Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ vẫn gặp nhiều rào cản

Mặc dù được Đảng, Nhà nước quan tâm phát triển, song đa số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ có quy mô siêu nhỏ và nhỏ; số doanh nghiệp quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt các chuỗi cung ứng còn ít. Các doanh nghiệp cũng gặp nhiều rào cản trong tiếp cận nguồn lực; sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, kỹ năng quản trị còn hạn chế.

Số lượng doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ liên tục tăng

Trên thế giới, thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ đã được đưa vào Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc cũng như chương trình hoạt động của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Tại Việt Nam, phát triển doanh nhân nữ cũng là định hướng chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho biết, 98% tổng số doanh nghiệp ở nước ta có quy mô nhỏ và vừa, trong đó 20% doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Lực lượng này có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Họ cũng là những người tiên phong hướng tới tạo dựng một nền sản xuất sạch, vì sức khỏe của cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Nhiều điển hình doanh nhân nữ thành công trên thương trường và đưa được các thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam ra thị trường quốc tế như Vinamilk, TH True milk, Vietjet…

Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ vẫn gặp nhiều rào cản. Ảnh minh họa: TTXVN
Ảnh: TTXVN

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khu vực doanh nghiệp, trong giai đoạn 2012 - 2022, số lượng doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ liên tục tăng với tốc độ ít nhất 2%/năm, cao hơn so với tốc độ tăng trung bình của khu vực doanh nghiêp. Hiện, Việt Nam là một trong các thị trường doanh nhân nữ phát triển thuận lợi, mạng lưới doanh nghiệp nữ hoạt động hiệu quả nhất ASEAN, Thứ trưởng Trần Duy Đông thông tin.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác nhận, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đa số có quy mô siêu nhỏ và nhỏ; số doanh nghiệp quy mô lớn, có năng lực dẫn dắt các chuỗi cung ứng còn ít. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận hỗ trợ tài chính và tín dụng, thậm chí khi có sẵn hỗ trợ riêng cho các doanh nghiệp này thì tỷ lệ nhận được thường thấp hơn kỳ vọng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này còn hạn chế về tiếp cận thông tin hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Đây là rào cản lớn nhất, chỉ xếp sau rào cản về thời gian cần dành cho gia đình. Việc biết ít thông tin về cơ chế hỗ trợ và quy trình phát triển kinh doanh nói chung ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch kinh doanh dài hạn và quản lý công việc hàng ngày. Không những thế, các doanh nghiệp này còn hạn chế về kỹ năng quản lý, tiếp thị và quản trị kinh doanh; hạn chế về tiếp cận công nghệ cũng như kiến thức liên quan đến quy trình thông lệ tốt nhất về kế toán. Trong nhiều trường hợp, các nữ chủ doanh nghiệp thiếu nguồn lực để đào tạo và cải thiện kỹ năng cho các nhà quản lý cấp trung, từ đó dẫn đến năng suất lao động thấp và tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao…

Nên có chính sách hỗ trợ mang tính ưu tiên hơn

Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục phải đối diện với khó khăn, thách thức sẽ tác động mạnh mẽ tới hoạt động sản xuất kinh doanh cùng sự phát triển của các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nhân nữ. Nhóm nghiên cứu Sách trắng về doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam (do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng ADB phối hợp thực hiện và công bố mới đây) khuyến nghị, các bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội nên tiếp tục đẩy mạnh triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ.

Về dài hạn, Chính phủ nên tiếp tục nghiên cứu và quy định cụ thể các chính sách hỗ trợ có tính chất ưu tiên hơn cho các doanh nghiệp này, như tiếp cận tài chính, quản trị, công nghệ, ươm tạo. Các tổ chức hiệp hội ở trung ương và địa phương nên chủ động tìm kiếm, huy động các nguồn lực để đồng hành cùng Chính phủ thúc đẩy các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này.

Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất 5 lĩnh vực hành động để thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ. Cụ thể, lồng ghép vấn đề giới vào các văn bản pháp luật liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ; trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ phát triển (thông qua dịch vụ chuyên gia tư vấn gắn với các nhóm trợ giúp và mạng lưới kinh doanh, tổ chức các khóa đào tạo để phổ biến kiến thức cho doanh nghiệp); tăng cường năng lực và kiến thức của doanh nghiệp (phát triển một hệ sinh thái để hỗ trợ và hợp tác với các nữ doanh nhân; tăng cường hoạt động phổ biến kiến thức cơ bản cho doanh nghiệp…).

Bên cạnh đó, tăng cường khả năng tiếp cận tài chính bằng cách xây dựng kế hoạch hành động tiếp cận tài chính dành riêng cho các doanh nghiệp này; huy động hỗ trợ của khu vực ngân hàng thương mại; khuyến khích các tổ chức tài chính phát triển sản phẩm tập trung vào những doanh nghiệp này, chẳng hạn như khoản vay có bảo đảm bằng các khoản thu trong tương lai hoặc cho thuê tài chính.

Cùng với đó, cần thực hiện các hành động nhằm thay đổi chuẩn mực và giá trị xã hội. “Các quan niệm xã hội và hành vi thực tiễn về giới vẫn là rào cản sâu xa chính yếu cho bình đẳng giới và sự phát triển của nữ chủ doanh nghiệp tại Việt Nam. Chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để nâng cao nhận thức và hiểu biết về những rào cản này thông qua chia sẻ kiến thức và đào tạo”, các chuyên gia khuyến nghị.

Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Vừa qua, tại Bình Phước, trong lễ quay thưởng đợt 1 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Toàn cảnh hội thảo
Thị trường

Thúc đẩy nông nghiệp xanh bằng cơ chế thị trường

Ngành nông nghiệp đang đối mặt với thách thức lớn về biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải thay đổi tư duy sản xuất theo hướng bền vững và ít phát thải hơn. Để thúc đẩy quá trình này, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần xây dựng một cơ chế thị trường linh hoạt, nơi các sản phẩm nông nghiệp xanh được khuyến khích và hỗ trợ phát triển.

Luật Công nghiệp trọng điểm: Thúc đẩy quá trình phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Thị trường

Luật Công nghiệp trọng điểm: Thúc đẩy quá trình phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Việt Nam đang trên hành trình chuyển đổi mạnh mẽ từ một quốc gia nông nghiệp sang một quốc gia công nghiệp hiện đại. Trong bối cảnh đó, Luật Công nghiệp trọng điểm được kỳ vọng sẽ đóng vai trò là một “cánh tay đòn” quan trọng, thúc đẩy sự phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình phù hợp
Thị trường

Doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình phù hợp

Không có lộ trình duy nhất cho tất cả doanh nghiệp để ứng phó hiệu quả với Cơ chế CBAM vận hành từ năm 2026. Thay vào đó, doanh nghiệp cần tùy theo hiện trạng công nghệ, chiến lược kinh doanh, điều kiện tài chính, nguồn lực... để xây dựng lộ trình phù hợp.

Ngành dệt may - da giày với mục tiêu tự chủ nguyên liệu
Kinh tế

Ngành dệt may - da giày với mục tiêu tự chủ nguyên liệu

Đứng trước mục tiêu phát triển ngành dệt may - da giày, cần phải thúc đẩy hoạt động của thị trường cung ứng nguyên phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch. Từ đó, giúp các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao tính cạnh tranh, hiệu quả, có cơ hội vươn lên tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng của ngành.

Tỉ lệ nội địa hóa ngành điện tử hiện còn khiêm tốn
Thị trường

Hiện thực hóa tiềm năng ngành công nghiệp điện tử

Ngành công nghiệp điện tử có nhiều thuận lợi để phát triển khi nước ta nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động. Thêm vào đó là thị trường nội địa gần 100 triệu dân và khả năng tiếp cận trực tiếp với thị trường 600 triệu dân của ASEAN, thị trường xuất khẩu quốc tế rộng lớn nhờ tham gia các hiệp định thương mại tự do.

Thách thức xuất khẩu rau quả sang Canada
Thị trường

Thách thức xuất khẩu rau quả sang Canada

Mặc dù được đánh giá là thị trường tiềm năng của rau quả Việt Nam, song Canada vẫn là thị trường rất thách thức, nhất là khi đề xuất giới hạn dư lượng tối đa của Abamectin - một loại thuốc trừ sâu được đăng ký sử dụng trên hoa và nhiều loại trái cây và rau quả, được nước này thông qua.

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển loại hình du lịch MICE
Thị trường

Quy hoạch đi trước để phát triển du lịch MICE

Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch MICE (du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị). Các địa phương cần quy hoạch những khu vực có thể phát triển loại hình du lịch này và có chính sách kêu gọi đầu tư, phát triển chuỗi dịch vụ lưu trú, giải trí..., tránh cạnh tranh không lành mạnh, gây lãng phí.

VPBank giảm lãi suất vay hiện hữu cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
Thị trường

VPBank giảm lãi suất vay hiện hữu cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Để hỗ trợ người dân đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão Yagi tại nhiều tỉnh thành phố, VPBank sẽ giảm 1% lãi suất hiện hữu với các khoản vay trung, dài hạn và 0,5% lãi suất với khoản vay ngắn hạn cho các khách hàng cá nhân có tài sản bảo đảm tại ngân hàng, từ 13.9 tới 31.12.2024.

Cơ hội vàng cùng Bia Nghe Tinh: “Bật nắp liền tay nhận ngay chỉ vàng”
Kinh tế

Cơ hội vàng cùng Bia Nghe Tinh: “Bật nắp liền tay nhận ngay chỉ vàng”

Công ty Cổ phần Tập đoàn Bia Rượu và Nước Giải Khát Sao Vàng (SAVABECO) đã và đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường bia Việt với sản phẩm đặc trưng mang tên Bia Nghe Tinh. Đây không chỉ là một loại đồ uống mà còn là hiện thân của văn hóa ẩm thực miền Trung, được tạo nên từ tình yêu và niềm tự hào dân tộc.

Cách Yến sào Khánh Hòa chinh phục thị trường tỷ dân
Thị trường

Cách Yến sào Khánh Hòa chinh phục thị trường tỷ dân

Là thị trường có những tiêu chuẩn khắt khe với mặt hàng yến sào - món "vàng trắng" cho sức khoẻ, khách hàng Trung Quốc vẫn đánh giá cao Yến sào Khánh Hoà. Doanh nghiệp này cũng đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ với mục tiêu phát triển bền vững.