đồng thời áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường và xã hội vào tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong chuỗi cung ứng của họ. Trong bối cảnh đó, chuyển đổi sang khu công nghiệp sinh thái là xu thế tất yếu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, vừa bảo đảm mang lại những lợi thế kinh doanh, vừa khai thác sử dụng tài nguyên có trách nhiệm và giảm thiểu rủi ro biến đổi khí hậu. Nếu như năm 2000, số lượng khu công nghiệp sinh thái đang hoạt động trên thế giới chưa đến 50 thì hiện đã tăng lên trên 300.

Chúng tôi đánh giá cao khi Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát  triển đầu tiên tham gia chương trình về khu công nghiệp sinh thái của UNIDO từ năm 2015. Mô hình này không chỉ góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường mà còn mở ra cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư chất lượng cao và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nó cũng góp phần vào nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy tăng trưởng xanh, đưa phát thải ròng bằng 0 và kinh tế tuần hoàn, thể hiện quyết tâm chính trị của Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Việt Nam cũng đã thể chế hóa khái niệm và các biện pháp khuyến khích khu công nghiệp sinh thái trong một số văn bản quy định của nhà nước về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường, các chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững… Đây chính là tiền đề và định hướng chính sách quan trọng tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi và phát triển khu công nghiệp sinh thái.

Ngoài ra, những mô hình trình diễn tại các khu công nghiệp và doanh nghiệp áp dụng giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn mang lại những kết quả có thể đo lường trong tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm tiêu thụ đầu vào, chất thải và phát thải, cải thiện năng suất, hỗ trợ đạt được các mục tiêu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và giảm rủi ro biến đổi khí hậu. Những điều này đã bước đầu nâng cao nhận thức, thu hút sự tham gia và mong muốn tham gia mạnh mẽ từ chính quyền một số địa phương cũng như doanh nghiệp trong phát triển khu công nghiệp sinh thái.

Chính sách hỗ trợ vẫn chưa đủ

- Theo bà, Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức nào trong quá trình chuyển đổi này?

- Đó là việc quy hoạch phát triển của các khu công nghiệp chưa thể hiện rõ chiến lược về mặt thu hút đầu tư cũng như hiệu quả sử dụng tài nguyên. Việt Nam cũng thiếu hoặc nút thắt trong một số chính sách liên ngành, ví dụ như trong vấn đề áp dụng giải pháp tái sử dụng chất thải và nước thải sau xử lý, năng lượng tái tạo trong khu công nghiệp. Bên cạnh đó, thiếu nhận thức, năng lực thực hiện, tính liên kết và sự chắc chắn về nguồn cung ứng giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và với các địa phương lân cận để thực hiện cộng sinh công nghiệp.

­- Để khuyến khích phát triển khu công nghiệp sinh thái, Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ như miễn giảm tiền thuê đất, ưu tiên vay vốn tín dụng ưu đãi, đưa vào danh mục dự án ưu tiên thu hút đầu tư… Theo bà, những chính sách này liệu đã đủ?

- Những chính sách hỗ trợ rất cần thiết đối với khu công nghiệp sinh thái. Song, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi, Việt Nam cần hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện khu công nghiệp sinh thái; tiếp tục lan tỏa sự hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính đến nhiều khu công nghiệp. Bên cạnh đó, cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin hỗ trợ đánh giá, chứng nhận, theo dõi, giám sát khu công nghiệp sinh thái; xây dựng cơ chế đối thoại, hợp tác công tư để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh quá trình thực hiện.

Cùng với đó, cần tăng cường các hoạt động đào tạo, tập huấn, truyền thông về khu công nghiệp sinh thái để tạo được hiệu ứng tích cực nhằm nâng cao nhận nhận thức và hiệu quả chuyển đổi. Việt Nam cũng cần huy động thêm nguồn lực nâng cao tính bền vững cho các giải pháp.

3 lưu ý để đạt mục tiêu

- Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 có từ 40 - 50% địa phương có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8% - 10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới từ bước lập quy hoạch xây dựng và định hướng ngành, nghề thu hút đầu tư. Bà đánh giá thế nào về mục tiêu này?

