Kinh doanh bết bát, thành viên của Trung Thuỷ Group lấy tiền đâu trả nợ gần 1.300 tỷ đồng trái phiếu?
Báo Đại biểu Nhân dân
Về tình hình kinh doanh của Trung Thuỷ Đà Nẵng những năm gần đây, có thể tóm gọn bằng hai từ “bết bát”. Cụ thể, Năm 2021 trước thời điểm công ty phát hành trái phiếu, Trung Thủy Đà Nẵng không phát sinh chỉ số về lợi nhuận. Còn năm 2022, Công ty này lỗ gần 100 tỷ đồng.
Dữ liệu từ HNX cho biết, CTCP Trung Thủy Đà Nẵng mới đây đã công bố mua lại trước hạn 7,1 tỷ đồng trong tổng số 1.300 tỷ đồng giá trị phát hành. Doanh nghiệp bất động sản này hiện chỉ có một lô trái phiếu duy nhất là TDNCH2225001 được phát hành ngày 14.1.2022, kỳ hạn 42 tháng, đáo hạn vào 14.7.2025. Lô trái phiếu này do Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank) tổ chức lưu ký, có lãi suất 10%/năm.
Dữ liệu về doanh nghiệp cho biết, Trung Thủy Đà Nẵng là một thành viên trong hệ sinh thái của Trung Thủy Group, thành lập tháng 10.2010 với vốn điều lệ thấp ở mức 6 tỷ đồng. Công ty gồm 3 cổ đông sáng lập là Tập đoàn Trung Thủy, ông Nguyễn Trung Tín (24%) và ông Nguyễn Văn Trung (25%). Đến đầu năm 2020, công ty tăng vốn khủng, từ 20 tỷ đồng lên 735 tỷ đồng, tương ứng gấp 36,7 lần.
Trung Thủy Đà Nẵng chính là chủ đầu tư của dự án khu du lịch sinh thái Nam Ô (Đà Nẵng) với diện tích quy hoạch là 36ha và tổng vốn đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng. Sau hơn 10 năm “đắp chiếu”, dự án này đã chính thức được khởi động vào giữa tháng 4.2023.
Phối cảnh Khu du lịch sinh thái Nam Ô.
Về Trung Thuỷ Group, Tập đoàn này thành lập tháng 5.2007 do bà Dương Thanh Thủy là người đại diện theo pháp luật. Tháng 1.2019 Trung Thuỷ Group bất ngờ tiến hành tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 800 tỷ đồng, tương ứng gấp 4 lần vốn điều lệ ban đầu. Tháng 3.2019 ông Nguyễn Văn Trung lên giữ vị trí Chủ tịch HĐQT.
Trung Thủy Group hiện tại cũng chính là chủ nhân của thương hiệu thời trang miss áo dài nổi tiếng một thời. Bà Dương Thanh Thủy, cổ đông sáng lập Trung Thuỷ Group được biết đến khi khởi nghiệp bằng nghề kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 1997, thương hiệu Miss áo dài ra đời, công trình xây dựng gắn với Trung Thuỷ Group có tòa nhà Miss áo dài buildings với thiết kế mềm mại lấy cảm hứng từ tà áo dài Việt Nam.
Về tình hình kinh doanh của Trung Thuỷ Đà Nẵng, có thể tóm gọn bằng hai từ “bết bát”. Cụ thể, Năm 2021 trước thời điểm công ty phát hành trái phiếu, Trung Thủy Đà Nẵng không phát sinh chỉ số về lợi nhuận.
Còn năm 2022 vừa qua sau khi phát hành 1.300 tỷ đồng trái phiếu, nhiều chỉ số đáng buồn hơn: Hệ số nợ phải trả gấp 2,3 lần vốn chủ sở hữu. Dư nợ trái phiếu gấp đôi vốn chủ sở hữu, 1.300 tỷ đồng. Ngoài ra năm 2022 Trung Thủy Đà Nẵng còn ghi nhận lỗ hơn 94 tỷ đồng.
