Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất khung chính sách đối với nhà giáo tại Việt Nam

Ngày 26.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với UNESCO tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Khung chính sách và pháp lý đối với nhà giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa - Kinh nghiệm quốc tế và đề xuất đối với Việt Nam”.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng và bà Miki Nozawa, Phụ trách Chương trình Giáo dục, UNESCO tại Việt Nam đồng chủ trì hội thảo.

Xây dựng Luật Nhà giáo để nhà giáo yêu nghề hơn

Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ GD-ĐT và hơn 150 nhà hoạch định chính sách, nhà lập pháp, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, đại diện công đoàn ngành giáo dục cùng hơn 10 tổ chức quốc tế, tổ chức của UNESCO và tổ chức phi chính phủ của Việt Nam.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng chia sẻ: Ở nhiều quốc gia, nhất là với đất nước có truyền thống trọng học, trọng thầy, thì vị trí, vai trò của nhà giáo luôn được quan tâm. Nhằm khẳng định vị trí, vai trò của nhà giáo, Bộ GD-ĐT đề xuất Chính phủ xây dựng Đề án Luật Nhà giáo với phương châm nhất quán nhằm phát triển đội ngũ nhà giáo, chuyển từ quản lý hành chính sang quản lý chất lượng làm sao để thu hút, giữ chân được những người tài vào nghề sư phạm, yên tâm cống hiến.

nth8872.jpg
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng

Thứ trưởng cho biết, thời gian qua, dự thảo Luật Nhà giáo được xây dựng với quy trình, thủ tục công phu, kỹ lưỡng. Trong đó có sự tham gia trách nhiệm, tâm huyết của đội ngũ chuyên gia, các cơ sở giáo dục đại học, các sở GD-ĐT. Dự thảo Luật Nhà giáo đã trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Theo đó, có 127 lượt ý kiến tại các tổ và có 37 ý kiến thảo luận tại nghị trường.

Hầu hết các ý kiến khẳng định, Ban soạn thảo đã làm việc nghiêm túc, công phu, chất lượng. Các ý kiến thảo luận tại nghị trường đều đồng tình cao về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo. Vấn đề đặt ra là, làm sao gia tăng các chính sách thu hút nhà giáo, đồng thời làm rõ trách nhiệm, đạo đức của nhà giáo.

Theo quy định, dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội 2 vòng. Vòng 1 đã được các đại biểu thảo luận, cho ý kiến ngày 20/11 vừa qua. Tại kỳ họp thứ 9, dự kiến vào tháng 5.2025, Quốc hội tiếp tục thảo luận và xem xét thông qua dự thảo Luật Nhà giáo.

“Chúng ta có 6 tháng nữa tiếp tục lấy ý kiến chuyên gia, tổ chức trong và ngoài nước. Tinh thần là cầu thị, lắng nghe và nghiêm túc tiếp thu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm: Khi Luật Nhà giáo được ban hành, phải làm cho đội ngũ nhà giáo vui mừng, phấn khởi, chờ đợi”, Thứ trưởng nhắc lại, đồng thời nhấn mạnh, xây dựng Luật Nhà giáo không phải hệ thống hóa các quy định, mà làm sao để nhà giáo yêu nghề hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, ở đó đối tượng thụ hưởng chính là các thế hệ học sinh.

Phải xây dựng luật pháp toàn diện về nhà giáo

Chia sẻ tại hội thảo, bà Miki Nozawa, Phụ trách Chương trình Giáo dục, UNESCO tại Việt Nam nhận định: Chất lượng nhà giáo là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định kết quả học tập. Tuy nhiên, nghề giáo phải đối mặt với những thách thức đáng kể và phải thích ứng với nhu cầu giáo dục và xã hội không ngừng thay đổi.

