Kiến tạo, thắp sáng hành trình thực hiện sứ mệnh đào tạo

em6-1529-1051.jpg

Cùng với chia sẻ những kỷ niệm khó quên, gửi gắm tin yêu, tự hào về nơi ươm mầm nhiều tài năng, hun đúc, tạo động lực và khát vọng cho một thế hệ khởi nghiệp, các thế hệ cựu giảng viên, sinh viên Khoa Pháp luật Kinh tế kỳ vọng Khoa và các thế hệ sinh viên tiếp tục phát huy bề dày lịch sử, kiến tạo, thắp sáng hành trình thực hiện sứ mệnh đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội; đóng góp to lớn trong phát triển của khoa học pháp lý trong nền kinh tế hội nhập…

Chủ tịch Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam, nguyên Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp), Giáo sư Lê Hồng Hạnh: Tình yêu không thể nào quên

s1-918-6796.jpg

Trong tôi, Khoa Pháp luật Kinh tế Đại học Pháp lý Hà Nội (nay là Đại học Luật Hà Nội) là một tình yêu không thể nào quên lãng, bắt nguồn từ những năm tháng khó khăn, gian khổ. Thời đó, thầy trò trong Khoa cùng nhau chia sẻ những khó khăn, vất vả thiếu thốn không thể nào tả nổi ở Quán Gánh, Thường Tín. Trường được thành lập vào những năm sau chiến tranh khi đất nước bị chiến tranh tàn phá và nền kinh tế chưa kịp phục hồi. Đại học Luật ra đời như đứa trẻ sinh ra trong gia đình nghèo, thiếu từ cái ăn đến điều kiện học tập để vào đời.

Chúng tôi được thừa hưởng hai nhà kho của Ủy ban thống nhất và chúng được biến thành phòng học. Chung cảnh ngộ của trường, thầy, cô và sinh viên Khoa Pháp luật Kinh tế phải dạy và học trong các nhà kho nóng như lò nung vì mái tôn và không có quạt, mùa đông thì lạnh buốt vì gió lùa. Sau những giờ giảng, các thầy cùng với sinh viên cùng nhau trong những trận bóng đá, bóng chuyền, các buổi tập văn nghệ, chia nhau phần bồi dưỡng 1/3 chiếc bánh mì có chấm tí đường đen hay nửa chiếc bánh dày Quán Gánh. Thầy đói, sinh viên cũng đói. Giờ giảng khi những cơn mưa đến, thầy, cô phải gào như kêu cứu, còn trò cứ cố vểnh tai nghe xem thầy cô nói gì.

Vươn lên khó khăn, thiếu thốn, Khoa Pháp luật kinh tế đã trở thành nơi ươm mầm nhiều tài năng, tôi luyện rất nhiều sinh viên và giảng viên giỏi, trở thành những cán bộ lãnh đạo xuất sắc cho nhiều ngành, địa phương trong cả nước, những luật sư nổi tiếng cả trong nước lẫn trong khu vực châu Á, Thái Bình Dương.

Đất nghèo nuôi những anh hùng. Khoa Pháp luật kinh tế cung cấp cho đất nước nhiều tài năng lãnh đạo được tôi rèn từ môi trường đào tạo và nghiên cứu của mình: PGS.TS Nguyễn Niên, PGS.TS Dương Đăng Huệ - nguyên Vụ trưởng Vụ pháp luật dân sự - kinh tế (Bộ Tư pháp); PGS.TS Lê Thị Bích Thọ - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; TS. Nguyễn Khắc Định – Phó Chủ tịch Quốc hội; TS Nguyễn Hải Ninh – Bộ trưởng Bộ Tư pháp; TS. Đồng Ngọc Ba, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; TS Đoàn Trung Kiên – Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội; Luật sư Trần Tuấn Phong – Luật sư sáng lập Công ty Luật TNHH Quốc tế Việt Nam VILAF Hồng Đức, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Luật sư Trần Mạnh Hùng – Luật sư chủ hợp danh quốc tế Công ty TNHH Quốc tế BMVN (Barker & McKenzie Việt Nam).

Còn nhiều những cựu sinh viên, giảng viên của Khoa như PGS.TS Đinh Dũng Sỹ, nguyên Vụ trưởng Pháp luật Văn phòng Chính phủ; Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga; Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam Lê Thị Thuỷ; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Mai Thị Phương Hoa; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng; Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Phạm Đức Ấn, Đại biểu Quốc hội Khóa XV, cựu sinh viên K14 …

Còn nhiều những cựu sinh viên, giảng viên của khoa; nhiều cựu sinh viên, cựu giáo viên của khoa ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác đều có những thành công đáng ngưỡng mộ. Họ cũng mang lại nhiều niềm tự hào, cho Khoa, đơn cử như những doanh nhân tài ba như Trần Đỗ Thành, Lê Đình Vinh... Họ đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp phát triển đất nước ở phương diện khác nhau.

Còn rất nhiều những cựu giảng viên, cựu sinh viên của Khoa tuy không ở những cương vị lãnh đạo, quản lý, không đạt được học vị, học hàm cao vẫn có được sự ngưỡng mộ của đồng nghiệp và bè bạn.

Gần một nửa thế kỷ đã trôi qua, Khoa Pháp luật kinh tế là tập thể trẻ trung, năng động, trí tuệ và đoàn kết phát triển. Về Khoa, dù người cũ không còn nhiều song vẫn còn đó tình thân thương khiến người đi xa trở về cảm thấy như đang quay lại mái ấm một thời.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Khóa XV, cựu giảng viên Khoa Pháp luật Kinh tế, TS Đồng Ngọc Ba: Niềm tự hào của các thế hệ sinh viên, giảng viên

s2-9801-9579.jpg

Tôi tự hào, hạnh phúc được là sinh viên (1989-1994), giảng viên (1995-2008) Khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Pháp lý - Đại học Luật Hà Nội. Những năm tháng được sống, học tập, công tác cùng thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp tại Trường để lại trong tôi nhiều dấu ấn, kỷ niệm thiêng liêng về tình thầy trò, tình đồng nghiệp, tình người. Kiến thức, kỹ năng, phương pháp tư duy, phẩm chất của người làm nghề luật được trau dồi ở Trường là hành trang quý giá giúp tôi vững bước vào đời, vào nghề và trưởng thành. Tự hào về Trường, trong cuộc sống và công tác, tôi luôn cố gắng để xứng đáng với danh xưng cựu sinh viên, cựu giảng viên của Trường Đại học Luật Hà Nội, của Khoa Pháp luật Kinh tế.

Luôn dõi theo, tìm hiểu hoạt động của Trường, tôi rất vui mừng được thấy, những năm qua, Khoa và Trường đã không ngừng phát triển. Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, từ thời gian mới thành lập, quy mô đào tạo hạn chế với các bậc đào tạo trung cấp, cao đẳng và đại học, đến nay Trường đã đào tạo số lượng lớn cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ luật, có vị thế, vai trò dẫn đầu trong lĩnh vực đào tạo luật, cung cấp cho xã hội hàng chục nghìn cán bộ pháp lý, góp phần quan trọng về nhân lực pháp luật cho sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nước ta. Thành quả nghiên cứu, đào tạo sau 45 năm xây dựng, trưởng thành của Trường cũng là niềm tự hào của các thế hệ sinh viên, giảng viên chúng tôi.

Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, với nhu cầu ngày lớn của xã hội về nguồn nhân lực, nhất là nhân lực pháp luật chất lượng cao, sứ mệnh, vai trò của Trường Đại học Luật Hà Nội càng quan trọng hơn. Tôi luôn mong muốn và tin tưởng, tiếp tục hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Trường thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ pháp luật, tập trung đổi mới về chương trình, phương pháp giảng dạy, hợp tác quốc tế, tăng cường năng lực tài chính và cơ sở vật chất, Khoa Pháp luật Kinh tế và nhà trường sẽ thành công hơn nữa trong đào tạo và nghiên cứu, khẳng định và duy trì bền vững vị thế là trung tâm đào tạo, nghiên cứu và truyền bá pháp lý hàng đầu, có vai trò dẫn dắt trong hệ thống các cơ sở đào tạo luật của Việt Nam, có uy tín trong khu vực và thế giới.

