ABBank là ngân hàng đầu tiên đạt chứng nhận ISO 27001:2022 về an toàn thông tin

Vừa qua, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) được Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) trao Chứng nhận ISO 27001:2022 về An toàn thông tin. Hệ thống An toàn thông tin của ABBANK được triển khai, áp dụng và duy trì theo tư vấn của Công ty Cổ phần Phát triển phần mềm và Hỗ trợ công nghệ (Misoft).

Với định hướng trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ hàng đầu, ABBANK đang tích cực triển khai các giải pháp chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng hạ tầng cũng như mang đến trải nghiệm tiện lợi nhất cho khách hàng. Song song với đó, Ngân hàng cũng chú trọng vào việc đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thông tin ở mức độ cao, qua đó hạn chế rủi ro khi vận hành hệ thống cũng như hỗ trợ bảo vệ khách hàng khi sử dụng dịch vụ số của ABBANK.

ABBank là ngân hàng đầu tiên đạt chứng nhận ISO 27001:2022 về an toàn thông tin -0
Lễ chứng nhận ISO 27001:2022 cho ABBANK.

Tiêu chuẩn ISO 27001:2022 (hay ISO/IEC 27001:2022), được cập nhật, thay đổi và bổ sung từ ISO/IEC 27001:2013 nhằm thích ứng với những tiến bộ về công nghệ thông tin và các rủi ro bảo mật đang liên tục thay đổi, đòi hỏi phải có cách tiếp cận linh hoạt và kịp thời để xây dựng khả năng phục hồi cho doanh nghiệp. Ưu tiên hàng đầu cho tối ưu hạ tầng công nghệ và quản lý, đảm bảo an toàn thông tin, ABBANK triển khai hệ thống với tư vấn từ Misoft và thành công trở thành Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng nhận tiêu chuẩn mới này.

ABBank là ngân hàng đầu tiên đạt chứng nhận ISO 27001:2022 về an toàn thông tin -0
Đại diện BSI trao chứng nhận ISO 27001:2022 cho đại điện ABBANK.

Ông Trần Việt Thắng – Giám đốc Khối Công nghệ Ngân hàng ABBANK chia sẻ: “ABBANK luôn xác định an toàn thông tin là nền tảng để phát triển các ứng dụng CNTT cho ngân hàng và khách hàng, do đó chúng tôi đã lựa chọn tiêu chuẩn quốc tế ISO 27001 để vận hành hệ thống quản lý An toàn thông tin đảm bảo an toàn dữ liệu của ngân hàng và giao dịch của khách hàng, cũng như cho sự phát triển bền vững của ABBANK trong tương lai.”

ABBank là ngân hàng đầu tiên đạt chứng nhận ISO 27001:2022 về an toàn thông tin -0
Đại diện BSI chúc mừng hợp tác thành công với đại diện ABBANK.

Bà Nguyễn Thị Minh Tâm – Trưởng đại diện Văn phòng BSI Hà Nội, cho biết: “ABBANK với sự đồng hành của đội ngũ tư vấn từ Misoft, đã nỗ lực đóng góp và cải tiến hệ thống liên tục để nhanh chóng đáp ứng những nhu cầu đặc biệt hơn của ISO 27001:2022 so với phiên bản cũ. ABBANK cũng là một trong những ngân hàng đi đầu tại Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu cao nhất về bảo mật trên toàn cầu theo chứng nhận mới này, khẳng định luôn tôn trọng và cam kết bảo vệ tài sản của khách hàng cũng như nguồn dữ liệu thông tin của tổ chức.”

Ông Vũ Bảo Thạch – Tổng Giám đốc Misoft chia sẻ: "Ngay khi có phiên bản chứng nhận ISO 27001:2022, hiện nay là tiêu chuẩn an toàn thông tin cao nhất toàn cầu, ABBANK đã trở thành ngân hàng tiên phong ở Việt Nam cập nhật và nâng cấp lên. Với sự đồng hành và tin tưởng từ ABBANK, Misoft đã có thể đưa ra những tư vấn và giải pháp phù hợp nhất để nhanh chóng và thuận lợi đưa hệ thống an toàn thông tin của ngân hàng đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn mới.”

Kinh tế

Bảo đảm tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất cũng đang trở thành ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp.
Kinh tế

Cần chuẩn hóa, minh bạch và tự chủ nguyên liệu sản xuất đầu vào

Ngành dệt may, giày da đang có những tín hiệu tăng trưởng tích cực nhưng việc phụ thuộc quá lớn vào nguồn cung nhập khẩu khiến ngành sản xuất trong nước đối mặt với nhiều rủi ro và khó khăn trong cạnh tranh. Chính vì thế, việc tự chủ nguyên phụ liệu là một trong những yếu tố sống còn để doanh nghiệp thăng hạng trong quá trình tham gia chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Xanh hóa công nghiệp gặp khó vì thiếu quy định
Kinh tế

Xanh hóa công nghiệp gặp khó vì thiếu quy định

Xanh hóa công nghiệp đang trở thành xu hướng phát triển đem lại hiệu quả trong tăng trưởng kinh tế, khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đây là khái niệm mới, hiện chưa có quy định cụ thể nên gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp.

Bình Dương: 9 tháng đầu năm 2024, triển khai hỗ trợ 33 tỷ đồng cho doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ
Kinh tế

Bình Dương: 9 tháng đầu năm 2024, triển khai hỗ trợ 33 tỷ đồng cho doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ

Tại họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2024 của UBND tỉnh Bình Dương vừa qua, Sở Công Thương tỉnh cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ cho doanh nghiệp trên địa bàn với số tiền gần 33 tỷ đồng.

Cẩn trọng lừa đảo mời gọi dịch vụ hoàn thuế cá nhân
Kinh tế

Cẩn trọng lừa đảo mời gọi dịch vụ hoàn thuế cá nhân

Theo Tổng cục Thuế, bên cạnh các tiện ích của dịch vụ thuế điện tử đang được ngành thuế triển khai, vẫn có một số trường hợp cá nhân sử dụng “dịch vụ hoàn thuế thu nhập cá nhân từ các trang mạng xã hội” thiếu kiểm chứng, thậm chí có hiện tượng “môi giới” lôi kéo cá nhân người nộp thuế làm dịch vụ quyết toán thuế.

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định
Kinh tế

Nông dân sẽ có lợi ích lâu dài khi doanh nghiệp phân bón phát triển ổn định

Việc đưa phân bón quay trở lại chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho nông dân, khi ngành sản xuất trong nước phát triển hiệu quả, có điều kiện hạ giá thành sản phẩm tới tay bà con. Đây là nhận định của TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam khi trao đổi với báo chí về đề xuất áp thuế GTGT mặt hàng phân bón.

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới
Kinh tế

Ngành dệt may Việt Nam tiếp tục là một điểm đến sáng trên bản đồ dệt may thế giới

Trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may - thiết bị, nguyên phụ liệu & vải 2024, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường cho biết về xu hướng tích cực từ 3 thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, EU và Nhật Bản.

Thúc đẩy việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam và Nhật Bản
Kinh tế

Thúc đẩy việc hợp tác thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp cơ khí, chế tạo Việt Nam và Nhật Bản

Tham dự M-Tech Osaka năm 2024 - triển lãm thường niên về cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ và kỹ thuật gia công lớn nhất tại Nhật Bản, đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều hoạt động bên lề sự kiện nhằm xúc tiến, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng cường hợp tác quốc tế.

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển
Kinh tế

Phú Thọ: Nâng tỷ lệ nội địa hóa, mở tiềm năng phát triển

Với ưu thế là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc với đồng bằng sông Hồng, Phú Thọ đang trở thành một trong những điểm sáng thu hút đầu tư. Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ đã nhận được sự quan tâm của các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mở ra nhiều tiềm năng phát triển. 

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày
Kinh tế

Cần giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành dệt may – da giày

Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đã xác định dệt may, da giày là 2 trong số 7 ngành công nghiệp ưu tiên của nước ta. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích bền vững.

Hàn Quốc, Nhật Bản đã lấn biển thành công ra sao?
Bất động sản

Hàn Quốc, Nhật Bản đã lấn biển thành công ra sao?

Khu vực quanh vịnh Tokyo tăng diện tích lên 15%, sân bay quốc tế Kansai được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo tại vịnh Osaka (Nhật Bản), hay Songdo IBD – đô thị thông minh của Hàn Quốc… là kết quả có được nhờ quá trình lấn biển mở rộng đất đai, phát triển kinh tế của các cường quốc Đông Bắc Á.

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội
Kinh tế

Hà Nội: Đảm bảo vốn đầu tư đối với các dự án trọng điểm, có tính chất liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội

Theo UBND TP. Hà Nội, giai đoạn 2021-2025, Thành phố hà Nội xác định thúc đẩy giải ngân đầu tư công là một trong các giải pháp quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thành phố cân đối nguồn lực, quan tâm chỉ đạo, điều hành, ban hành các cơ chế, chính sách để thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm.

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược
Kinh tế

Đề xuất chương riêng về cơ quan quản lý dược

“Thực trạng quản lý dược phẩm, vaccine, sinh phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc y học cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang phân tán ở nhiều vụ, cục ở Bộ Y tế, không nhất quán về biện pháp quản lý, chồng chéo và tạo ra nhiều kẽ hở. Vì thế, cần có chương riêng về cơ quan quản lý dược.