Kinh tế Nga hồi phục đáng kinh ngạc bất chấp thách thức

Mặc dù phải đối mặt với các lệnh trừng phạt chưa từng có từ các nước phương Tây, nền kinh tế Nga vẫn cho thấy khả năng phục hồi vượt trội, duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, thậm chí vượt xa tốc độ tăng trưởng trung bình toàn cầu. 

Kiên cường giữa các lệnh trừng phạt: Kinh tế Nga hồi phục đáng kinh ngạc -0
Một nhân viên đang kiểm tra thiết bị tại mỏ khí ngưng tụ Kovykta ở Irkutsk, Nga, ngày 18.12.2022. Nguồn: Tân hoa xã 

Khả năng thích ứng linh hoạt

Trong năm 2023 và nửa đầu năm 2024, nền kinh tế Nga vẫn tăng trưởng ngoạn mục thông qua các chỉ số kinh tế chính và đang từng bước tiến đến vị trí nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030 dưới sự dẫn dắt của Tổng thống Vladimir Putin.

Tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từng dự đoán, nền kinh tế Nga dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 3,2% vào năm 2024, vượt qua tốc độ tăng trưởng của tất cả các nền kinh tế tiên tiến trong năm nay. Sản xuất dầu mỏ và khí đốt vẫn là động lực chính đằng sau sự phát triển này với sự gia tăng sản lượng xuất khẩu trong bối cảnh giá dầu tăng mạnh. Các chỉ số kinh tế khác của Nga cũng cho thấy phát triển tích cực. Lạm phát ổn định ở mức khoảng 5,1% trong năm 2023 và dự kiến giảm xuống 4,5% vào năm 2024, nhờ vào các biện pháp kiểm soát chính sách tiền tệ và tài khóa hiệu quả. Điều này có thể là lợi thế cho Nga trong việc duy trì sự ổn định kinh tế và thu hút đầu tư

Bộ Tài chính Nga cho biết, trong tháng 5.2024, ngân sách Liên bang ghi nhận thặng dư lần đầu tiên trong một năm qua, khi thu đạt 2.600 tỷ ruble (29 tỷ USD) và chi 2.100 tỷ ruble. Theo Bộ, trong 5 tháng đầu năm, thu ngân sách nước này đã tăng 45,5% so với cùng kỳ năm trước và đạt 14.290 tỷ ruble. Doanh thu phi dầu khí trong giai đoạn này cũng tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Tân Hoa xã, kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bắt đầu, các nước phương Tây đã mở rộng các lệnh trừng phạt, nhắm vào các lĩnh vực hàng hóa và công nghệ của Nga, đồng thời đẩy nhiều công ty đa quốc gia lớn rời khỏi thị trường Nga. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt về cơ bản không làm suy yếu lĩnh vực kinh tế quan trọng của Nga là năng lượng. Theo dữ liệu mới nhất từ Bộ Tài chính Nga, trong 5 tháng đầu năm 2024, nước này ghi nhận doanh thu từ dầu khí tăng 73,5% so với cùng kỳ, lên 4,95 nghìn tỷ ruble (tương đương gần 56 tỷ USD). Doanh thu từ mảng này tăng mạnh nhờ giá dầu tăng cao và do Nga chuyển hướng khách hàng dầu mỏ và khí đốt từ Liên minh châu Âu (EU) sang châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc.

EU cấm nhập khẩu than và dầu thô bằng đường biển của Nga, nhưng việc nhập khẩu đáng kể khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vẫn tiếp tục ở các nước như Bỉ, Pháp và Tây Ban Nha. Tương tự, trong khi Mỹ thận trọng trong việc tạm dừng nguồn cung dầu của Nga để tránh giá dầu tăng mạnh có thể làm gián đoạn thị trường năng lượng quốc tế, thì lại vô tình càng thúc đẩy doanh thu xuất khẩu dầu của Nga.

Nền kinh tế Nga đã cho thấy khả năng thích ứng với các lệnh trừng phạt. Năm 2023, GDP của Nga tăng 3,6%, vượt quá mong đợi, thể hiện sự cải thiện rõ rệt so với các năm trước đó. Nước này cũng ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp trung bình hàng năm thấp nhất kể từ năm 1992, ở mức 3,2%. Hồi tháng 5, ông Andrei Belousov, Bộ trưởng Quốc phòng mới đã nhận định, Nga có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới nếu duy trì được mức tăng trưởng ít nhất 2% hàng năm và tăng dần lên 3%. Trước đó, TASS cũng dẫn tuyên bố của Tổng thống Putin vào tháng 2.2024 cho biết: “Hiện Nga là nền kinh tế lớn nhất ở châu Âu xét về GDP, tính theo sức mua tương đương, và đứng thứ 5 trên thế giới. Tốc độ và quan trọng nhất là chất lượng tăng trưởng cho phép Nga hy vọng và thậm chí khẳng định rằng trong tương lai gần, chúng ta sẽ có thể tiến thêm bước nữa, trở thành một trong 4 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới”.

Thực tế, theo dữ liệu sửa đổi được công bố đầu tháng 6 của Ngân hàng Thế giới, Nga đã đạt được mục tiêu trên khi chính thức vượt qua Nhật Bản để trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, xét theo sức mua tương đương (PPP).

