Trò chuyện đầu tuần

Kiến tạo quốc gia hạnh phúc

Theo GS.TS HÀ VĨNH THỌ, Việt Nam, như nhiều quốc gia khác, đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp của hiện đại hóa và hội nhập. Những cuộc đối thoại về hạnh phúc phản ánh xu hướng toàn cầu trong việc đánh giá lại điều gì thực sự tạo nên một cuộc sống tốt đẹp và phát triển bền vững.

Ba khía cạnh của hạnh phúc

- Từng là Giám đốc Chương trình Tổng Hạnh phúc Quốc gia (GNH) ở Bhutan, ông cũng hay nói về giá trị của hạnh phúc, không biết hạnh phúc đối với ông như thế nào?

- Tôi luôn phân biệt hai hình thức của hạnh phúc: những niềm vui ngắn ngủi và hạnh phúc sâu sắc, bền vững, xuất phát từ việc sống hòa hợp với bản ngã cao cả, với tiềm năng thực sự của mình. Tôi cho rằng hạnh phúc đích thực không phải những thú vui nhất thời mà là tạo ra những điều kiện bên trong và bên ngoài để có một cuộc sống ý nghĩa. Nó bao gồm 3 khía cạnh: quan tâm tới chính mình, sống nhất quán với con người bên trong, với trí niệm của mình; sống hòa hợp, quan tâm tới người khác và tạo nên những tác động tích cực đến cộng đồng; quan tâm tới hệ sinh thái, môi trường, mẹ thiên nhiên. Cả ba khía cạnh này đều là những kỹ năng có thể xây dựng, thực hành, củng cố để mỗi người nuôi dưỡng bản thân, kiến tạo hạnh phúc.

GS.TS Hà Vĩnh Thọ (áo trắng) trong chương trình tọa đàm Bàn về hạnh phúc
GS.TS Hà Vĩnh Thọ (áo trắng) trong chương trình tọa đàm Bàn về hạnh phúc

- So với giai đoạn trước thì giờ đây người ta bàn luận nhiều về hạnh phúc. Theo ông, vì sao?

- Khi thế giới đối mặt với những thách thức lớn như biến đổi khí hậu, biến đổi sinh thái, bất bình đẳng kinh tế, bất ổn chính trị và chiến tranh… thì nhu cầu về một mô hình phát triển mới, như Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH) trở nên rõ ràng hơn. Mối quan tâm ngày càng tăng về hạnh phúc có thể xuất phát từ sự thừa nhận những hạn chế của các mô hình phát triển kinh tế truyền thống. Những mô hình này nhấn mạnh đến sự giàu có vật chất và tăng trưởng kinh tế, đồng thời theo đuổi sự tăng trưởng vô hạn trên một hành tinh hữu hạn, có thể không giải quyết thỏa đáng phúc lợi của con người hoặc những thách thức môi trường trong thời đại chúng ta.

Vượt ra ngoài chỉ số kinh tế thuần túy

- Trong văn kiện Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, hạnh phúc được xác định là mục tiêu phấn đấu của toàn xã hội, là khát vọng phát triển của đất nước, là chuẩn mực tối cao của gia đình Việt Nam. Ông nhận định như thế nào về quan điểm đưa hạnh phúc trở thành một mục tiêu trong phát triển đất nước?

- Việt Nam, như nhiều quốc gia khác, đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp của hiện đại hóa và hội nhập. Những cuộc đối thoại về hạnh phúc phản ánh xu hướng toàn cầu trong việc đánh giá lại điều gì thực sự tạo nên một cuộc sống tốt đẹp và phát triển bền vững. Ghi dưới quốc hiệu “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" là tiêu ngữ “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Các thế hệ trước đã hy sinh anh dũng để bảo vệ nền độc lập và tự do, có thể nhiệm vụ của thế hệ hiện tại là tập trung vào hạnh phúc.

Tôi cho rằng, việc đưa hạnh phúc vào mục tiêu phát triển quốc gia là quan điểm rất tiến bộ, nhân văn. Sự chuyển hướng đó vượt ra ngoài chỉ số kinh tế thuần túy như GDP. Cách tiếp cận này cũng giống với chính sách của Bhutan, nơi Tổng hạnh phúc quốc gia là mô hình phát triển toàn diện, bao gồm sự thịnh vượng về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường. Biến hạnh phúc thành thực tế trong phát triển quốc gia không chỉ khả thi mà còn cần thiết để giải quyết những thách thức phức tạp của thế kỷ XXI và theo đuổi phát triển bền vững.

- Ông có thể chia sẻ cơ hội và thách thức khi xây dựng một quốc gia hạnh phúc trong giai đoạn hiện nay?

- Bối cảnh hiện nay mang đến cơ hội đặc biệt cho sự chuyển đổi, được thúc đẩy bởi nhận thức toàn cầu ngày càng tăng về những hạn chế của các mô hình phát triển truyền thống cùng sự xuất hiện của một thế hệ mới nhạy cảm hơn với các giá trị sinh thái và nỗ lực hướng tới một xã hội nhân ái, hòa nhập hơn. Tuy nhiên, quá trình kiến tạo một quốc gia hạnh phúc cũng có thách thức đáng kể, bao gồm việc vượt qua các mô hình kinh tế cố hữu chỉ tập trung vào GDP, vượt qua tư duy cá nhân, ích kỷ, giải quyết các vấn đề môi trường và chuyển dịch các giá trị xã hội sang thước đo hạnh phúc toàn diện hơn.

