Xuất khẩu dừa hướng tới mục tiêu "tỷ đô"

10 tháng đầu năm, xuất khẩu dừa và các sản phẩm liên quan đạt 902,8 triệu USD, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm 2022. Với kết quả này, ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho rằng, kim ngạch xuất khẩu năm 2023 sẽ đạt 1 tỷ USD và kỳ vọng vượt 1 tỷ USD trong năm 2024.

 Việt Nam thuộc tốp 10 nước trồng dừa lớn nhất thế giới

 - Sự phát triển của ngành dừa trong những năm qua diễn ra như thế nào, thưa ông?

- Trước đây cây dừa có thể rất xa lạ, chưa được quan tâm, nhưng sau 12 năm không ngừng nỗ lực phát triển, cây dừa đã được xây dựng thành cây chủ lực quốc gia và được xây dựng bộ thương hiệu quốc gia ngành thực phẩm để quảng bá trên tất cả các diễn đàn trong và ngoài nước.  

Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam Cao Bá Đăng Khoa

Việt Nam thuộc top 10 nước trồng dừa lớn nhất thế giới với diện tích dừa cả nước đạt gần 200.000ha, tập trung tại các tỉnh duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long. Cây dừa đang là nguồn thu nhập cho khoảng 389.530 hộ nông dân.

Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành dừa Việt Nam chỉ 180 triệu USD, tỉnh Bến Tre chiếm 70% chỉ với 6 doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu, còn lại các doanh nghiệp thương mại, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, ít sản phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Đến nay, cả nước đã 90 doanh nghiệp ngành dừa và liên quan đến dừa, trong đó có 42 doanh nghiệp sản xuất chế biến sâu. Các doanh nghiệp không chỉ sản xuất đơn thuần mà còn khai thác nguyên liệu từ dừa, phục vụ các ngành thực phẩm, y tế, mỹ phẩm.

Cộng đồng doanh nghiệp ngành dừa đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, vùng trồng nguyên liệu hữu cơ. Nhiều doanh nghiệp đầu tư công nghệ, vùng trồng nguyên liệu hữu cơ tại Tây Ninh, Hậu Giang, Long An, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Định để hướng đến xuất khẩu. Trong đó, có khoảng 15 trang trại trồng dừa chuyên canh có diện tích trên 100ha.

- Tình hình xuất khẩu dừa hiện nay ra sao?  

- Dừa là một trong số ít loại cây trồng mà tất cả các bộ phận của cây đều có thể sản xuất ra các sản phẩm có giá trị. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm từ dừa và liên quan dừa như: bánh, kẹo, mỹ phẩm, gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ... năm 2022 đạt khoảng 940 triệu USD. 

Trong những tháng đầu năm 2023, tình hình kinh tế khó khăn nên xuất khẩu của ngành dừa sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, trong quý II và III, ngành dừa đón nhận nhiều tin vui. Đầu tiên là việc Mỹ chấp thuận cho dừa Việt Nam vào thị trường, đồng nghĩa các nước châu Âu cũng mở cửa theo, không chỉ dừa tươi, mà còn dừa nguyên trái khô, nguyên liệu. Tháng 8 vừa qua, Hải quan Trung Quốc cũng đã gửi thư rà soát sản lượng, để làm báo cao chung tiến tới nghiên cứu xuất khẩu chính ngạch trái dừa tươi, đến nay đã đàm phán đạt gần 60% và tương lai chắc chắn sẽ nhập dừa tươi của Việt Nam.

Với nhiều tín hiệu tích cực, hết năm 2023 kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu dừa sẽ đạt 1 tỷ USD. Bước sang năm 2024, ngành phấn đấu xuất khẩu đạt hoặc vượt 1 tỷ USD. 

- Trước thông tin trái dừa sẽ được xuất đi Mỹ và Trung Quốc, các địa phương đã có sự chuẩn bị như thế nào?

- Hiện tại, các địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã tập huấn, hướng dẫn bà con canh tác dừa theo tiêu chuẩn GAP, Global GAP, hữu cơ… để nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng nông trại dừa hữu cơ, riêng Bến Tre đã có hơn đã có hơn 15.000ha dừa đạt chứng nhận này.

Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu đăng ký mã vùng trồng và mã sản phẩm xuất khẩu cho trái dừa tươi. Nhiều hợp tác xã tuyên truyền kỹ thuật chăm sóc cho dừa nhằm thu được kết quả trái đạt chuẩn ( 2,8 - 3,2 kg/1 trái) đủ điều kiện đưa vào sản xuất các sản phẩm tiêu chuẩn cao.

Sẽ hình thành bản đồ dừa trên cả nước

- Bên cạnh tin vui như vậy, có những khó khăn nào ngành dừa phải đối mặt?

- Tập quán trồng dừa bằng các nguồn giống không kiểm soát, tự lai tạo và không được đăng ký lưu hành về giống đang là trở ngại lớn cho việc hình thành các vùng nguyên liệu. Ngoài ra, ngành cũng thiếu sự liên kết, đồng bộ… Thêm vào đó, khi tốc độ phát triển lớn, cộng đồng doanh nghiệp chưa chuẩn bị sẵn sàng. Thực tế, chỉ có 10 nhà máy được đầu tư trên 10 triệu USD, nhưng cũng đã lâu đời, đầu tư nhân lực còn chậm. Còn với lứa doanh nghiệp “trẻ hơn” thì hầu hết làm vội vã để kiếm doanh thu, đây cũng là vấn đề đáng lo của ngành.

