Gỡ khó cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Xuất khẩu thủy sản được dự báo tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn, trong đó có những bất cập về quy định kiểm dịch, thời gian cấp Giấy xác nhận nguyên liệu khai thác (S/C) của các cảng cá ảnh hưởng đến sản xuất... Những vấn đề này cần sớm được tháo gỡ để doanh nghiệp thủy sản yên tâm sản xuất, kinh doanh.

Bất cập về quy định kiểm dịch

Theo số liệu thống kê, 5 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu thủy sản đạt 3,6 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu tôm và cá tra tăng nhẹ, lần lượt tăng 7% và 4%. Xuất khẩu cua ghẹ tăng mạnh nhất với 84%. Cá ngừ cũng tăng tích cực 22%, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ tăng 13%. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến kim ngạch 6 tháng sẽ đạt 4,4 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023.

Tuy nhiên, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định: xuất khẩu thủy sản vẫn chưa hết khó khăn bởi còn nhiều bất cập về quy định kiểm dịch, thời gian cấp Giấy xác nhận nguyên liệu khai thác (S/C) của các cảng cá ảnh hưởng đến sản xuất...

Trong công văn số 78/CV-VASEP gửi tới Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục hành chính của Thủ tướng và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), VASEP đã nêu rõ những vướng mắc doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang gặp phải.

Xuất khẩu thủy sản vẫn chưa hết khó.Nguồn:ITN
Nguồn:ITN

Đầu tiên là quy định kiểm dịch đối với hàng thủy sản chuyển mục đích sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu sang tiêu thụ nội địa. Theo VASEP, hiện chưa có quy định hướng dẫn về “chuyển mục đích sử dụng” nguyên liệu nhập khẩu nêu trên tại các Thông tư về kiểm dịch thủy sản nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để người dân và doanh nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng cho hàng nhập khẩu - tạo ra khoảng trống trong quy định.

Liên quan đến kích thước tối thiểu được phép khai thác của các loài thủy sản sống trong vùng nước tự nhiên quy định tại Nghị định số 37/2024/NĐ-CP của Chính phủ (có hiệu lực từ ngày 19.5.2024), với cá ngừ vằn, quy định chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác là 0,5m (tương đương trọng lượng từ 5kg đến 7kg) trong khi tiêu chuẩn quốc tế đối với loài này là từ 1,8kg đến 3,4kg.

VASEP cho rằng, quy định về bảo tồn của EU không đề cập kích thước tối thiểu của cá ngừ vằn mà chỉ áp dụng với một số loài nhạy cảm; kích thước tối thiểu cũng thay đổi khác nhau tùy từng vùng biển và nguồn lợi tại khu vực đó. Các tàu cá của nước ngoài vẫn đánh bắt cá ngừ vằn dưới 1,5kg và vẫn được cấp chứng nhận thủy sản khai thác. 

Từ những bất cập này, VASEP kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung quy định kiểm dịch đối với hàng thủy sản chuyển mục đích sử dụng sang tiêu thụ nội địa có nguồn gốc nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu hoặc gia công xuất khẩu. Đồng thời, các cơ quan liên quan rà soát, điều chỉnh quy định kích thước tối thiểu được phép khai thác của các loài thủy sản sống trong vùng nước tự nhiên để phù hợp thực tế Việt Nam và thông lệ quốc tế, không gây khó khăn thêm cho cả ngư dân và doanh nghiệp.

Ngoài ra, hiện nay, việc cấp S/C (giấy xác nhận nguyên liệu)tại các cảng cá sau khi doanh nghiệp đưa nguyên liệu về nhà máy ở nhiều nơi đang kéo dài và mất rất nhiều thời gian, thậm chí hàng tháng hoặc nhiều lô đến 2-3 tháng, ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp. Vì vậy, VASEP cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay đổi cách tiếp cận theo hướng: cấp giấy S/C ngay cho chủ hàng khi chủ hàng đã hoàn thành việc bốc dỡ nguyên liệu từ tàu có sự giám sát của nhân viên cảng về chủng loại, khối lượng... tại cảng cá. Đây là mấu chốt giải quyết nhiều bất cập, nút thắt hiện nay trong quá trình kiểm soát IUU.

Luật hóa hoạt động chế biến thủy sản

Đối với việc áp trần chi phí lãi vay, VASEP nhận định, việcNghị định số 132/2020/NĐ-CPquy định giao dịch đi vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp vay dài hạn để đầu tư là giao dịch liên kết, từ đó áp trần chi phí lãi vay để tính thuế thu nhập là không hợp lý. Điều này ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, cũng như dòng tiền của doanh nghiệp trong các năm đầu khi mới đầu tư.VASEPkiến nghị hủy bỏ quy định này nhằm giúp doanh nghiệp không phải bị áp trần chi phí lãi vay khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. 

Ở khía cạnh chính sách thuế, VASEP phản ánh, sau nhiều năm vướng mắc liên quan việc áp mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao tới 20% do Cục Thuế nhiều địa phương xác định sản phẩm thủy sản là từ “hoạt động sơ chế”, ngày 12.3.2021 Bộ Tài chính đã ban hành văn bản số 2550/BTC-TCT gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và VASEP. Trong đó đã xác định rõ sản phẩm thủy sản là “hoạt động chế biến thủy sản” làm căn cứ để các Cục thuế xác định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, theo VASEP, việc này cần được Chính phủ, Bộ Tài chính đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện thống nhất.

