Kiến trúc Pháp - Đông Dương ở “Sài Gòn – Hòn ngọc Viễn Đông”

Cuốn sách "Kiến trúc Pháp - Đông Dương: Dấu tích “Sài Gòn - Hòn ngọc Viễn Đông”" do tác giả Trần Hữu Phúc Tiến biên soạn, vừa được NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt độc giả.

Sài Gòn xưa - Thành phố Hồ Chí Minh nay là đô thị lớn bậc nhất cả nước. Trong quá trình kiến tạo thành phố, khoảng thời gian 1862 - 1945 là giai đoạn hình thành và hoàn chỉnh của một đô thị tân tiến và hiện đại, khác hẳn mô hình thành thị phong kiến Á Đông trước đó.

Công sức xây đắp của người Pháp và đông đảo người Việt cùng toàn bộ cư dân thuộc nhiều vùng miền tứ xứ, đã làm nên một đô hội mỹ lệ và nhộn nhịp, kết hợp nhiều yếu tố Đông - Tây, trên cơ sở thừa kế đô thị Gia Định xưa cổ.

474668311-1057464919729127-8449260698936540928-n.jpg
Cuốn sách cung cấp thông tin tư liệu về kiến trúc Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: NXB

Từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt từ thập niên 1920 trở đi, chính quyền Đông Dương tự hào quảng bá Sài Gòn là La Perle de l'Extrême-Orient - Hòn ngọc Viễn Đông, một điểm đến không thể thiếu của du khách, các nhà đầu tư và bạn bè thế giới.

Cuốn sách mang tới cho độc giả thêm những góc nhìn về lịch sử, kiến trúc, văn hóa của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thực tế, vẻ đẹp của "Hòn ngọc Viễn Đông" không chỉ là cảnh sắc và phố phường, mà là toàn diện từ kiến trúc đến kinh tế, văn hóa và con người. Trong đó, chỉ riêng về kiến trúc, có nhiều kiến trúc hay đẹp từ dinh thự đến nhà ở, phố chợ và nhiều công trình khác, thể hiện nhiều phong cách đa dạng...

Văn hóa - Thể thao

Cục Di sản văn hóa đề nghị Bắc Giang kiểm tra thực tế di tích chùa Vẽ sau vụ cháy
Văn hóa - Thể thao

Cục Di sản văn hóa đề nghị Bắc Giang kiểm tra thực tế di tích chùa Vẽ sau vụ cháy

Chiều tối 10.2, liên quan đến vụ cháy tại di tích quốc gia chùa Làng Vẽ (phường Thọ Xương, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang), Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa Trần Đình Thành đã ký Công văn số 101/DSVH-DT gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang yêu cầu đề xuất phương án xử lý.

Lễ hội Khai ấn đền Trần xuân Ất Tỵ 2025 tổ chức từ ngày 8-13.2 (tức từ 11-16 tháng Giêng)
Văn hóa

Nhiều nét mới tại lễ khai ấn Đền Trần Nam Định

Lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định được tổ chức vào dịp đầu Xuân hàng năm nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn của vương triều nhà Trần.

Đường thêu nét nhuộm kể vàng son
Văn hóa - Thể thao

Đường thêu nét nhuộm kể vàng son

Từ những tấm lụa, sợi tơ nhuộm sắc màu tự nhiên, từng đường kim như nét vẽ tinh tế, tạo nên bức tranh sống động mang đậm hồn Việt. Qua thời gian với những thăng trầm, di sản nghề thêu đang được khôi phục và kết nối mạnh mẽ trong thực hành nghệ thuật đương đại.

Khai mạc Báo xuân Bắc Giang Ất Tỵ năm 2025
Văn hóa

Khai mạc Báo xuân Bắc Giang Ất Tỵ năm 2025

Sáng 9.2 (tức ngày 12 tháng Giêng), tại Khu Du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử, Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang phối hợp phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Giang, UBND huyện Sơn Động tổ chức khai mạc Báo xuân Bắc Giang Ất Tỵ năm 2025.

Gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo Thế giới
Văn hóa - Thể thao

Gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo Thế giới

Ngày 14.2.2025, tại Hoàng Thành Thăng Long sẽ diễn ra Lễ đón nhận làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo Thế giới và Sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội, năm 2025.