- Hiệp hội sẽ làm gì để đạt kim ngạch xuất khẩu "tỷ đô" trong năm 2024 và hướng đến sự phát triển bền vững? 

- Để tiếp cận thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu cần nỗ lực của nhiều cơ quan, ban ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nông dân trồng dừa với kế hoạch bài bản, thận trọng.

Thời gian tới, Hiệp hội tiếp tục mời gọi đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu dừa đạt chuẩn; hình thành bản đồ dừa trên cả nước để làm dữ liệu cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham khảo. Triển khai xây dựng thương hiệu cho ngành dừa, đẩy mạnh liên kết vùng trồng đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Tiến đến truy xuất nguồn gốc cũng như bảo hộ thương hiệu sản phẩm ngành dừa thị trường trong và ngoài nước. 

Hiệp hội sẽ phối hợp với Cục Trồng trọt hỗ trợ địa phương đăng ký giống đầu dòng, hỗ trợ doanh nghiệp đăng lý lưu hành đăng ký sở hữu về giống. Phối hợp Cục Bảo vệ thực vật, Viện cây ăn quả miền Nam tổ chức chương trình phòng ngừa dịch bệnh cho cây dừa để tránh ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng

Đặc biệt, chúng tôi sẽ quan tâm đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp giao thương trong và ngoài nước để tìm kiếm khách hàng; đồng thời đề xuất chính sách hỗ trợ về máy móc, vốn vay, xây dựng vùng trồng bền vững...

- Xin cảm ơn ông!

Thị trường

SHB miễn phí đổi thẻ từ sang thẻ chip đạt chuẩn VCCS
Thị trường

SHB miễn phí đổi thẻ từ sang thẻ chip đạt chuẩn VCCS

Nhằm nâng cao tính bảo mật và an toàn trong giao dịch thẻ, SHB sẽ hỗ trợ khách hàng chuyển đổi thẻ ATM công nghệ từ sang thẻ công nghệ chip đạt chuẩn VCCS với chi phí “0 đồng”. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu trong việc đảm bảo an toàn giao dịch thẻ cho khách hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Đầu tư tư nhân phát triển sẽ giúp cải thiện chất lượng thị trường chứng khoán

Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đầu tư tư nhân tại Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển, qua đó tạo ra các doanh nghiệp chất lượng và có quy mô lớn. Và khi các doanh nghiệp này được niêm yết trên thị trường chứng khoán, sẽ tạo ra lượng hàng hóa có chất lượng, góp phần tăng quy mô cho thị trường.

Nguồn cung nông sản, thực phẩm của Hà Nội tương đối dồi dào. Ảnh: ITN
Kinh tế

Hà Nội bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu dịp Tết 2025

Để chuẩn bị mùa mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đã chủ động lên phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa, bình ổn giá dịp này; đồng thời, sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến cung cầu hàng hóa, các giải pháp điều tiết nguồn hàng sẽ được triển khai kịp thời để bảo đảm không xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa, tăng giá sản phẩm...

Ảnh minh họa
Thị trường

Hiệu quả lớn từ mở rộng phối hợp thu ngân sách

Thời gian qua, Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu ngân sách, tăng không gian và thời gian thu nộp ngân sách lên 24 giờ/7 ngày. Trong đó, mở rộng công tác phối hợp thu và thanh toán song phương điện tử với các ngân hàng thương mại là một điểm sáng.

Ảnh minh họa
Thị trường

Hợp tác xã mong chờ hướng dẫn thụ hưởng chính sách

Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ 1.7.2024 song nhiều hợp tác xã (HTX) vẫn chưa nắm rõ luật để triển khai. Trưởng ban Chính sách và phát triển HTX, Liên minh HTX Việt Nam Phạm Thị Tố Oanh đề xuất, cần tiếp tục tuyên truyền và hướng dẫn sâu hơn để HTX được hưởng 8 nhóm chính sách theo luật, qua đó thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển.

Cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước với gói vay mua nhà lãi suất chỉ từ 7,3%/năm
Thị trường

Cơ hội sở hữu ngôi nhà mơ ước với gói vay mua nhà lãi suất chỉ từ 7,3%/năm

Năm 2024 dần khép lại và mùa lễ hội đang đến gần, đây cũng là thời điểm lý tưởng để nhiều người lên kế hoạch cho nhiều dự định quan trọng trong cuộc sống như mua nhà, mở rộng sản xuất, kinh doanh,… Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) với các gói vay đa dạng, lãi suất ưu đãi sẽ giúp khách hàng dễ dàng thực hiện những mục tiêu trong dịp cuối năm này.

Toàn cảnh diễn đàn
Thị trường

Cần cách tiếp cận mới về tư duy thị trường

Chia sẻ tại diễn đàn “Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp Ban Kinh tế Trung ương, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đồng tổ chức ngày 6.12, các đại biểu cho rằng, để phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh cần một cách tiếp cận mới về tư duy thị trường, hiện đại hóa và tầm nhìn năng lượng tái tạo, từ đó tạo cơ hội thời đại và vị thế quốc gia mới.