Kiểu mẫu phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững tại huyện Xuân Lộc

Với nhiều giải pháp thiết thực, nhất là trong công tác tuyên truyền, vận động, việc triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, kiểu mẫu của huyện Xuân Lộc đạt hiệu quả cao, đi đầu của tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nổi bật; chưa có mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ...

Đoàn giám sát HĐND tỉnh nhấn mạnh, huyện tiếp tục tập trung nguồn lực, phấn đấu đạt mục tiêu huyện NTM kiểu mẫu về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững đến năm 2025.

Tạo chuyển biến từ nhận thức, ý thức đến hành động

2.jpg
Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Xuân Lộc. Ảnh: Nguyễn Oanh

2 lần được phong tặng danh hiệu anh hùng: “Anh hùng lực lượng vũ trang” trong thời kỳ kháng chiến và “Anh hùng lao động” trong thời kỳ đổi mới; huyện đầu tiên của cả nước được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM. Năm 2021, huyện được Chủ tịch nước phong tặng Huân chương độc lập hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác. Tất cả đã tạo điều kiện thuận lợi cho Xuân Lộc tận dụng khai thác tốt các thời cơ, lợi thế, vượt qua những khó khăn thách thức, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.

Quá trình xây dựng NTM, huyện Xuân Lộc luôn đặc biệt quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động làm cho người dân hiểu rõ vai trò của mình là chủ thể xây dựng NTM. Theo kinh nghiệm của địa phương, đây là một trong những yếu tố quyết định thành công của phong trào xây dựng NTM trên địa bàn huyện xuyên suốt thời gian qua.

Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nhất là về vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM; hướng dẫn người dân về vai trò giám sát cộng đồng thông qua các buổi họp công khai để minh bạch các khoản đóng góp hợp lý trong xây dựng NTM; nêu gương điển hình những tổ chức, cá nhân có thành tích trong tổ chức thực hiện. Tuyên truyền việc đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo, chăm lo công tác an sinh xã hội, uống nước nhớ nguồn; tương thân tương ái, phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thuần phong mỹ tục trong Nhân dân… thực sự làm chuyển biến nhận thức trong các cấp chính quyền, đặc biệt là nhân dân hiểu về vai trò chủ thể của người nông dân trong xây dựng NTM.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Linh, việc tuyên truyền xây dựng NTM được thực hiện thường xuyên, liên tục với cách thức đa dạng đã đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng NTM đến từng gia đình và mỗi người dân nông thôn, lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Qua đó, tạo chuyển biến từ nhận thức, ý thức và hành động, góp phần thực hiện thành công, bền vững các tiêu chí NTM do có sự chung sức của cộng đồng và đồng lòng của Nhân dân.

Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất

1.jpg
Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát thực tế tại cơ sở. Ảnh: Nguyễn Oanh

Theo báo cáo, đến nay, toàn huyện Xuân Lộc có 8/14 xã đạt NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025; 6 xã còn lại đã đạt bộ tiêu chí NTM nâng cao, đang cập nhật hồ sơ trình UBND tỉnh Đồng Nai công nhận. Toàn huyện có 12/14 xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2016-2020, trong đó có 3 xã đạt NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025. Xuân Lộc cũng đã được công nhận đạt chuẩn huyện NTM nâng cao vào năm 2023.

Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, cũng còn những khó khăn, hạn chế, nhất là tác động của biến đổi khí hậu tới nông nghiệp và nông thôn đã và đang ngày càng gia tăng và rõ rệt hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Trong khi đó, tiềm lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn của doanh nghiệp còn rất thấp so với nhu cầu thực tế. Tính liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thiếu bền vững.

Đánh giá cao những kết quả tích cực trong triển khai xây dựng NTM, NTM nâng cao, kiểu mẫu của huyện Xuân Lộc trong vai trò là đơn vị đi đầu của tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng – Trưởng Đoàn giám sát cũng lưu ý: Tuy địa phương đã nỗ lực phát huy mọi nguồn lực trong xây dựng NTM, tuy nhiên chủ yếu là từ nguồn vốn tín dụng, huy động trong dân còn thấp. Một số tiêu chí, chỉ tiêu NTM nâng cao, kiểu mẫu đạt chưa cao, chưa thật sự bền vững. Đáng chú ý, kết quả phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nổi bật; chưa có mô hình sản xuất nông nghiệp đạt chứng nhận hữu cơ...

Khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đề nghị huyện tiếp tục tập trung nguồn lực, tăng tỷ lệ huy động từ nguồn xã hội hóa, tiếp tục tập trung trong công tác chỉ đạo, lãnh đạo phấn đấu đạt mục tiêu huyện NTM kiểu mẫu về phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững đến năm 2025. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn.

Hội đồng nhân dân

Quảng Ninh dành nguồn lực cho an sinh xã hội và khắc phục hậu quả bão lũ
Chuyển động

Quảng Ninh dành nguồn lực cho an sinh xã hội và khắc phục hậu quả bão lũ

Cụ thể hóa chủ trương của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Hội nghị thứ 55, HĐND tỉnh đã thống nhất điều chỉnh, bổ sung phân bổ dự toán chi ngân sách cấp tỉnh năm 2024. Trong đó, triệt để thực hiện cơ cấu lại nhiệm vụ chi, tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những khoản chi không thực sự cần thiết để dành 1.000 tỷ đồng thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống và khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau bão. Đây là nội dung nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao của cử tri, Nhân dân trong tỉnh.

Người dân huyện Vân Đồn và các thợ lặn chuyên nghiệp nghiên cứu phương án trục vớt tàu bị đắm
Hội đồng nhân dân

Quảng Ninh: Sớm vực dậy, ổn định cuộc sống sau bão số 3

Bão số 3 càn quét qua địa bàn đã khiến hàng nghìn ngôi nhà tốc mái, đổ sập, hư hỏng; hàng nghìn tàu thuyền bị lật, chìm… Việc HĐND tỉnh thông qua các biện pháp hỗ trợ chi phí xây mới, sửa chữa nhà ở và hỗ trợ một phần chi phí trục vớt phương tiện tàu, thuyền là nghĩa cử quan trọng cùng người dân vực dậy, ổn định cuộc sống, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn', thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Hội đồng nhân dân

Tháo gỡ 'điểm nghẽn', thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Với hàng loạt quyết nghị quan trọng, Kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh Quảng Nam Khóa X đã kịp thời tạo cơ sở giải quyết những nội dung, công việc đột xuất trong công tác quản lý nhà nước; tiếp tục cùng toàn tỉnh tập trung tháo gỡ những "điểm nghẽn" trong quá trình thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Quảng Ninh hỗ trợ 100% học phí cho học sinh trong năm học 2024 - 2025
Chuyển động

Quảng Ninh hỗ trợ 100% học phí cho học sinh trong năm học 2024 - 2025

Sau khi Nghị quyết về một số biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được thông qua, dự kiến sẽ có gần 244.000 học sinh công lập là con em của gần 165.000 hộ gia đình được hưởng hỗ trợ 100% học phí trong năm học 2024 - 2025. Dự kiến nguồn kinh phí hỗ trợ được bố trí từ nguồn ngân sách tỉnh khoảng 167 tỷ đồng.

Trách nhiệm, sẻ chia với những mất mát của người dân, doanh nghiệp
Chuyển động

Trách nhiệm, sẻ chia với những mất mát của người dân, doanh nghiệp

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; sự vào cuộc, phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị kỹ lưỡng của Thường trực, các Ban HĐND tỉnh và UBND tỉnh cùng các cơ quan liên quan, Kỳ họp thứ 21 (chuyên đề) của HĐND tỉnh Quảng Ninh Khóa XIV đã diễn ra thành công tốt đẹp. Được tổ chức trong bối cảnh địa phương vừa trải qua những thiệt hại hết sức nặng nề của siêu bão số 3, rất nhiều những chính sách, biện pháp khẩn cấp đã được quyết nghị để toàn tỉnh vượt qua giai đoạn khó khăn; thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển trong điều kiện thời gian còn lại của năm 2024 không còn nhiều.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh Tạ Văn Long chủ trì Phiên họp
Hội đồng nhân dân

Đảng đoàn HĐND tỉnh Yên Bái tổ chức Phiên họp thứ 36

Ngày 26.9, Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh tỉnh Yên Bái tổ chức Phiên họp thứ 36 để đánh giá công tác chuẩn bị tổ chức kỳ họp thứ 19 (chuyên đề); đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh Tạ Văn Long chủ trì Phiên họp. 

Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Lê Trường Giang gặp gỡ, lắng nghe ý kiến cử tri
Diễn đàn

Bài cuối: Kiên trì đeo bám, không để kiến nghị bị “lãng quên”

Bên cạnh chú trọng tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri, phân loại theo lĩnh vực, đánh số theo thứ tự để có cơ sở theo dõi, đôn đốc giải quyết… Thường trực HĐND thị xã Hoàng Mai, Nghệ An cùng với các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu xác định rõ giám sát kiên trì, đeo bám liên tục, không để kiến nghị cử tri bị “lãng quên” và “đi đến cùng sự việc”.

Toàn cảnh buổi làm việc
Hội đồng nhân dân

Bảo đảm định mức biên chế góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Để bảo đảm định mức giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phục vụ kịp thời cho công tác dạy và học, thì việc ban hành quyết định giao số lượng hợp đồng lao động giảng dạy thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm học 2024-2025 là cần thiết… Tuy nhiên, cần quan tâm sắp xếp, bảo đảm định mức số học sinh/lớp theo quy định; nghiên cứu kỹ việc thừa, thiếu cục bộ giáo viên để có tính toán, phân bổ khoa học;…

Cao Bằng: HĐND thông qua danh mục các dự án, công trình cần thu hồi đất trên địa bàn tỉnh
Hội đồng nhân dân

Cao Bằng: HĐND thông qua danh mục các dự án, công trình cần thu hồi đất trên địa bàn tỉnh

Sáng 25.9, HĐND tỉnh Cao Bằng Khóa XVII tổ chức Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) để thông qua một số chủ trương, chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, thông qua danh mục các dự án, công trình cần thu hồi đất trên địa bàn tỉnh

Tổ đại biểu HĐND huyện Thanh Chương giám sát thực tế việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị của cử tri trên địa bàn
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Định kỳ nghe báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết

Theo Thường trực HĐND huyện Thanh Chương, việc Thường trực HĐND huyện định kỳ tổ chức họp nghe UBND huyện, các tổ chức, đơn vị báo cáo tiến độ, kết quả giải quyết các kiến nghị của cử tri có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng báo cáo trả lời việc giải quyết; đồng thời, bảo đảm việc tuân thủ thực hiện đúng quy định trong hoạt động giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri. Cùng với đó là phát huy vai trò giám sát của Tổ đại biểu.

HĐND huyện Yên Thành giám sát việc thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi hàng hóa giai đoạn 2021 - 2025.
Diễn đàn

Bài 1: Hướng về cơ sở, tăng cường khảo sát thực tế

Tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động với Thường trực HĐND cấp huyện lần thứ 5, nhiệm kỳ 2021 - 2026 do Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An tổ chức vừa qua, nhiều cách làm hiệu quả đã được chia sẻ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát quyền lực như: tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của cấp ủy Đảng đối với hoạt động của HĐND; định kỳ tổ chức họp nghe tiến độ, kết quả giải quyết các kiến nghị; tăng cường hướng về cơ sở; đồng hành với chính quyền, giám sát các kiến nghị ngay trong quá trình giải quyết…

Quảng Ninh: Họp HĐND tỉnh quyết nghị một số chính sách cấp bách hỗ trợ khắc thiệt hại bão số 3
Hội đồng nhân dân

Quảng Ninh: Họp HĐND tỉnh quyết nghị một số chính sách cấp bách hỗ trợ khắc thiệt hại bão số 3

Sáng 23.9, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) để nhằm xem xét, ban hành kịp thời một số chính sách khẩn cấp, cấp bách theo trình tự, thủ tục rút gọn để hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra trên địa bàn và thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vi Ngọc Bích chủ trì kỳ họp.

HĐND các tỉnh, thành phố đang phải tổ chức rất nhiều kỳ họp chuyên đề để giải quyết công việc phát sinh
Diễn đàn

Bài cuối: “Trao quyền” cho Thường trực HĐND giải quyết các vấn đề phát sinh

Thường trực HĐND là cơ quan thường trực, hoạt động thường xuyên của HĐND. Tuy nhiên, hiện nay mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐND chỉ được giải quyết tại kỳ họp HĐND chứ không quy định về việc HĐND ủy quyền cho Thường trực HĐND thực hiện một số công việc phát sinh thuộc thẩm quyền của HĐND trong thời gian giữa hai kỳ họp. Điều này khiến HĐND đang phải tổ chức nhiều kỳ họp chuyên đề gây tốn kém ngân sách, không phát huy được vai trò của Thường trực HĐND.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh Thanh Hóa Ảnh: Minh Hiếu
Hội đồng nhân dân

Bài 2: Tạo chuyên nghiệp, hiệu quả

Chất vấn; xem xét báo cáo của các cơ quan, đơn vị; xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp; giám sát chuyên đề; lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu; tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND… là các hình thức giám sát của HĐND. Như vậy, hoạt động giám sát của đại biểu HĐND chiếm phần lớn thời gian và cường độ làm việc lớn. Để hoạt động giám sát của HĐND ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả, cần tăng số lượng đại biểu HĐND chuyên trách tại các Ban HĐND.