Để hỗ trợ nhà giáo hoàn thành vai trò quan trọng này cũng như giải quyết những thách thức mới nổi, điều cần thiết là phải xây dựng luật pháp toàn diện về nhà giáo. Luật này sẽ đảm bảo rằng nhà giáo có thể tiếp tục cung cấp nền giáo dục chất lượng cho mọi người, đóng góp vào một xã hội công bằng và hòa nhập hơn, nơi mà chính họ cũng là các đối tượng hưởng lợi.

nth8887.jpg
Bà Miki Nozawa, Phụ trách Chương trình Giáo dục, UNESCO tại Việt Nam

“Sự kiện này là minh chứng rõ ràng cho cam kết chung của Bộ GDĐT và UNESCO trong việc thúc đẩy vai trò và vị thế của nhà giáo thông qua các chính sách và luật pháp được tăng cường, nhằm ứng phó với bối cảnh đang thay đổi nhanh chóng ở Việt Nam”, bà Miki Nozawa cho biết.

Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ các đơn vị tổ chức trong và ngoài nước đã tham gia tham luận, trao đổi, thảo luận, đề xuất các ý kiến liên quan đến thiết lập, xây dựng các chính sách thu hút nhà giáo, nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ nhà giáo, kinh nghiệm quốc tế, quốc gia về xây dựng luật về đội ngũ nhà giáo…

Đại diện Ban Phát triển Nhà giáo viên (Trụ sở chính của UNESCO) bà Valerie Djioze-Gallet bày tỏ: UNESCO hoan nghênh chương trình nghị sự hàng đầu của Chính phủ Việt Nam trong việc tăng cường các chính sách và luật pháp dành cho nhà giáo và sẵn sàng phối hợp cùng Văn phòng UNESCO Hà Nội tiếp tục cung cấp hỗ trợ kỹ thuật nhằm giải quyết các thách thức như việc ra quyết định dựa trên dữ liệu và minh chứng liên quan đến nhà giáo, tình trạng thiếu hụt nhà giáo và phát triển chuyên môn.

Tiến sĩ Li TingZhou, Trung tâm Đào tạo giáo viên, Đại học Sư phạm Thượng Hải thông tin: Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống chức danh nghề nghiệp thống nhất cho giáo viên. Tương tự như giáo sư đại học và bác sỹ, giáo viên tiểu học và trung học có thể đạt được các chức danh nghề nghiệp ở mức cao. Hiện nay tại Trung Quốc có khoảng 11 triệu giáo viên, trong đó có khoảng 30.000 giáo viên có chức danh nghề nghiệp tương đương với chức danh giáo sư. Tiền lương và phúc lợi xã hội của các giáo viên này cũng ở mức tương đương với chức danh giáo sư. Qua đó, hệ thống chức danh nghề nghiệp thúc đẩy vị thế giáo viên tại Trung Quốc.

Nhận định mặc dù đội ngũ nhà giáo Việt Nam đã có nhiều tiến bộ so với trước, nhưng trước yêu cầu ngày càng cao và phức tạp của công cuộc đổi mới giáo dục, đội ngũ này vẫn đang trong tình trạng thiếu về số lượng, bất hợp lý về cơ cấu, chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng, Tiến sĩ Khoa học Phạm Đỗ Nhật Tiến đồng thời khuyến nghị cần xây dựng chính sách nhà giáo theo tiếp cận toàn diện và tổng thể, phù hợp với các quan điểm chỉ đạo trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục; phát triển các chương trình đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo theo định hướng chuyển đổi, đi trước một bước để sẵn sàng cho việc chuyển đổi việc dạy và học trong các cơ sở giáo dục; đảm bảo chế độ tiền lương, đãi ngộ và khen thưởng nhà giáo tương xứng với vị thế, vai trò, trách nhiệm và hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo; nhận diện và khắc phục những tồn tại, rào cản hiện nay trong tuyển dụng, sử dụng và giữ chân nhà giáo…

Trao đổi về quá trình soạn thảo Luật Nhà giáo và xin ý kiến ​​đóng góp, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Vũ Minh Đức cho biết: "Luật Nhà Giáo đã và đang được soạn thảo kỹ lưỡng thông qua nghiên cứu và tham vấn rộng rãi để đảm bảo tạo động lực và củng cố để tất cả nhà giáo trở thành những lực lượng có trình độ, tận tụy, có trách nhiệm và thành thạo trong nghề cho dù họ ở đâu. Chúng tôi đánh giá cao những cuộc đối thoại như vậy với những người tham gia trong nước và quốc tế thông qua hội thảo hôm nay.

