Nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp

Kinh tế thế giới đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao nhận thức và xây dựng các công cụ phân tích nhằm định vị giá trị cốt lõi của mình để vượt qua thách thức, nắm bắt các cơ hội mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh.

Doanh nghiệp và giá trị cốt lõi

Hiện nay cả nước có trên 800 nghìn doanh nghiệp, khoảng 98% là doanh nghiệp vừa và nhỏ với loại hình phổ biến là công ty TNHH. Trong 5 năm vừa qua và đặc biệt là hai năm gần đây, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt được nhiều cơ hội kinh doanh do hội nhập quốc tế mang lại. Tuy nhiên cộng đồng doanh nghiệp nói chung cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, rủi ro do Covid-19, xung đột vũ trang và sự bất ổn của kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất… Mặc dù Chính phủ đã có nhiều giải pháp mạnh mẽ để hỗ trợ doanh nghiệp nhưng tình hình phục hồi sản xuất, kinh doanh chưa có chuyển biến rõ rệt.

Bên cạnh các lý do khách quan, có thể nói nguyên nhân chính của tình hình trên là năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp so với yêu cầu của hội nhập. Đây là vấn đề tồn tại lớn nhất sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Do quy mô còn quá nhỏ, năng lực quản lý hạn chế, một số doanh nghiệp lớn trong nước chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh dài hạn, chuyên nghiệp, không tập trung vào năng lực cốt lõi, đầu tư dàn trải, gây lãng phí. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà phần nào đã làm cho cơ cấu kinh tế mất cân đối và tăng trưởng không bền vững.

Kinh tế thế giới đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, lạm phát cao xảy ra trên diện rộng, khủng khoảng nợ công đang lan rộng ở châu Âu, tình trạng thất nghiệp không chỉ trầm trọng hơn ở các nước kém triển mà kể cả các đầu tàu kinh tế cũng đang phải đối mặt… Tình hình này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao nhận thức và xây dựng các công cụ phân tích nhằm định vị giá trị cốt lõi của mình để vượt qua thách thức và nắm bắt các cơ hội mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh.

Một doanh nghiệp phải được coi là một chuỗi của các giá trị gia tăng được tạo ra bởi các hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp và hoạt động hỗ trợ. Hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm việc tạo sản phẩm, marketing, phân phối và dịch vụ sau bán hàng. Hoạt động hỗ trợ bao gồm nguồn lực, hạ tầng đầu vào, khả năng lãnh đạo, văn hóa, công nghệ thông tin… (hỗ trợ tạo giá trị gia tăng và giảm chi phí). Năng lực của doanh nghiệp là tập hợp chuỗi giá trị gia tăng của các hoạt động đó. Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp chính là các năng lực như vậy và có lợi thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp có thể định vị theo cấp độ. Giá trị cốt lõi cơ bảnlà những năng lực có thể giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro và khai thác được các cơ hội. Giá trị cốt lõi đặc biệtlà những năng lực mà các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp không có. Giá trị cốt lõi khó có thể sao chép là những năng lực các đối thủ khác không dễ xây dựng và phát triển do các nguyên nhân như điều kiện thiên nhiên, điều kiện lịch sử (quan hệ), khó sao chép… Giá trị cốt lõi không thể thay thếlà các năng lực liên quan đến tài sản trí tuệ, thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp.

Không ngừng phát triển và hoàn thiện các giá trị cốt lõi

Theo các nhà lý thuyết quản trị doanh nghiệp, muốn xác định các giá trị cốt lõi thì tối thiểu doanh nghiệp phải xây dựng 3 công cụ phân tích các năng lực của mình, nói cách khác là phân tích các năng lực tạo ra giá trị gia tăng trong các hoạt động của doanh nghiệp.

Phân tích những thuận lợi, khó khăn: phân tích các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa giúp chúng ta nhận định được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những thách thức và cơ hội của hoạt động đó trong các yếu tố hệ sinh thái khách quan.