Lan tỏa giá trị

- Nhìn lại hành trình lan tỏa triết lý và xây dựng hạnh phúc ở Việt Nam, điều gì khiến ông hài lòng?

- Chúng tôi đã tạo ra Eurasia Foundation - Học viện về hạnh phúc và an sinh cuối những năm 1990, nhằm hỗ trợ trẻ em với nhu cầu đặc biệt ở Việt Nam. Và sau nhiều năm cộng tác mật thiết với chính quyền địa phương ở Huế, họ đã hỏi tôi về sự hợp tác hỗ trợ các trường học, đây chính là khởi đầu cho dự án Happy Schools (Trường học Hạnh phúc). Những năm qua, chương trình đào tạo dành cho giáo viên nhằm trang bị sự hiểu biết, kiến thức, kỹ năng, giúp họ chú ý và chăm sóc hạnh phúc, sức khỏe của tất cả học sinh. Nó mở rộng phạm vi nhận thức của giáo viên, bao gồm cả sức khỏe tinh thần và tình cảm của trẻ em. Chỉ khi học sinh cảm thấy an toàn về cảm xúc, được xã hội chấp nhận và hòa nhập, chúng mới có thể phát huy tiềm năng của mình, học hỏi và phát triển toàn diện. Mục tiêu của tôi là tất cả trường học đều bao gồm ba khía cạnh cơ bản của Trường học Hạnh phúc: sống hòa hợp với bản thân, với người khác và thiên nhiên trong tất cả môn học và hoạt động. 

- Dự định tiếp theo mà ông sẽ làm ở Việt Nam là gì?

- Cùng với những bước tiến mới trên hành trình xây dựng Trường học Hạnh phúc, trẻ em hạnh phúc tại Việt Nam, tôi đặt nhiều tâm tư vào việc xây dựng Happy Organization - Tổ chức Hạnh phúc. Khối doanh nghiệp/tư nhân đóng vai trò rất quan trọng trong kiến thiết kinh tế - xã hội. Happy Organization đề ra các chiến lược để tích hợp hạnh phúc và chính niệm vào văn hóa tổ chức, ủng hộ các phương pháp tăng cường sức khỏe và sự hài lòng trong công việc của nhân viên để nâng cao hiệu quả và năng suất. 

Điều đó phản ánh nỗ lực, ý thức ưu tiên hạnh phúc trong chương trình phát triển, vượt qua các chỉ số thành công truyền thống để hướng tới phát triển toàn diện, bao trùm hơn. Tôi tin rằng, cách tiếp cận này không chỉ mang lại giá trị cho giáo dục và văn hóa tổ chức tại Việt Nam mà còn đóng góp vào diễn ngôn toàn cầu về sự phát triển hưng thịnh của quốc gia, dân tộc.

- Xin cảm ơn ông!

Văn hóa

Toàn cảnh gặp mặt báo chí sáng 2.12. Ảnh: Phú Sơn
Văn hóa - Thể thao

Trao 35 giải cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15

Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 (năm 2023 - 2024) với chủ đề “Dấu ấn bộ đội thời bình” do Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí - Xuất bản/Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Quân đội nhân dân và Ngân hàng TMCP Bắc Á phối hợp tổ chức sẽ trao giải thưởng cho 35 tác phẩm xuất sắc.

Phối cảnh sân khấu Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã
Văn hóa - Thể thao

60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã

Vào 19h ngày 2.12, tại Tượng đài Chiến thắng Bình Giã, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật "60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2.12.1964 - 2.12.2024). 

Cần tạo điều kiện cho người trẻ có trình độ, có thực tiễn, đam mê sáng tạo
Văn hóa - Thể thao

Nuôi dưỡng "những viên ngọc trong đá"

Theo nhà nghiên cứu, lý luận âm nhạc NGUYỄN QUANG LONG, nếu như nghệ nhân lớn tuổi giàu kinh nghiệm được ví như “báu vật sống” thì những người trẻ giống viên ngọc còn ẩn mình trong đá. Để tỏa sáng, họ cần thời gian, sự kiên trì và sáng tạo.

“Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025” tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao. Nguồn: LVH
Văn hóa

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025

Từ ngày 1.12.2024 - 1.1.2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu nét văn hóa đầu xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán các dân tộc.

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai

Ẩm thực Hà Nội xưa và nay đã có nhiều thay đổi. Sự giao thoa văn hóa, biến chuyển xã hội đã mang đến những hương vị mới. Vừa giữ gìn bản sắc, vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại là câu hỏi được đặt ra khi đẩy mạnh khai thác giá trị ẩm thực trong công nghiệp văn hóa.

Toàn cảnh hội thảo. Nguồn: CLB Nhà báo Thành Nam
Văn hóa

Hội thảo khoa học về Huyền Trân công chúa

Với mục đích làm sáng tỏ cuộc đời và những đóng góp của Huyền Trân công chúa với đất nước, với Phật giáo Việt Nam, hội thảo khoa học "Huyền Trân Công chúa: Cuộc đời và giai thoại" đã được tổ chức ngày 30.11 tại TP. Nam Định.

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới
Văn hóa

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới

Thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam trải qua nhiều thay đổi về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, đến lối sống... Việc xây dựng, vun đắp và duy trì các giá trị gia đình trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ với cá nhân mà còn là nền tảng của sự phát triển đất nước bền vững.

Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện Bảo Lâm, Cao Bằng đọc sách tại sân trường. Ảnh: Trần Hiệp
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa đọc ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả

Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) KIỀU THÚY NGA cho biết, với mục tiêu xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, các hoạt động phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng được tổ chức ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả.