Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, lấp dần nguồn cung thiếu hụt

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mặc dù các doanh nghiệp dệt may nội địa đã và đang gia tăng sự xuất hiện trong chuỗi sản xuất toàn cầu nhưng số lượng này chưa tương xứng với tiềm năng.

Gặp khó trong cung ứng đầu ra

Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may hiện nay chủ yếu là các phụ kiện như dây kéo, nút chỉ,… song chỉ một trong những yếu tố này bị lỗi sẽ dẫn đến sản phẩm bị đánh giá không đạt tiêu chuẩn, kém chất lượng. Mặc dù ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) dệt may đã được cải thiện, song vẫn còn rất yếu. Theo thống kê hiện nay, hầu hết các nguyên phụ liệu đều được nhập chủ yếu từ Trung Quốc bởi sự đa dạng về mẫu mã, chất lượng.

Đại diện một số doanh nghiệp đang nhận các đơn hàng xuất khẩu sang nước ngoài cho biết, yêu cầu của các đơn hàng xuất khẩu sang các nước tại khu vực Châu Á, Đông Nam á hiện nay là rất lớn, tuy nhiên chất lượng sản phẩm cũng yêu cầu rất cao. Đơn cử như việc làm áo đầu bếp, trên áo có nút bấm quan trọng với yêu cầu chỉ cần cầm giữa áo rồi giật là các nút sẽ rời hết ra chứ không phải gỡ từng nút. Chính vì vậy, nếu các nút bấm này không tốt khi người dùng kéo mạnh sẽ dễ bị bung hoặc bị hỏng sau một thời gian sử dụng.

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, lấp dần nguồn cung thiếu hụt. -0
Theo các doanh nghiệp, cần hình thành các trung tâm chuyên ngành nhằm thúc đẩy cho toàn ngành, trong đó có công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may phát triển. Ảnh: ITN

Theo đánh giá của đại diện doanh nghiệp dệt may Việt Nam, CNHT trong lĩnh vực này hiện còn gặp nhiều khó khăn, vấn đề đặc biệt về nguyên liệu, giá cả đầu vào tăng cao trong bối cảnh lạm phát khiến đơn hàng có xu hướng giảm hơn trước. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng hiện nay doanh nghiệp nmay mặc chủ yếu làm hàng gia công, nguyên phụ liệu đều được khách hàng đặt hàng và cung cấp. Sản phẩm CNHT dệt may trong nước làm ra nhưng không bán được nên ít người đầu tư, cải tiến máy móc chất lượng sản phẩm.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, các doanh nghiệp trong nước đang phải nhập khẩu khoảng 70% nguyên phụ liệu, phần lớn nhập khẩu từ Trung Quốc, ngành dệt may cả nước đều vướng phải tỉnh trạng xuất sợi và nhập lại do khâu dệt, nhuộm của chúng ta còn yếu, buộc phải nhập lượng lớn nguyên liệu vải để sản xuất.

Hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Vì vậy, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may cần được ưu tiên, sớm thu hút được các tập đoàn đa quốc gia đầu tư công nghệ, vốn thúc đẩy hình thành hệ thống doanh nghiệp CNHT phục vụ cho ngành dệt may.

Đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng, để vào được chuỗi cung ứng toàn cầu, giành được đơn hàng thì phải rẻ hơn hàng Trung Quốc, nhưng cạnh tranh về giá luôn là thách thức với các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nói chung và CNHT nói riêng vì các bất cập của chính sách thuế, phí, lãi vay...

Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp CNHT TP. Hà Nội Nguyễn Vân  kiến nghị, các tổ chức ngân hàng quan tâm cho các doanh nghiệp ngành CNHT được tiếp cận nguồn vốn tốt, thời hạn cho vay dài, bởi nhiều doanh nghiệp CNHT phải đầu tư 2-3 năm, thậm chí 5-10 năm mới có lãi.

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, lấp dần nguồn cung thiếu hụt. -0
Bộ Công Thương đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, lấp dần nguồn cung thiếu hụt. Ảnh: ITN

Trong Chiến lược phát triển ngành dệt may, da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035, Bộ Công Thương đề ra một số giải pháp về đổi mới công nghệ, nhất là với dệt, nhuộm hoàn tất nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, lấp dần nguồn cung thiếu hụt.

Để đáp ứng phần nào về nguồn nguyên phụ liệu, ngành dệt may đang phối hợp với Bộ Công Thương cho biết, sẽ xây dựng một số khu công nghiệp dệt may lớn có hệ thống xử lý nước thải, bảo vệ môi trường đảm bảo tiêu chuẩn “xanh hóa” ngành dệt may.Cụ thể, sẽ phát triển một số tổ hợp chuyên ngành tại 3 miền Bắc, Trung, Nam (kết hợp với ngành dệt May) và cụm công nghiệp chuyên ngành có vị trí thuận lợi và hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hợp thành mạng lưới chuỗi cung ứng từ nghiên cứu phát triển đến sản xuất nguyên, phụ liệu, sản xuất và phân phối sản phẩm, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư tại các vùng kinh tế trọng điểm.

Mới đây, Bộ Công Thương đã có tờ trình gửi Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về việc tiếp thu các ý kiến với dự thảo sửa đổi Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển CNHT với nhiều chính sách ưu đãi mới được đề xuất.

Bộ Công Thương xác định các doanh nghiệp hưởng chính sách này không thuộc đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Với khoảng 5.000 doanh nghiệp hiện nay, doanh nghiệp có dự án sản xuất sản phẩm CNHT thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển sẽ được hưởng các ưu đãi, gồm ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, Bộ Công Thương đã cấp 206 giấy xác nhận ưu đãi cho các doanh nghiệp có dự án sản xuất CNHT.

Ngoài chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, dự thảo sửa đổi nghị định 111 đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, thu hút đầu tư vào lĩnh vực CNHT.

Theo dự thảo, mức cấp bù chênh lệch lãi suất là 3%/năm. Với chính sách này, mỗi dự án được hưởng chính sách hỗ trợ tín dụng một lần trong cùng một giai đoạn nếu dự án đó chưa được hưởng chính sách hỗ trợ tín dụng khác từ ngân sách nhà nước.

Thời gian được Nhà nước hỗ trợ tín dụng bằng thời hạn cho vay nhưng tối đa không quá 10 năm kể từ ngày ký hợp đồng vay vốn. Chính sách này áp dụng với các khoản vay ký thỏa thuận vay vốn, giải ngân thực hiện đến hết năm 2030.Theo dự thảo, các sản phẩm CNHT được ưu tiên phát triển gồm có ngành dệt may, da giày, điện tử, sản xuất và lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo.

Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường
Thị trường

Đánh giá tác động toàn diện thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế. Nhấn mạnh nguyên tắc đánh thuế là bảo đảm cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế, các chuyên gia khuyến nghị cần đánh giá tác động toàn diện để xây dựng chính sách và quyết định thời điểm áp dụng cho phù hợp.

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan
Thị trường

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu trở thành yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Kho lạnh NECS tự hào công bố việc đưa dịch vụ Kho lạnh ngoại quan chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ
Thị trường

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xem là một bước tiến lớn đối với các cơ sở cầm đồ, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hình này đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay. 

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thị trường

"Vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL không thiếu"

Đây là khẳng định Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định tại hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.11 tại Cần Thơ.

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ
Thị trường

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, nhưng đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu, cần linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, thời hạn và lãi suất ưu đãi, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè.
Thị trường

Cần đa dạng hóa các nguồn tín dụng nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Tín dụng - đòn bẩy cho chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ĐBSCL

Tại hội nghị "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững," Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe đã trình bày những nhận định quan trọng về thị trường thủy sản toàn cầu, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp tín dụng cho ngành thủy sản.

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số
Thị trường

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình (Trung tâm) đã chủ động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn bắt nhịp với xu hướng sản xuất, kinh doanh trên nền tảng số. Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, Trung tâm sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội để xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Thương mại thủy sản Việt Nam với Hoa Kỳ ít bị tác động bởi những biến động chính trị. Tuy nhiên, chính sách thương mại đặc thù dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản nước ta, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và linh hoạt ứng phó với những thay đổi thuế quan.

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thị trường

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo đại diện Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Thành phố đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định phát triển công nghiệp, trong đó có nhiều Nghị quyết, Quyết định, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, sản xuất công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp điện tử - tin học; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn.

3 giải thưởng ô tô trong chương trình tri ân của Bảo Việt Nhân thọ đã tìm thấy chủ nhân may mắn
Thị trường

3 giải thưởng ô tô trong chương trình tri ân của Bảo Việt Nhân thọ đã tìm thấy chủ nhân may mắn

Ngày 9.11.2024, tại tỉnh Lâm Đồng đã diễn ra lễ quay thưởng đợt 3 - cũng là đợt cuối khép lại chương trình tri ân lớn nhất năm “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ.

3 giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 144 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm thành lập Tập đoàn Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Tổng cục Hải quan siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ
Thị trường

Tổng cục Hải quan siết chặt kỷ luật, kỷ cương công vụ

Để tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ và văn hóa công sở, Tổng cục Hải quan đã nghiêm túc quán triệt, phổ biến, đồng thời cụ thể hóa thành các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định để bảo đảm triển khai thống nhất, đồng bộ trong toàn hệ thống.