Thị trường

Ảnh minh họa
Thị trường

Xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến năm nay có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15 - 20% so với năm 2023. Tuy tăng trưởng mạnh nhưng muốn bền vững, cần bảo đảm nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và quan tâm xây dựng thương hiệu cho ngành dừa.

 'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream
Thị trường

'Hot tiktoker' Quang Linh Vlog phải xin lỗi khách hàng vì bán hàng "không giống như quảng cáo", chuyên gia khuyến cáo việc livestream

Theo ông Phạm Huy Phong, chuyên gia kinh tế, xu thế người nổi tiếng bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội đang nở rộ. Tuy nhiên, mỗi người bán hàng cần có trách nhiệm kiểm tra, kiểm nghiệm kỹ trước khi quyết định livestream để đưa ra sản phẩm giới thiệu tới khách hàng.

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Thị trường

Khơi thông "điểm nghẽn" tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cuối năm là thời điểm các doanh nghiệp bước vào giai đoạn "nước rút" cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh mùa cao điểm, nhu cầu về vốn vì thế cũng tăng đột biến. Gói ưu đãi lãi suất đặc biệt với tổng hạn mức 6.000 tỷ đồng đã được Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) triển khai từ nay cho đến 31.1.2025 nhằm giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. 

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính
Thị trường

SHB lần thứ 4 được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất ngành Tài chính

SHB nhiều năm liền được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp có Báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành Tài chính, minh chứng cho những nỗ lực vượt trội của Ngân hàng trong việc minh bạch thông tin và quản trị doanh nghiệp theo thông lệ tốt nhất về phát triển bền vững.

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường
Thị trường

Đánh giá tác động toàn diện thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế. Nhấn mạnh nguyên tắc đánh thuế là bảo đảm cân bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và người nộp thuế, các chuyên gia khuyến nghị cần đánh giá tác động toàn diện để xây dựng chính sách và quyết định thời điểm áp dụng cho phù hợp.

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan
Thị trường

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu trở thành yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Kho lạnh NECS tự hào công bố việc đưa dịch vụ Kho lạnh ngoại quan chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ
Thị trường

Xác thực thông tin khách hàng vay trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: Bước tiến lớn cho các cơ sở cầm đồ

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xem là một bước tiến lớn đối với các cơ sở cầm đồ, đặc biệt là tại TP. Hồ Chí Minh. Mô hình này đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay. 

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú phát biểu. Ảnh: Lâm Hiển
Thị trường

"Vốn ngân hàng dành cho ĐBSCL không thiếu"

Đây là khẳng định Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú khẳng định tại hội thảo “Thúc đẩy tín dụng cho ngành hàng nông sản chủ lực, đưa ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.11 tại Cần Thơ.

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ
Thị trường

Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu thành phố Cần Thơ

Dù đóng góp 95% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước, nhưng đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về khả năng tiếp cận và hấp thu nguồn vốn tín dụng. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Cần Thơ Huỳnh Thanh Sử, để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp xuất khẩu, cần linh hoạt áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay, thời hạn và lãi suất ưu đãi, cải tiến quy trình, thủ tục cho vay.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè.
Thị trường

Cần đa dạng hóa các nguồn tín dụng nông nghiệp hướng đến phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tại Hội thảo "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững", Chuyên gia Kinh tế, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, Tiến sĩ Cấn Văn Lực đã trình bày tổng quan về nguồn vốn dành cho nông nghiệp, nông thôn và đề xuất các giải pháp quan trọng nhằm phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam.

Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trương Đình Hoè. Ảnh: Lâm Hiển
Kinh tế

Tín dụng - đòn bẩy cho chuỗi giá trị nông sản bền vững ở ĐBSCL

Tại hội nghị "Thúc đẩy tín dụng cho ngành nông sản chủ lực, đưa đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh, bền vững," Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe đã trình bày những nhận định quan trọng về thị trường thủy sản toàn cầu, triển vọng xuất khẩu của Việt Nam và các giải pháp tín dụng cho ngành thủy sản.

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số
Thị trường

Quảng Bình chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bắt nhịp chuyển đổi số

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình (Trung tâm) đã chủ động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn bắt nhịp với xu hướng sản xuất, kinh doanh trên nền tảng số. Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, Trung tâm sẽ triển khai mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Ảnh minh họa
Thị trường

Cơ hội để xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Thương mại thủy sản Việt Nam với Hoa Kỳ ít bị tác động bởi những biến động chính trị. Tuy nhiên, chính sách thương mại đặc thù dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản nước ta, đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và linh hoạt ứng phó với những thay đổi thuế quan.

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thị trường

Hải Phòng: Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ

Theo đại diện Sở Công Thương TP. Hải Phòng, Thành phố đã ban hành nhiều Nghị quyết, quyết định phát triển công nghiệp, trong đó có nhiều Nghị quyết, Quyết định, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, sản xuất công nghiệp tập trung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp điện tử - tin học; công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc, thiết bị; công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp mũi nhọn.