- Tôi cho rằng, đây là mục tiêu khả thi và tối ưu về lâu dài, nhưng cũng là thách thức lớn đối với Việt Nam đòi hỏi phải có sự chuyển đổi tương xứng về mọi mặt để biến mục tiêu thành hiện thực.

- Đâu là những giải pháp Việt Nam cần tập trung để cụ thể hóa mục tiêu?

- Dựa trên kết quả thu được từ thực hiện dự án tại các khu công nghiệp thí điểm, mô hình khu công nghiệp sinh thái chỉ thực sự phát huy tác dụng tích cực khi được nhân rộng trên cả nước với sự hỗ trợ về chính sách, công nghệ, cơ chế tài chính, hệ thống chia sẻ thông tin và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên.

Cụ thể, thứ nhất, các bộ ngành và địa phương cần cùng nhau cụ thể hóa mục tiêu chuyển đổi và xây dựng mới khu công nghiệp sinh thái phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, làm cơ sở cho các địa phương và các nhà đầu tư khu công nghiệp, doanh nghiệp triển khai một cách bài bản. Thứ hai, cần có cơ chế phối hợp đồng bộ và sự đồng thuận giữa Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, người dân và các bên liên quan để cởi trói cho những nút thắt về chính sách. Cuối cùng, cần xây dựng một hệ sinh thái những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp về hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên, sản xuất sạch hơn, cộng sinh công nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường.

Về phía UNIDO, chúng tôi đã và đang hỗ trợ 6 khu công nghiệp chuyển đổi sang mô hình sinh thái. Chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam triển khai mô hình này ở nhiều địa phương và khu công nghiệp hơn, đồng thời hy vọng ngày càng có nhiều khu công nghiệp đáp ứng và vượt các yêu cầu về môi trường, kinh tế và xã hội, góp phần quan trọng vào nỗ lực giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, thúc đẩy tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững của Việt Nam.

- Xin cảm ơn bà!

Năm 2017, UNIDO, Ngân hàng Thế giới và Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) đã xây dựng Khung quốc tế về khu công nghiệp sinh thái, đưa ra hướng dẫn cho các khu công nghiệp về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn, cộng sinh công nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, tiêu chuẩn xã hội, cơ sở hạ tầng và nguồn lực dùng chung cũng như tăng cường quản lý khu công nghiệp để trở thành khu công nghiệp sinh thái.

Đến nay, UNIDO đã và đang hỗ trợ triển khai dự án khu công nghiệp sinh thái tại 6 khu công nghiệp, gồm: Khánh Phú (Ninh Bình), Hòa Khánh (Đà Nẵng), Trà Nóc 1 và 2 (Cần Thơ), Hiệp Phước (TP. Hồ Chí Minh), Amata (Đồng Nai) và Đình Vũ (Hải Phòng).

Các khu công nghiệp ở Việt Nam tham gia dự án đã và đang đáp ứng trung bình 63% chỉ số hoạt động của một khu công nghiệp sinh thái.

Bà Lê Thị Thanh Thảo, Đại diện Quốc gia Văn phòng Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam

Kinh tế

Ảnh
Kinh tế

Xây dựng các tiêu chuẩn phát triển công nghiệp xanh

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc xây dựng và triển khai chính sách công nghiệp quốc gia hiệu quả không chỉ là yêu cầu cấp bách mà còn mang tính chiến lược lâu dài. Trong đó, cần phát triển các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm và an toàn môi trường cho doanh nghiệp sản xuất; xây dựng các tiêu chuẩn phát triển công nghiệp xanh…

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tín dụng xanh vẫn "ngóng" danh mục và bộ tiêu chí xanh

Thực tế cho thấy, khung pháp lý và thể chế liên quan đến tín dụng xanh ngày càng được hoàn thiện song còn mang tính định hướng, chưa có yêu cầu cụ thể với các tổ chức tín dụng về đánh giá yếu tố môi trường và xã hội khi thẩm định tín dụng. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp khó tiếp cận được với nguồn vốn xanh.

Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
Kinh tế

Điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 162/2024/NĐ-CP quy định điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập.