Phân tích về đối thủ cạnh tranh: phân tích các hoạt động trong chuỗi giá trị của các đối thủ chiến lược của doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề đó. Từ đó chúng ta có thể có được sự nhận định về những lợi thế so sánh về năng lực giữa các đối thủ, giúp chúng ta biết “người” trong môi trường cạnh tranh.

Phân tích khả năng cạnh tranh đóng vai trò quyết định để “biết ta” trong việc lựa chọn xây dựng và phát triển giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Trước hết, phải xác định được thị trường và thị phần của sản phẩm doanh nghiệp để có thể đầu tư bền vững, lâu dài một cách chuyên nghiệp cho phát triển giá trị cốt lõi. Nói cách khác là phải trả lời được các câu hỏi về vị trí, sự ổn định, dự báo khả năng phát triển… của thị trường, khách hàng dự định chúng ta sẽ nhắm tới. Ngoài ra, còn phải phân tích được các điều kiện về những yếu tố sản xuất của cả ngành đó bao gồm: các chi phí đầu vào cơ bản, trực tiếp, mang tính truyền thống như nguyên, nhiên liệu, nhân công; các chi phí đầu vào gián tiếp, mang tính cạnh tranh công nghiệp như dịch vụ, đóng gói, chất lượng, nghiên cứu, phát triển, công nghệ, tài chính, hậu cần… Hơn nữa, phải phân tích về tính liên kết của các ngành phụ trợ và có liên quan như nghiên cứu, đào tạo, xúc tiến, vận chuyển, tài chính, hải quan, đất đai…

Trong xây dựng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, Chính phủ cần chú trọng xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi. Ngoài ra, doanh nghiệp cần định vị tốt thị trường theo nguyên tắc giữ vững thị trường trong nước, từng bước tiến ra thị trường khu vực ASEAN và quốc tế. Tuy nhiên, phát triển giá trị cốt lõi đóng vai trò quyết định sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Việc xa rời các giá trị cốt lõi sẽ dẫn tới sự không bền vững và thất bại của doanh nghiệp, nhất là trong thời kỳ kinh tế khủng khoảng.

Mặc dù vậy, cũng cần nhận thức rằng: không có giá trị cốt lõi nào của doanh nghiệp mãi là vũ khí cạnh tranh toàn diện và tuyệt đối. Hơn nữa, việc duy trì quá lâu giá trị cốt lõi sẽ làm doanh nghiệp kém tính sáng tạo và đổi mới. Chính vì vậy, việc không ngừng phát triển và hoàn thiện các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và sự cân đối hợp lý giữa chiến lược xây dựng giá trị cốt lõi và chiến lược liên kết đối tác sẽ đóng vai trò quyết định thành công của doanh nghiệp trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp và trong thời kỳ kinh tế chuyển đổi. Sự phát triển của doanh nghiệp thông qua xây dựng và phát triển giá trị cốt lõi của doanh nghiệp sẽ bảo đảm hiệu quả cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Thị trường

 Các đại biểu tham dự tọa đàm
Kinh tế

Bảo đảm quyền kinh doanh của doanh nghiệp xăng dầu

Tại Tọa đàm “Cơ chế kinh doanh và an ninh năng lượng trong lĩnh vực xăng dầu” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 16.10, các đại biểu đề xuất, nghị định mới về kinh doanh xăng dầu cần bảo đảm quyền tự do kinh doanh cho các doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo sự cạnh tranh và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi.

PVcomBank hợp tác với Điện lực Quảng Ngãi triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện
Thị trường

PVcomBank hợp tác với Điện lực Quảng Ngãi triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện

Trên cơ sở hợp đồng nguyên tắc về việc thực hiện dịch vụ thu hộ tiền điện đã ký với Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) vừa tiếp tục triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện cho đơn vị thành viên là Công ty Điện lực Quảng Ngãi (PC Quảng Ngãi). Sự kiện ký kết hợp đồng giữa hai đơn vị đã diễn ra thành công tốt đẹp mới đây tại trụ sở Chi nhánh PVcomBank Quảng Ngãi.

Doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ ngành ô tô: Cần chú trọng đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh
Thị trường

Doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ ngành ô tô: Cần chú trọng đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh

Theo Bộ Công Thương, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam định hướng đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ. Cụ thể, đến 2030, ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô sẽ đáp ứng khoảng 55-60% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp trong nước, tăng lên 80-85% vào 2045.

Thúc đẩy thị trường nội địa – cơ hội nâng cao giá trị hàng Việt
Thị trường

Thúc đẩy thị trường nội địa – cơ hội nâng cao giá trị hàng Việt

Thúc đẩy thị trường trong nước luôn là giải pháp hàng đầu hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế. Để tạo động lực cho thị trường nội địa các doanh nghiệp bán lẻ cần đổi mới phương thức kinh doanh, tạo ra sự khác biệt trong quá trình phục vụ, nhưng vẫn phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng.

Mở rộng mạng lưới phân phối sơ mi rơ moóc
Thị trường

Mở rộng mạng lưới phân phối sơ mi rơ moóc

Với năng lực sản xuất lớn cùng hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại hàng đầu Đông Nam Á, Công ty Sơ mi rơ moóc và Cấu kiện nặng (Thaco Trailers) đã tạo ấn tượng mạnh mẽ với các doanh nghiệp, đối tác và khách tham quan ngay lần đầu tiên tham gia Triển lãm IANA Intermodal Expo 2024 tại Hoa Kỳ.

Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu đang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Nguồn: ITN
Thị trường

Xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD

8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu là nhóm xuất khẩu chủ lực, chiếm hơn 52% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Việc tăng giá điện cần công khai, minh bạch.
Kinh tế

Hài hòa lợi ích các bên

Theo các chuyên gia, Nhà nước điều tiết giá điện bằng các công cụ của thị trường; đó là các loại thuế, loại phí, quỹ điều tiết gián tiếp vào yếu tố hình thành giá điện để có một mức giá điện bảo đảm hài hòa được lợi ích của các bên tham gia thị trường điện, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào giá thành.

Xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá điện minh bạch theo cơ chế thị trường.
Kinh tế

Giải bài toán bất cập về giá thành điện

Tại Tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức, các nhà quản lý cùng với chuyên gia kinh tế đã có những phân tích sâu sắc, khách quan và toàn diện về thực trạng cũng như những bất cập liên quan đến giá điện, từ đó, đặt ra lời giải bảo đảm sự minh bạch của giá điện.

Giống cá tra tốt quyết định năng suất và chất lượng
Kinh tế

Quản lý chặt việc cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cá tra giống

Để cá tra đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu, yêu cầu đầu tiên là phải có nguồn giống sạch bệnh, đạt chất lượng; vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các địa phương quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất cá tra giống, đáp ứng đủ các điều kiện thì mới cấp giấy chứng nhận.

Bản tin chứng khoán ngày 8/10: Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ.
Thị trường

Bản tin chứng khoán ngày 8/10: Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ.

Theo chứng khoán Alpha, nhà đầu tư nên hold danh mục để tận dụng nhịp tăng giá hiện tại, tận dụng nhịp giảm để tăng tỷ trọng từng phần, ưu tiên cổ phiếu có sẵn. Cơ cấu cổ phiếu phòng thủ sang cổ phiếu thị trường (hệ số Beta cao hơn), cổ phiếu có dòng tiền và thông tin hỗ trợ. Tập trung vào cổ phiếu: chứng khoán, bất động sản, ngân hàng, xuất khẩu....

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương chủ trì họp báo
Kinh tế

GDP 9 tháng đạt 6,82% là tín hiệu đáng mừng

Tổng cục Thống kê nhận định, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82% là kết quả tích cực trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn, bất ổn và ở trong nước, thiên tai, bão lũ cũng gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất, đời sống của người dân.

GDP quý III tăng 7,4%
Kinh tế

GDP quý III tăng 7,4%

Họp báo sáng 6.10, Tổng cục Thống kê cho biết,  tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III ước tăng 7,40% so với cùng kỳ 2023. Tính chung 9 tháng, GDP ước tăng 6,82%.