Các chỉ số tài chính của Trung Thuỷ Đà Nẵng.
Cho đến kỳ báo cáo mới đây nhất là 6 tháng đầu năm 2023, Trung Thủy Đà Nẵng ghi nhận lợi nhuận sau thuế chỉ 1,5 tỷ đồng, giảm 86,3% so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROE) là 0,2% tương ứng vốn chủ sở hữu tại thời điểm 30.6 ở mức 767,66 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm.
Thời điểm cuối quý 2 vừa qua, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 2,62 lần, tương ứng tổng nợ phải trả của Trung Thủy Đà Nẵng lên đến hơn 2.000 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trái phiếu tại ngày 30.6 là gần 1.300 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu ở mức 1,66 lần.
Với tình hình kinh doanh nêu trên cộng thêm khối nợ khổng lồ, nhà đầu tư băn khoăn việc thành viên của Trung Thuỷ Group lấy đâu ra tiền để chi trả nợ trái phiếu cũng như xây dựng dự án khu du lịch sinh thái Nam Ô.
Theo tìm hiểu, trải qua gần 40 năm, Tập đoàn Trung Thủy vẫn mang đậm dấu ấn của một công ty gia đình. Trong đó, vợ chồng doanh nhân Dương Thanh Thủy (SN 1961) – Nguyễn Văn Trung (SN 1960) vẫn đảm nhiệm chức vụ cấp cao của CTCP Tập đoàn Trung Thủy (TT Group) – pháp nhân lõi trong hệ sinh thái của Tập đoàn Trung Thủy.
Doanh nhân Dương Thanh Thuỷ và Nguyễn Văn Trung
Tương tự nhiều tập đoàn gia đình khác, quá trình chuyển giao thế hệ tại Tập đoàn Trung Thủy cũng đã được rậm rịch từ nhiều năm trước.
Ông Nguyễn Trung Tín đảm nhiệm vị trí CEO của Trung Thuỷ Group từ năm 2015.
Ông Nguyễn Trung Tín (SN 1987), người con trai cả của vợ chồng doanh nhân Dương Thanh Thủy – Nguyễn Văn Trung, đã bắt đầu đảm nhiệm vị trí CEO của Trung Thuỷ Group từ năm 2015. Ông Tín là doanh nhân gây chú ý khi kết hôn với hoa hậu Đặng Thu Thảo.
Với việc thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước, trong quý I.2025, toàn ngành hải quan đã thu đạt 80.205 tỷ đồng, bằng 19,5% dự toán được giao, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2024.
Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) ra mắt Dịch vụ Thông báo số dư bằng giọng nói ngay trên ứng dụng di động LPBank, mở ra một kỷ nguyên mới cho việc quản lý tài chính, đặc biệt dành cho các hộ kinh doanh và tiểu thương. Dịch vụ giúp người dùng nhanh chóng nhận diện giao dịch thành công, tránh rủi ro gian lận và thuận tiện trong làm việc.
“Tìm sai điểm cân bằng, chính sách thuế sẽ không đạt mục tiêu mong muốn”, ông Phan Đức Hiếu, ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính nói trong tọa đàm “Thuế tiêu thụ đặc biệt với xe hybrid và pick-up: Giải pháp nào phù hợp?” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức ngày 3.4. Với tinh thần đó, các diễn giả đã thảo luận về mức thuế và lộ trình áp thuế phù hợp cho hai loại xe này.
Theo PGS.TS. NGUYỄN HỮU HUÂN, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, khó có khả năng Mỹ áp thuế xuất khẩu với hàng hóa Việt Nam tới 46% như công bố của Tổng thống Donald Trump. “Khả năng cao chỉ 20 - 25% song đây vẫn là mức cao, tác động tới kinh tế Việt Nam cả trong trung và dài hạn, đòi hỏi phải phân tích thật kỹ tác động để có giải pháp ứng phó hiệu quả”.