Tái cơ cấu kinh tế

Sự phụ thuộc nặng nề của Nga vào xuất khẩu năng lượng để tạo ra doanh thu tài chính đã đòi hỏi phải tái cơ cấu và điều chỉnh chính sách kinh tế để ứng phó với căng thẳng địa chính trị, cũng như các biện pháp trừng phạt ngày càng gia tăng. Ngoài ra, xứ sở Bạch Dương tiếp tục mở rộng hợp tác kinh tế với các đối tác quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh, những yếu tố quan trọng giúp Nga phát triển ổn định trong tương lai. Thực tế, ngay từ năm 2015, Nga theo đuổi chiến lược thay thế nhập khẩu, ban đầu nhắm vào lĩnh vực nông-công nghiệp, sau đó mở rộng sang công nghệ thông tin và cơ khí chế tạo.

Nga cũng nỗ lực củng cố các ngành công nghiệp trong nước. Ông Mikhail Kuzyk, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách công nghiệp tại Đại học HSE ở Moscow, lưu ý rằng các nhà sản xuất Nga đã thay thế hiệu quả nhiều nhà cung cấp nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm, máy móc hạng nặng và đóng tàu. Tháng trước, Thủ tướng Mikhail Mishustin đã công bố kế hoạch tăng xuất khẩu phi tài nguyên, phi năng lượng lên 2/3 và tăng tỷ trọng hàng hóa và dịch vụ công nghệ cao được phát triển tại địa phương lên 1,5 lần trong vòng 6 năm.

Nga cũng đang tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại với các tổ chức khu vực như BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Từ đầu năm 2024, nhóm BRICS kết nạp thêm 5 thành viên mới là Ai Cập, Ethiopia, Iran, Ảrập Xêút và Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), bên cạnh các thành viên cũ là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Nhóm BRICS chiếm 32% GDP thế giới. Hiện có khoảng 40 quốc gia khác quan tâm đến việc gia nhập BRICS gồm Bahrain, Belarus, Cuba, Kazakhstan, Pakistan, Senegal và Venezuela…

Trong số các biện pháp trừng phạt, hạn chế tài chính có tác động sâu sắc nhất. Việc đóng băng dự trữ ngoại hối và việc Nga bị loại khỏi Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) đã tạo ra trở ngại đáng kể trong thương mại và tài chính quốc tế. Để giải quyết những thách thức này, Nga đã và đang thúc đẩy Hệ thống truyền thông điệp tài chính (SPFS), giải pháp thay thế SWIFT và khuyến khích sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch. Tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg hôm 7.6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, gần 40% kim ngạch thương mại của Nga hiện được giao dịch bằng đồng ruble. Con số này tăng so với mức khoảng 30% của một năm trước đó và cao hơn mức 15% trong giai đoạn trước cuộc xung đột Ukraine.

Ngân hàng Trung ương Nga báo cáo sự gia tăng việc sử dụng đồng ruble cho doanh thu xuất khẩu và giao dịch nhập khẩu, đạt lần lượt 43,9% và 40,8% trong tháng 3.2024. Thay đổi này cho thấy niềm tin ngày càng tăng giữa các đối tác thương mại nước ngoài đối với đồng rubble.

Bất chấp các lệnh trừng phạt nặng nề và áp lực kinh tế, Nga vẫn cố gắng duy trì tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhờ ngành năng lượng kiên cường, tái cơ cấu kinh tế chiến lược và các giải pháp tài chính sáng tạo. Khi tiếp tục thích ứng và phát triển, nước Nga không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ, khẳng định mình là quốc gia có vai trò đáng gờm trên sân khấu kinh tế toàn cầu.

Thế giới 24h

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI
Quốc tế

Vùng Vịnh với tham vọng trở thành siêu cường AI

Trong vài năm qua, Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE) đã tiến hành các bước đi quan trọng để trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI). Hiện nay, các nước vùng Vịnh khác, đặc biệt là Ảrập Xêút và Qatar, cũng đang tiếp bước khi đầu tư đáng kể vào công nghệ mới này.

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng
Quốc tế

Vụ hàng nghìn máy nhắn tin phát nổ ở Lebanon: Nguy cơ leo thang căng thẳng

Ít nhất 9 người đã thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương, bao gồm Đại diện ngoại giao của Iran tại Lebanon, khi các máy nhắn tin phát nổ tại các thành trì của Hezbollah trên khắp Lebanon trong một vụ nổ đồng thời chưa từng có. Hezbollah và Chính phủ Lebanon đổ lỗi cho Israel rằng đây là một cuộc tấn công từ xa tinh vi.

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed
Thế giới 24h

Hồi hộp chờ đợi quyết định lãi suất của Fed

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có cuộc họp chính sách vào ngày 17 - 18.9. Các nhà phân tích và nhà đầu tư đang theo dõi từng diễn biến để xem Fed sẽ quyết định nới lỏng lãi suất đến mức nào, hứa hẹn sẽ tạo ra những chấn động lớn trên thị trường tài chính toàn cầu.

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học
Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học

Sau vụ hỏa hoạn gần đây tại Học viện Hillside Endarasha ở Quận Nyeri khiến 21 học sinh thiệt mạng, hai công dân Kenya đã kiến ​​nghị lên Quốc hội yêu cầu ban hành Luật An toàn và an ninh trường học toàn diện. Ông Anthony Manyara và ông John Wangai, những người kiến ​​nghị, lập luận rằng cần có khuôn khổ pháp lý cụ thể để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng của các thảm họa liên quan đến trường học trên khắp cả nước.

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung

Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Quốc tế

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần hai

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump một lần nữa may mắn thoát khỏi một vụ việc, mà FBI cho rằng là một âm mưu ám sát vào hôm 15.9, khi ông đang chơi trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi
Quốc tế

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi

Nhằm định hình lại lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, Chính phủ Australia mới đây đã trình dự thảo Luật Chăm sóc người cao tuổi năm 2024. Nếu được thông qua, nó sẽ thay thế luật hiện hành và thúc đẩy các cải cách toàn diện về cách cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trên toàn quốc.