Kinh tế Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo
Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo có thực sự cần hay không? Cần thấy rằng, một nước Việt Nam độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội thì không thể không có kinh tế Nhà nước mạnh. Nếu rời khỏi tư duy này thì đó là sự ảo tưởng. Chúng ta phải kiên định kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo - Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế - Chính trị, Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Đình Kháng đã chia sẻ.
![]() |
Nguồn:phattrienthuonghieu.net |
- Thưa ông, tại Đại hội XI, dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của Đảng đưa ra 5 quan điểm phát triển kinh tế - xã hội, ông bình luận như thế nào về các quan điểm phát triển này?
- Đảng ta sau khi công bố dự thảo văn kiện, trong đó có chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã nhận được sự đóng góp củatoàn dân, và của mọi thành phần kinh tế. Việc đưa 5 quan điểm phát triển thể hiện sự quyết tâm của Đảng về phát triển đất nước. Trong 5 quan điểm phát triển này có đặt ra vấn đề phát triển bền vững. Thế giới nói nhiều đến quan điểm này và Việt Nam cũng cần đặt ra vấn đề phát triển bền vững. Theo tôi, đây là bền vững về kinh tế chính trị, xã hội, bền vững môi trường sinh thái, bền vững tốc độ tăng trưởng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Cả 5 quan điểm phát triển này đều thể hiện đường lối chiến lược đã được nêu trong dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đề ra 5 quan điểm phát triển:
- Thưa Ông, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã đưa ra 3 khâu đột phá song song với 5 quan điểm. Những khâu đột phá này, theo ông có phù hợp với 5 quan điểm phát triển đã nêu trong dự thảo không?
(1) Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược. (2) Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. (3) Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển. (4) Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao, đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. (5) Kiên trì xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
…và 3 khâu đột phá
1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính.
2. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ.
3. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
- 3 khâu đột phá thống nhất với 5 quan điểm vừa nêu. Có khâu đột phá số một là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Đây chính là điểm nút mà sau Đại hội X, đến Đại hội XI phải làm thực sự và tốt hơn. Quan điểm đột phá này đã giúp nước ta giải phóng mọi tiềm năng và lực lượng sản xuất. Sự phát triển này lại có hướng rất rõ, đó là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội.
Về khâu đột phá là con người. Đây là nhân tố chính vừa giúp phát triển kinh tế - xã hội trong nước, vừa bảo đảm cạnh tranh quốc tế. Phải đảm bảo nhân lực chất lượng cao. Nếu nhân lực chất lượng thấp sẽ thiệt cho nền kinh tế. Ở đây, khâu đột phá này phải gắn liền với giáo dục, đào tạo, đầu tư, sử dụng lao động, hướng mọi lực lượng tinh hoa nhất để có nguồn nhân lực chất lượng cao.
Còn khâu đột phá thứ 3 là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Mấy thập kỷ nay chúng ta đang nỗ lực, nhưng chưa hoàn thiện. Đầu tư kết cấu hạ tầng mở rộng thu hút đầu tư, tạo việc làm. Nhưng phải tiết kiệm, không lãng phí. Theo tôi, công tác quy hoạch, thanh tra, kiểm tra rất quan trọng.
Ba khâu đột phá này đồng bộ, nhưng tôi đánh giá rất cao khâu đột phá số một. Cần hoàn thiện bằng được thể chế cơ chế thị trường. Bây giờ không thể nói chung chung.
- Ấn tượng của ông về khâu đột phá thứ nhất là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường. Trong khâu đột phá này, Đảng xác định trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Đây có thể coi là chìa khóa của hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không?
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thành quả lý luận và thực tiễn đã được khẳng định nhiều năm qua. Từ Đại hội X trở lại đây, chúng ta liên tục ổn định. Về pháp luật, các quy định về chính sách, lợi ích của từng doanh nghiệp, thành phần kinh tế đã đặt ra. Và theo tôi, con đường này giờ đã rõ hơn. Việc tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướáng xã hội chủ nghĩa phải đặt trong bối cảnh nền kinh tế nhiều thành phần, các doanh nghiệp đều phải cạnh tranh theo luật pháp và thông lệ quốc tế. Những pháp luật, quy định ta đã có thì phải hoàn thiện hơn.
- Chúng ta đang kiên định với việc kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Vậy cần xác định vai trò của kinh tế Nhà nước làm đầu tàu như thế nào trong giai đoạn mới?
- Liệu kinh tế Nhà nước có giữ vai trò chủ đạo có thực sự cần hay không? Cần thấy rằng, một nước Việt Nam độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội thì không thể không có kinh tế Nhà nước mạnh. Nếu rời khỏi tư duy này thì đó là sự ảo tưởng. Chúng ta phải kiên định kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
Khi thực hiện kinh tế nhiều thành phần, và nay là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì cần nhìn nhận rằng, chủ trương kinh tế nhiều thành phần đã thể hiện rõ thành công suốt hơn 20 năm đổi mới.
Với kinh tế Nhà nước, nếu nhấn mạnh kinh tế Nhà nước theo kiểu cũ sẽ không tương xứng. Do đó, kinh tế Nhà nước hãy chọn lĩnh vực chủ đạo. Kinh tế Nhà nước phải có những tập đoàn mạnh, và phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ. Tập đoàn kinh tế Nhà nước giúp chúng ta mạnh về kinh tế, cạnh tranh trong nước và quốc tế. Và do vậy giữ kiên trì với kinh tế Nhà nước là đúng đắn.
- Bàn về tái cấu trúc nền kinh tế cũng là vấn đề được nêu ra thảo luận tại Đại hội lần này. Theo ông, chúng ta nên lưu ý gì trong tái cấu trúc nền kinh tế?
- Nước ta cũng mới thoát khỏi khó khăn, suy thoái kinh tế, và thời điểm này là cơ hội để chúng ta cũng thay đổi. Gần đây có khái niệm tái cấu trúc, thì chúng ta phải xem xét yếu chỗ nào, mạnh chỗ nào trong bối cảnh hội nhập để tái cấu trúc hiệu quả. Chúng ta cũng có một chương trình tái cấu trúc, và tôi nghĩ đây là điều cần thiết. Vấn đề là lựa chọn cấu trúc hợp lý, thông minh hơn. Sự việc của Vinashin là điều không ai muốn và chúng ta phải tái cấu trúc Tập đoàn này. Đã làm lại phải tính toán cẩn thận, hiệu quả hơn, có thể chế, quy định rõ ràng để quản lý tập đoàn này.
Lý thuyết tái cấu trúc nhiều nhà kinh tế đã có. Nhưng những con người đứng ra làm tái cấu trúc là phải có trách nhiệm với Đảng, với dân. Phải chọn những Đảng viên trung kiên, có tài để làm.
- Xin cám ơn Ông