Ngày 3.4.2025, tại Hà Nội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định nhân sự cấp cao của Agribank; chỉ định Bí thư Đảng ủy và bổ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng Thành viên Agribank đối với ông Tô Huy Vũ.
Tại tọa đàm “Chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với xe hybrid và xe pick-up: Giải pháp nào phù hợp” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 3.4, các diễn giả đề xuất ưu đãi thuế 50% cho cả xe hybrid sạc trong và sạc ngoài; lộ trình áp thuế với xe pick-up chở hàng cabin kép có thể bắt đầu từ năm 2028, mỗi năm tăng 5% để đến năm 2030 đạt 40% so với xe chở người, thay vì mức 60% như đề xuất của cơ quan soạn thảo.
Với hơn 860 Cửa hàng xăng dầu (CHXD) cùng gần 4.000 cửa hàng trưởng và nhân viên bán hàng trải dài khắp cả nước, PVOIL không chỉ là một trong những doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu lớn nhất Việt Nam, mà còn là thương hiệu được khách hàng biết đến bởi sự chuyên nghiệp, tận tâm và đáng tin cậy trong chất lượng phục vụ.
Sự kiện đánh dấu bước khởi đầu mới trên thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam, thể hiện tầm nhìn chung của hai doanh nghiệp trong việc triển khai các dự án bất động sản công nghiệp trên toàn lãnh thổ quốc gia, hướng đến mục tiêu tạo dựng những giá trị bền vững.
SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực của Ngân hàng trong việc thúc đẩy các giải pháp tài chính mang lại lợi ích lâu dài cho xã hội và môi trường.
Ngày 03.04.2025, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (Vietbank) đã tổ chức Lễ trao giải chương trình khuyến mãi "Mùa Hội Bội Quà" tại Chi nhánh Quảng Ngãi, đánh dấu sự thành công của chương trình với hàng nghìn phần quà giá trị đã được trao đến khách hàng trên toàn quốc.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, cho rằng, cần xây dựng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp cho xe hybrid để giảm ô nhiễm môi trường. Tương tự, chính sách thuế với pick - up chở hàng cabin kép cần hướng tới thúc đẩy sự phát triển của khu vực nông thôn, miền núi.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, ông Đỗ Đức Hiển, ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, cho rằng, đánh thuế cần tính chuyện bảo đảm sự phát triển ổn định của doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta hướng tới tăng trưởng hai con số.
Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.
Nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Agribank vừa ra mắt chương trình “Điểm giao dịch xanh”. Chương trình là một bước hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Agribank, hướng tới sự phát triển bền vững cho cộng đồng và thế hệ mai sau.
Từ ngày 1.4 – 30.6.2025, VietinBank mang đến Chương trình ưu đãi cực hấp dẫn “Đua top đặt xe, gặp gỡ Anh Tài” dành riêng cho người dùng đặt VNPAY Taxi (Taxi/Bike) trên ứng dụng Ngân hàng số VietinBank iPay Mobile. Không chỉ di chuyển nhanh chóng tiện lợi, khách hàng còn có cơ hội trò chuyện video call cùng “Anh tài” Kay Trần và nhận bộ quà tặng giới hạn có chữ ký độc quyền từ thần tượng.
Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) NGUYỄN VĂN ĐÍNH nhận định, để Quỹ nhà ở quốc gia phát triển bền vững, lâu dài phải có quy hoạch và quỹ đất rõ ràng. Đồng thời, cần huy động nguồn lực từ nhiều phía, tăng tính xã hội hóa, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức đối với cộng đồng; đừng chỉ trông chờ vào ngân sách.
VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.
Sáng mai, 3.4, tại Trụ sở 35 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm “Thuế tiêu thụ đặc biệt với xe hybrid và pick - up: Giải pháp nào phù hợp?”.
Sáng 2.4, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E, 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam lần thứ 34 (VIETNAM EXPO 2025) đã khai mạc.