2-2.jpg
Các chuyên gia đang chia sẻ nhiều kinh nghiệm quốc tế

Hướng tới xây dựng những chính sách đúng mục tiêu phát triển đội ngũ nhà giáo

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhận định: Ở các nước tiến tiến và có truyền thống về giáo dục, họ xác định rõ vai trò, vị thế của nhà giáo đối với sự hưng thịnh của quốc gia. Đầu tư cho giáo dục, phát triển nhà giáo là đầu tư cho sự phát triển, cho hiện tại và tương lai.

Thông qua các ý kiến được trao đổi tại hội thảo, các thông điệp đều đề cập sự phát triển đội ngũ nhà giáo và xây dựng chính sách nhà giáo theo hướng tăng cường và thuận lợi nhất để phát triển nhà giáo. Đó không chỉ là vấn đề tiền lương mà còn là điều kiện làm việc, không gian sáng tạo, không gian làm việc, để nhà giáo có những điều kiện cơ bản nhất có thể sống được bằng nghề và đảm bảo chất lượng giáo dục.

“Đây không phải ưu đãi, biệt đãi đối với nhà giáo mà là những chính sách cơ bản của nhà giáo và kinh nghiệm trên quốc tế đều chứng minh việc đó. Trong thời gian tới, trong quá trình tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo, Bộ GD-ĐT sẽ hướng tới xây dựng những chính sách đúng mục tiêu phát triển đội ngũ nhà giáo”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Những ý kiến trao đổi tại hội thảo về tuyển dụng, quản lý nhà giáo, vai trò chủ đạo của nhà nước trong quản lý nhà giáo… đã được Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng trao đổi cụ thể. Trong đó, đối với việc quản lý nhà giáo, Thứ trưởng nhấn mạnh, nhà giáo là viên chức đặc biệt vì vậy cần quản lý theo hệ thống ngành dọc và đúng đặc thù nghề nghiệp.

Thứ trưởng đề nghị Ban soạn thảo ghi nhận đầy đủ ý kiến của các chuyên gia, tiếp thu, tổng hợp theo tinh thần khoa học, có chọn lọc trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam hiện nay.

Giáo dục

Viện An ninh phi truyền thống thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Giáo dục

Viện An ninh phi truyền thống thuộc Trường Quản trị và Kinh doanh được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Ngày 26.11, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sự kiện kỷ niệm 5 năm thành lập Viện An ninh phi truyền thống (INS) và ra mắt Tạp chí “Quản trị, an ninh và Công nghệ”. Nhân dịp này, Viện An ninh phi truyền thống đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên môi trường mạng
Giáo dục

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên môi trường mạng

Trẻ em và học sinh là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, cần được trang bị kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ mình trên môi trường mạng. Đồng thời, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội là cùng nhau xây dựng một môi trường mạng an toàn, lành mạnh, giúp trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

 Việt Nam - Bulgaria mở rộng hợp tác giáo dục
Giáo dục

Việt Nam - Bulgaria mở rộng hợp tác giáo dục

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân tới Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Bulgaria Galin Tsokov đã thay mặt Chính phủ hai nước ký kết Thỏa thuận hợp tác về giáo dục giai đoạn 2025-2028.

Hơn 500 tân khoa Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn tự tin chinh phục tương lai
Giáo dục

Hơn 500 tân khoa Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn tự tin chinh phục tương lai

Ngày 24.11, Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn (Thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) long trọng tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp năm 2024 cho hơn 500 sinh viên khóa 15. Buổi lễ là sự vinh danh cho quá trình nỗ lực, học tập, rèn luyện không ngừng nghỉ, vượt qua khó khăn để đạt được thành quả xứng đáng của các tân khoa.

Trường tiểu học hơn 10 năm "vật vã" xin chuyển từ dân lập sang tư thục nhưng chưa được
Giáo dục

Trường tiểu học hơn 10 năm "vật vã" xin chuyển từ dân lập sang tư thục nhưng chưa được

Hơn 10 năm qua, Trường Tiểu học dân lập (THDL) Nguyễn Bỉnh Khiêm đã 3 lần nộp hồ sơ xin được chuyển đổi loại hình trường học sang trường tư thục để phù hợp với đối tượng điều chỉnh của Luật Giáo dục hiện nay và quy định của pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được … chấp thuận do vướng quy trình thủ tục.

Xét tuyển đại học 2025: Thang điểm chung có khắc phục được bất hợp lý giữa các phương thức xét tuyển?
Giáo dục

Xét tuyển đại học 2025: Thang điểm chung có khắc phục được bất hợp lý giữa các phương thức xét tuyển?

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, các quy định sửa đổi trong Quy chế tuyển sinh năm 2025 để không còn tình trạng chênh lệch điểm trúng tuyển bất hợp lý giữa các tổ hợp xét tuyển, giữa các phương thức xét tuyển mà không có căn cứ giải thích.

Nhiều trường học ở Việt Nam đặt nặng kiến thức chuyên môn, xem nhẹ giáo dục cảm xúc
Giáo dục

Nhiều trường học ở Việt Nam đặt nặng kiến thức chuyên môn, xem nhẹ giáo dục cảm xúc

PGS.TS Ngô Tuyết Mai nhìn nhận, thực tế, nhiều trường học ở Việt Nam vẫn chú trọng nhiều đến việc giáo dục trí tuệ hơn là giáo dục cảm xúc, đặt nặng việc giáo viên truyền đạt kiến thức chuyên môn, học sinh tiếp thu kiến thức, phát triển trí thông minh (IQ) và đạt điểm số cao; trong khi lại xem nhẹ trí thông minh cảm xúc xã hội và các kỹ năng mềm cơ bản cần thiết cho việc theo đuổi hạnh phúc bền vững của học sinh.

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới
Giáo dục

Hệ thống Trường Liên cấp Newton kỷ niệm 15 năm thành lập: Hành trình tiên phong đổi mới

Hệ thống Trường liên cấp Newton (thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest) vừa tổ chức lễ kỷ niệm 15 năm thành lập với chủ đề “Hành trình 15 năm – Tiên phong đổi mới”. Sự kiện đánh dấu một cột mốc quan trọng, không chỉ ghi nhận hành trình phát triển vượt bậc của nhà trường mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực giáo dục tư nhân Việt Nam.

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải
Giáo dục

Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước luôn trong tình trạng quá tải

Từ số liệu kết quả kiểm định chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục cho thấy, dù có đến 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục trong nước, hơn 10 tổ chức kiểm định nước ngoài, nhưng các trung tâm trong nước đang trong tình trạng quá tải. Lý do, nguồn lực kiểm định viên chưa phát triển theo yêu cầu thực tế, thiếu về số lượng theo từng nhóm, khối ngành và hạn chế về kinh nghiệm.

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền
Giáo dục

EQuest ba năm liên tiếp nhận giải thưởng ESG vì nỗ lực thu hẹp khoảng cách giáo dục vùng miền

Tập đoàn Giáo dục EQuest vừa được Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham Vietnam) vinh danh tại lễ trao giải ESG Impact Showcase năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp EQuest được ghi nhận vì những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy các sáng kiến ESG (Môi trường, Xã hội và Quản trị). 

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục
Giáo dục

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh thực hiện quốc tế hóa giáo dục

Theo Chỉ thị của UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường công tác xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục đại học nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng gắn với nhu cầu và thực tiễn của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực trình độ quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"
Giáo dục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gửi thư tay tới học sinh lớp 8 sau phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em"

Trong buổi tọa đàm nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 tại Trường THCS Lương Thế Vinh (huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông), em Nguyễn Trần Bảo Thức, học sinh lớp 8A5, Trường THCS Lương Thế Vinh đã vinh dự nhận được món quà của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn gửi tặng từ Hà Nội.