Đầu tư bất động sản biển sở hữu lâu dài cực hiếm tại Cam Ranh – Khánh Hoà
Kinh tế

Đầu tư bất động sản biển sở hữu lâu dài cực hiếm tại Cam Ranh – Khánh Hoà

Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang có nhiều chuyển biến tích cực, phân khúc bất động sản biển sở hữu lâu dài ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Với tiềm năng du lịch dồi dào và vị trí địa lý chiến lược, Cam Ranh - Khánh Hòa đang trở thành điểm đến đầu tư đầy triển vọng.

Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ được mở rộng như thế nào?
Kinh tế

Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận sẽ được mở rộng như thế nào?

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương triển khai các bước tiếp theo để có thể khởi công Dự án mở rộng cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận trong quý II.2025. Vậy phương án triển khai dự án cụ thể như thế nào?

Agribank – Ngân hàng duy nhất đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022, 2023
Doanh nghiệp

Agribank – Ngân hàng duy nhất đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022, 2023

Tại Lễ trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia và Giải thưởng Chất lượng Quốc tế châu Á - Thái Bình Dương năm 2021-2023, Agribank là đại diện ngân hàng duy nhất nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2022 và 2023 do Thủ tướng Chính phủ trao tặng cho 133 doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đóng góp tích cực và bền vững cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và sự thịnh vượng của xã hội.

Agribank tham gia vào hai dự án về tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và tiếp cận tài chính toàn diện
Doanh nghiệp

Agribank tham gia vào hai dự án về tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và tiếp cận tài chính toàn diện

Ngày 19.12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Cơ quan Hợp tác phát triển Luxembourg tổ chức Lễ khởi động 2 dự án lớn, nhằm tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) cho chính quyền và người dân địa phương, đồng thời nâng cao khả năng tiếp cận tài chính toàn diện. Đây cũng là lần đầu tiên Chính phủ Luxembourg chính thức làm việc với một Ngân hàng thương mại tại Việt Nam là Agribank.

Vinachem triển khai thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia
Kinh tế

Vinachem triển khai thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia

Ngày 20.12, tại thành phố Lào Cai, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã tổ chức “Hội nghị triển khai thực hiện Quy hoạch khoáng sản quốc gia theo Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18. 7.2023 của Thủ tướng Chính phủ”. Hội nghị có sự tham gia của UBND tỉnh Lào Cai, đại diện các Bộ, ngành...

Giải ngân đầu tư công qua Kho bạc Nhà nước đạt 61,8%
Kinh tế

Giải ngân đầu tư công qua Kho bạc Nhà nước đạt 61,8%

Kho bạc Nhà nước cho biết, tính đến hết ngày 15.12, lũy kế thanh toán vốn đầu tư công kế hoạch năm 2024 là 460.462,7 tỷ đồng, bằng 61,8% tổng nguồn vốn thuộc kế hoạch vốn kéo dài và kế hoạch năm 2024 Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao, kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nước (kế hoạch là 745.225,1 tỷ đồng).

Liên danh Vinaconex - VNCN E&C – Cienco6 bị đánh trượt gói thầu gần 1.800 tỷ đồng vì có dấu hiệu gian lận, làm giả hồ sơ
Kinh tế

Liên danh Vinaconex - VNCN E&C – Cienco6 bị đánh trượt gói thầu gần 1.800 tỷ đồng vì có dấu hiệu gian lận, làm giả hồ sơ

Liên danh Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Kỹ thuật VNCN E&C, Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 6 (Cienco6) vừa bị loại khỏi gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Nguyên nhân là liên danh này bị phát hiện có dấu hiệu gian lận, cung cấp thông tin và tài liệu không trung thực trong hồ sơ dự thầu.

Xử lý nghiêm trường hợp mua bán, gian lận hóa đơn trái phép
Kinh tế

Xử lý nghiêm trường hợp mua bán, gian lận hóa đơn trái phép

Thực trạng mua bán, gian lận hóa đơn trái phép đang là vấn đề nhức nhối, do đó cần có biện pháp xử lý nghiêm minh với những trường hợp vi phạm để mang tính răn đe. Đây là yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng tại hội nghị Tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025, do Tổng cục Thuế tổ chức sáng nay, 19.12.