Luật sư sáng lập Công ty Luật TNHH Quốc tế Việt Nam VILAF Hồng Đức, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cựu Giảng viên Khoa Pháp luật Kinh tế, Luật sư Trần Tuấn Phong: Hun đúc, tạo động lực và khát vọng cho một thế hệ khởi nghiệp

Thế hệ Khóa XV niên Khóa 1990 - 1995 của chúng tôi nhập trường, tốt nghiệp vào thời điểm đất nước và nền kinh tế chuyển mình mạnh mẽ, thực hiện chính sách “Đổi mới”, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, dỡ bỏ cấm vận, chuyển đổi cơ chế kinh tế hướng đến thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài. Hàng loạt các đạo luật quan trọng đặt nền tảng cho một nền kinh tế thị trường ra đời và đi vào cuộc sống như: Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1988, Luật Công ty và Doanh nghiệp tư nhân 1989, Hiến pháp 1992, Luật Đất đai 1993, Bộ luật Lao động 1995 và Bộ luật Dân sự 1995…

s3-4742-2794.jpg

Đây cũng là các môn luật chủ đạo được các giảng viên Khoa Pháp luật kinh tế giảng dạy trên phạm vi toàn trường và đào tạo chuyên sâu cho sinh viên Khoa Pháp luật kinh tế. Các môn luật kinh tế như luồng gió mới, mang hơi thở của thời đại và nhịp chuyển động của nền kinh tế Việt Nam thu hút mạnh mẽ việc học tập và nghiên cứu của sinh viên luật.

Bối cảnh nền kinh tế mở cửa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ đầu thập kỷ 1990 cũng đã hun đúc, tạo động lực và khát vọng cho một thế hệ khởi nghiệp của Việt Nam, trong đó có sinh viên luật của Đại học Luật Hà Nội và Khoa Pháp luật kinh tế. Cùng với nhiều sinh viên tốt nghiệp ra trường tham gia công tác trong bộ máy nhà nước, các cơ quan nội chính và tư pháp, các viện nghiên cứu và cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức kinh tế, chúng tôi là thế hệ tiên phong tham gia hành nghề pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh và thương mại và song hành cùng các tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hình thành, xây dựng và phát triển thị trường pháp lý Việt Nam.

Sau gần 30 năm hoạt động hành nghề, thế hệ Khóa XV có các luật sư danh tiếng hàng đầu trên thị trường không chỉ ở Việt Nam mà cả trong khu vực và quốc tế. Các luật sư là người sáng lập hoặc điều hành quản lý các tổ chức hành nghề luật sư có quy mô lớn nhất thị trường, liên kết toàn cầu, đóng góp lớn vào hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài và các giao dịch kinh doanh thương mại được cộng động kinh doanh quốc tế và Chính phủ Việt Nam công nhận.

Thẩm phán cao cấp, Phó Chánh tòa Tòa Kinh tế - Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội, TS. Đặng Thị Thơm: Thắp sáng hành trình thực hiện sứ mệnh

Ký ức về ngày đầu tiên là tân sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội với cổng trường có biểu tượng cán cân công lý, với những hoài bão, ước mơ gửi gắm trong lần đầu đặt chân đến Thủ đô, xen lẫn niềm tự hào luôn dấy lên trong tôi những mùa tựu trường, tựa như vừa mới hôm qua.

s4-2397-2636.jpg

Là một sinh viên Khóa 21 - Trường Đại học Luật Hà Nội những năm cuối thế kỷ XX (1996-2001), trải qua bao khó khăn về điều kiện kinh tế, học tập, thách thức và phát triển ở thời kỳ tiếp cận với hội nhập thế giới, tôi vô cùng tự hào được là thế hệ sinh viên trưởng thành từ Khoa Pháp luật kinh tế - quốc tế, tôi may mắn có sự dìu dắt hướng dẫn của Phó GS.TS. Nguyễn Hữu Chí –Trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế, đã giúp tôi hoàn thành xuất sắc Luận văn Thạc sỹ và Tiến sỹ Luật học chuyên ngành Luật Kinh tế. Nhiều đồng nghiệp của tôi cũng trưởng thành từ đây, với nền tảng kiến thức chuyên sâu về pháp luật kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực hợp đồng, ngân hàng, đất đai, lao động, kinh doanh thương mại và kỹ năng giải quyết tranh chấp…

Nhờ được trang bị bài bản về lý luận và “chìa khóa” kiến thức luật kinh tế của các thầy cô Khoa kinh tế cũng với sự tích lũy kiến thức kinh nghiệm mà khi giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại có tính chất phức tạp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp chứng khoán, thành viên công ty với công ty, tranh chấp cổ phần, đất đai, tín dụng, công nhận phán quyết trọng tài, lao động… Tôi xây dựng hồ sơ và thu thập đánh giá chứng cứ, nghiên cứu toàn diện đầy đủ, thận trọng khi ra phán quyết công bằng bảo đảm quyền lợi của các đương sự.

Hiện tại, với công việc trực tiếp tham gia xét xử và giảng dạy tại Học viện Tòa án, Học viện Tư pháp và các cơ sở đào tạo khác, tôi luôn thấu hiểu, kỳ vọng về những thời cơ và thách thức trong kỷ nguyên mới với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục trong ngành tư pháp nói riêng. Với kỳ vọng đó, chúng ta có thể tin vào tương lai, Khoa Pháp luật Kinh tế và các thế hệ sinh viên tiếp tục phát huy bề dày lịch sử, kiến tạo, thắp sáng hành trình thực hiện sứ mệnh đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, xây dựng, hoàn thiện nghiên cứu pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, đóng góp to lớn trong việc phát triển của khoa học pháp lý trong nền kinh tế hội nhập; đưa trường Đại học Luật Hà Nội trở thành một trong những cơ sở đào tạo ngành luật uy tín trong khu vực Đông Nam Á.

Giáo dục

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học
Giáo dục

Phát hành sách về phòng, chống ma túy trong trường học

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2024-2030, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04), Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Vụ Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa phát hành cuốn tài liệu tuyên truyền “Phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học”.

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng
Giáo dục

Phát huy vai trò của thanh niên trong bảo vệ an ninh tư tưởng của Đảng

Internet và các phương tiện thông tin - truyền thông phát triển mạnh mẽ tạo cơ hội cho thế lực thù địch, phản động xâm nhập vào Việt Nam. Thế hệ thanh niên, sinh viên cần là lực lượng xung kích, kịp thời ngăn chặn, phản bác các quan điểm sai trái của thế lực cực đoan, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa
Giáo dục

Xã hội hóa sách giáo khoa: Có môn học tới 10 cuốn sách giáo khoa

Triển khai công tác xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, tính đến nay có 7 nhà xuất bản và 12 công ty cổ phần tham gia biên soạn và liên kết biên soạn sách giáo khoa. Theo đó, môn học có ít nhất là 1 sách giáo khoa, môn học có nhiều nhất là 10 sách giáo khoa, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người học.

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản
Giáo dục

Trường đại học chỉ “căng mình” với KPI thì không thể có khoa học cơ bản

GS.TS Phạm Hồng Tung, nguyên Trưởng ban Khoa học Công nghệ Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học & Khoa học phát triển cho rằng, nếu các trường đại học đào tạo khoa học cơ bản chỉ “căng mình” với KPI, ISI/ Scopus rồi những định mức chi tiêu tính trên đầu sinh viên, giảng viên thì không thể có khoa học cơ bản Việt Nam.

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải
Giáo dục

Hai trường đại học Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Bộ trưởng mong muốn 2 trường đại học của Việt Nam sẽ thiết lập được quan hệ hợp tác với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải trong việc đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là đào tạo về đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị.

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế
Giáo dục

Tổ hợp tự nhiên bị "lép vế" với tổ hợp xã hội: Do công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế

Để giảm thiểu chênh lệch tỷ lệ chọn môn Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT, các chuyên gia giáo dục cho biết, quan trọng nhất vẫn là làm tốt công tác hướng nghiệp, định hướng ở các cấp học, giúp học sinh thoát khỏi tâm lý "Học ứng thí - Học để thi".

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh
Giáo dục

Sẽ thí điểm giáo dục tài chính cho học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiểu biết tài chính, trong khuôn khổ hợp tác giữa UNICEF và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam giai đoạn 2024-2025, một hợp phần về "Thích ứng bộ tài liệu giáo dục tài chính cho học sinh Việt Nam" đã được xây dựng. Bộ tài liệu này sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường
Chính trị

Bảo đảm ngân sách cho công tác dinh dưỡng học đường

Từ thực tiễn địa phương, tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ quan tâm, tiếp tục bố trí ngân sách cho hoạt động dinh dưỡng học đường trong các chương trình mục tiêu quốc gia; sửa đổi các quy định liên quan như Nghị định số 105/2020/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, tăng mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú…