Xuất khẩu gạo sang Philippines sẽ khó khăn hơn

Philippines là thị trường truyền thống chủ lực xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, nước này đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung để giảm sự phụ thuộc vào gạo Việt sẽ khiến việc xuất khẩu gạo vào thị trường này gặp khó khăn hơn.

Áp lực cạnh tranh gay gắt

Philippines có nền sản xuất lúa gạo nhưng sản lượng hàng năm không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ nên phải nhập khẩu gạo từ nhiều quốc gia, trong đó Việt Nam chiếm thị phần lớn nhất.

Thương vụ Việt Nam tại Philippines dẫn số liệu thống kê của Cục Thực vật, Bộ Nông nghiệp Philippines cho thấy, tính từ 1.1 - 14.3.2024, tổng lượng gạo nhập khẩu của nước này là hơn 886.900 tấn, cao hơn khoảng 10,6% so với tổng lượng gạo nhập khẩu trong quý I.2023. Dự báo, trong năm nay, nước này nhập khẩu gạo khoảng 3,8 - 4 triệu tấn.

Trong tổng lượng gạo nhập khẩu kể trên, gạo từ Việt Nam vẫn chiếm lượng lớn nhất, với 493.900 tấn, chiếm 55,7%. Tiếp theo là gạo nhập khẩu từ Thái Lan với hơn 230.550 tấn, chiếm 26%; Pakistan là 109.803 tấn, chiếm 12,4%; Myanmar là 48.960 tấn; Cambodia là 1.620 tấn; Nhật Bản 1.800 tấn; Ấn Độ 235,5 tấn và từ Italy là 6,6 tấn. Số lượng gạo này được nhập bởi 109 công ty được Cục Thực vật cấp phép nhập khẩu.

Đáng chú ý, chỉ tính trong 14 ngày (từ 1 - 14.3), Cục Thực vật của nước này đã cấp 424 giấy chứng nhận kiểm dịch thông quan cho 358.188 tấn gạo nhập khẩu. Lượng gạo được cấp phép kiểm dịch thông quan này phải được nhập vào Philippines trong vòng 30 ngày kể từ ngày cấp phép.

Theo Cơ quan Thương vụ, những số liệu trên đã phản ánh sự thành công bước đầu của Chính phủ Philippines trong việc tìm cách đa dạng hóa nguồn cung gạo, giảm sự phụ thuộc lớn vào gạo Việt trong bối cảnh biến động địa chính trị và bất ổn trên thế giới cùng sự thay đổi chính sách của một số quốc gia sản xuất lúa gạo lớn, điển hình như lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ.

Với việc đa dạng hóa nguồn cung gạo nhập khẩu của Philippines đồng nghĩa sẽ tạo sự cạnh tranh gay gắt hơn cho gạo Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này, đặc biệt là với các đối thủ đến từ Thái Lan. Tính đến 7.3.2024, gạo Thái Lan xuất sang Philippines đạt 210.127 tấn, chiếm 26,47% thị phần và tăng so với cùng kỳ 2023. Đây là tín hiệu cảnh báo doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Philippines khi gạo Thái gia tăng thị phần, Cơ quan Thương vụ nêu.

Một khó khăn nữa mà các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Philippines phải đối mặt là trong năm nay, nước này được dự báo sẽ giảm lượng gạo nhập khẩu vì nguồn cung nội địa tăng.

Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo báo cáo của Cơ quan quản lý xuất khẩu nông sản, Bộ Nông nghiệp Mỹ, lượng gạo nhập khẩu của Philippines năm nay ở mức 4 triệu tấn, thấp hơn 100.000 tấn so với sự báo trước đó. Nguyên nhân bởi El Nino dự báo sẽ giảm vào tháng 4 - 5.2024, qua đó giúp sản lượng sản xuất gạo của nước này đạt 12,125 triệu tấn trong năm nay.

Xây dựng hình ảnh, uy tín cho gạo Việt

Dù có nhiều thách thức, song xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và sang thị trường Philippines vẫn có những tín hiệu lạc quan. Chỉ trong 2 tháng đầu năm nay, Tổng cục Hải quan cho biết, xuất khẩu gạo của cả nước đạt gần 1,08 triệu tấn, tương đương trên 735,58 triệu USD, giá trung bình 684,2 USD/tấn, tương ứng tăng 20,4% về lượng, tăng 55,7% về kim ngạch và tăng 29,4% về giá so cùng kỳ 2023. Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Philippines nhiều nhất, với hơn 500.000 tấn, tương đương 337 triệu USD, tăng 24,4% về lượng, tăng 64,7% về kim ngạch.

Philippines được xác định sẽ vẫn là thị trường xuất khẩu chủ lực của gạo Việt. Hiện, gạo Việt cũng có nhiều lợi thế tại thị trường này, như phẩm cấp, chất lượng phù hợp, đáp ứng thị hiếu cũng như nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, đặc biệt là tầng lớp dân cư đông đảo có thu nhập trung bình và thấp; nguồn cung ổn định, khoảng cách địa lý, chi phí và thuận tiện trong chuyên chở, có niềm tin và mối quan hệ bạn hàng lâu năm.

Trong bối cảnh gạo Việt đang chịu sức ép cạnh tranh gay gắt do Philippines tìm cách đa dạng hóa nguồn cung, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Philippines lưu ý các doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị và chiến lược cạnh tranh tốt, trước hết là về hình ảnh, uy tín để tiếp tục duy trì quan hệ với các bạn hàng, đối tác truyền thống; mở rộng tìm kiếm các đối tác, nhà nhập khẩu mới. Đồng thời, các doanh nghiệp cần tiếp tục phối hợp với Bộ Công thương, Cơ quan Thương vụ triển khai các chương trình giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, mặt hàng của Việt Nam, trong đó có mặt hàng gạo.

Tại hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với chủ đề "Đánh giá tình hình xuất khẩu và định hướng công tác xúc tiến thương mại phát triển thị trường gạo năm 2024" diễn ra mới đây, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương Trần Quốc Toản xác nhận, hiện nay, hoạt động xuất khẩu gạo vẫn chưa đa dạng về thị trường, phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống trọng điểm như Philippines, Indonesia… Các thương nhân gạo của nước ta cũng chưa chú trọng phát triển liên kết xây dựng vùng nguyên liệu cũng như triển khai các giải pháp về truy xuất nguồn gốc, xây dựng cơ sở thông tin dữ liệu đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu.

Do vậy, để tận dụng tốt cơ hội gia tăng thị phần tại các quốc gia còn nhiều tiềm năng, Bộ Công thương sẽ khẩn trương rà soát, hoàn thiện Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho cơ chế xuất khẩu gạo; đồng thời phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ động đàm phán để đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu. Bộ cũng sẽ tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác về thương mại gạo; khai thác các thị trường ngách với chủng loại gạo thơm, gạo chất lượng cao, ông Toản thông tin.

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo quy định tại Lệnh số 50 do Tổng thống Ferdinard R. Marcos Jr. ký, gạo từ các nước nhập khẩu vào Philippines hiện nay đều phải chịu mức thuế nhập khẩu 35% và mức này sẽ áp dụng cho đến cuối năm 2024 (sẽ xem xét lại vào tháng 12.2024).

Thị trường

Ảnh minh họa
Thị trường

Xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến năm nay có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15 - 20% so với năm 2023. Tuy tăng trưởng mạnh nhưng muốn bền vững, cần bảo đảm nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và quan tâm xây dựng thương hiệu cho ngành dừa.

 'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream
Thị trường

'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream

Theo ông Phạm Huy Phong, chuyên gia kinh tế, xu thế người nổi tiếng bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội đang nở rộ. Tuy nhiên, mỗi người bán hàng cần có trách nhiệm kiểm tra, kiểm nghiệm kỹ trước khi quyết định livestream để đưa ra sản phẩm giới thiệu tới khách hàng.

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường
Thị trường

Đánh giá tác động toàn diện thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế. Nhấn mạnh nguyên tắc đánh thuế là bảo đảm cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế, các chuyên gia khuyến nghị cần đánh giá tác động toàn diện để xây dựng chính sách và quyết định thời điểm áp dụng cho phù hợp.

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan
Thị trường

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu trở thành yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Kho lạnh NECS tự hào công bố việc đưa dịch vụ Kho lạnh ngoại quan chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ
Thị trường

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xem là một bước tiến lớn đối với các cơ sở cầm đồ, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hình này đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay. 

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thị trường

"Vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL không thiếu"

Đây là khẳng định Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định tại hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.11 tại Cần Thơ.

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ
Thị trường

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, nhưng đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu, cần linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, thời hạn và lãi suất ưu đãi, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè.
Thị trường

Cần đa dạng hóa các nguồn tín dụng nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Tín dụng - đòn bẩy cho chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ĐBSCL

Tại hội nghị "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững," Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe đã trình bày những nhận định quan trọng về thị trường thủy sản toàn cầu, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp tín dụng cho ngành thủy sản.

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số
Thị trường

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình (Trung tâm) đã chủ động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn bắt nhịp với xu hướng sản xuất, kinh doanh trên nền tảng số. Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, Trung tâm sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội để xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Thương mại thủy sản Việt Nam với Hoa Kỳ ít bị tác động bởi những biến động chính trị. Tuy nhiên, chính sách thương mại đặc thù dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản nước ta, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và linh hoạt ứng phó với những thay đổi thuế quan.

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thị trường

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo đại diện Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Thành phố đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định phát triển công nghiệp, trong đó có nhiều Nghị quyết, Quyết định, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, sản xuất công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp điện tử - tin học; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn.