Kiến trúc thị trấn Chi Lăng: 5 khu chức năng mới

Tại Kỳ họp thứ 32 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Khóa XVII tỉnh Lạng Sơn, nhiệm kỳ 2021-2026 vừa thông qua nhiều nghị quyết quan trọng. Trong đó, có Nghị quyết thông qua Quy chế quản lý kiến trúc thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

02b55e63-1cde-4ab6-b35a-9b16f7f63d0d.jpg
Đại biểu biểu quyết thông qua nghị quyết tại kỳ họp

Theo đó, nghị quyết quy chế có nguyên tắc quản lý kiến trúc trong đô thị thị trấn Chi Lăng quy định rõ các công trình kiến trúc trong phạm vi áp dụng Quy chế phải được quản lý đồng bộ về không gian, kiến trúc công trình, cảnh quan, bảo đảm đúng chức năng, mỹ quan đô thị, phù hợp với điều kiện tự nhiên, phòng chống thiên tai, truyền thống lịch sử, văn hóa và phù hợp với quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Bảo đảm các nguyên tắc được quy định tại Luật Kiến trúc và phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương; phù hợp các chỉ tiêu trong Quy hoạch chung thị trấn Chi Lăng đến năm 2035; các công trình kiến trúc phải kết hợp hài hoà giữa cải tạo với xây dựng mới; phải gắn công trình riêng lẻ với tổng thể kiến trúc của đô thị, tuân thủ thiết kế đô thị được duyệt, giấy phép xây dựng và các quy định tại Quy chế. Không được chiếm dụng trái phép không gian đô thị nhằm mục đích tăng diện tích sử dụng công trình; công trình kiến trúc phải bảo đảm an toàn, bền vững trong quá trình sử dụng, thích hợp cho mọi đối tượng khi tiếp cận sử dụng; hài hòa giữa các yếu tố tạo nên kiến trúc đô thị như vật liệu, màu sắc, chi tiết trang trí, đảm bảo trật tự hình thái kiến trúc chung, hòa nhập với cảnh quan khu vực. Bảo đảm sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân; kết hợp hài hòa lợi ích của quốc gia, cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; những công trình hiện hữu đã được xây dựng phù hợp với quy định của pháp luật trước khi ban hành Quy chế được giữ theo hiện trạng. Khi tiến hành xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa có thay đổi về kiến trúc mặt ngoài công trình, quy mô diện tích phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), quy hoạch đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Định hướng phân chia kiến trúc thị trấn Chi Lăng thành 5 khu chức năng chính như sau: Phân khu I: Khu công nghiệp, kho tàng, logistics thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương có tiếp cận thuận với giao thông đối ngoại; Phân khu II: Khu phát triển cụm công nghiệp, dịch vụ hậu cần công nghiệp và phát triển đô thị; phân khu III: Phát triển nông sản đặc trưng Na Chi Lăng kết hợp mô hình du lịch canh nông; phân khu IV: Chỉnh trang đô thị hiện hữu kết hợp phát triển đô thị mật độ thấp; phân khu V: Phát triển đô thị sinh thái mật độ thấp kết hợp phát triển du lịch.

Các công trình phải tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc: công trình công cộng có quy mô cấp đặc biệt, cấp I theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26.1.2021 của Chính phủ và Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30.6.2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng; công trình mang tính biểu tượng, công trình điểm nhấn, công trình được xây dựng tại vị trí có ảnh hưởng trực tiếp đến diện mạo, cảnh quan kiến trúc của đô thị hoặc các công trình có yêu cầu đặc thù như: tượng đài, quảng trường, công trình điểm nhấn, công trình tại các vị trí cửa ngõ vào thị trấn. Các công trình có yêu cầu kiến trúc trang trọng như trụ sở cơ quan Đảng, Nhà nước, trung tâm hành chính - chính trị cấp đô thị; công trình giao thông có quy mô lớn, vị trí quan trọng, ảnh hưởng mỹ quan đô thị khuyến khích tổ chức thi tuyển hoặc tuyển chọn phương án thiết kế kiến trúc. UBND huyện Chi Lăng căn cứ quy định hiện hành để xem xét, quyết định các công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc.

Trên đường phát triển

Ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh xác định mục tiêu trọng tâm hiện nay là chuyển đổi xanh các khu công nghiệp
Địa phương

Bắc Ninh: Phát triển khu công nghiệp theo hướng tập trung, bền vững

Hướng đến sự phát triển bền vững, đóng góp tích cực cho kinh tế - xã hội tỉnh và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh xác định mục tiêu trọng tâm hiện nay là chuyển đổi xanh các khu công nghiệp với nội hàm giảm phát thải nhà kính; sử dụng năng lượng tái tạo; thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và bảo vệ môi trường.

Bà con dân tộc thiểu số ở Bắc Kạn đã được tiếp cận CNTT
Địa phương

Giảm nghèo thông tin giúp Bắc Kạn thay đổi từng ngày

Giảm nghèo thông tin là tạo điều kiện để người dân, các hộ nghèo và cận nghèo có thể tiếp cận các nguồn thông tin quan trọng về chính sách, kỹ thuật sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm và các chương trình hỗ trợ. Nhận thấy đây là bước đi đầu tiên để người dân vươn lên thoát nghèo bền vững, thời gian qua, Bắc Kạn đã và đang triển khai mạnh mẽ nhiều chương trình giúp giảm nghèo thông tin, mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân, đặc biệt ở những khu vực khó khăn, vùng sâu, vùng xa.

Toàn cảnh hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2025. Ảnh:⁹ Minh Hiếu
Địa phương

Thanh Hóa tăng tốc, bứt phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững

Khép lại năm 2024, Thanh Hóa đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó thu ngân sách nhà nước đạt hơn 54.000 tỷ đồng (đứng top 10 địa phương cao nhất nước). Bước sang năm 2025, với phương châm hành động “Đoàn kết trách nhiệm - Sáng tạo hiệu quả - Tăng tốc về đích”, UBND tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu tiếp tục phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nỗ lực, tăng tốc, bứt phá, phấn đấu hoàn thành tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu.

Tấn Đức Central Park 1: Đồng hành phát triển
Trên đường phát triển

Tấn Đức Central Park 1: Đồng hành phát triển

Hơn một thập kỷ qua, người dân xứ trà Thái Nguyên được chứng kiến sự trỗi dậy thần tốc của thành phố Phổ Yên, cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội và Thủ đô gió ngàn. Cùng với vinh dự, tự hào là trăn trở của nhà quản lý xã hội cũng như người dân về an sinh xã hội, môi trường sống phù hợp với quy mô vượt trội về mọi mặt của thành phố trẻ.