Kiến nghị đến về một số vướng mắc liên quan tới vốn tín dụng dự án Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

Công ty Cổ phần Cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng vừa có văn bản kiến nghị đến chính quyền tỉnh Lạng Sơn về một số vướng mắc liên quan tới vốn tín dụng.

Cần điều chỉnh tỷ lệ vốn ngân sách nhà nước

Cụ thể, Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT (Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng) được khởi công ngày 21.4.2024. Ngay sau khi khởi công, Liên danh Nhà đầu tư do Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu đã cùng doanh nghiệp dự án (DNDA), nhà thầu thi công huy động 15 mũi thi công, 180 thiết bị, 350 nhân sự để đẩy nhanh tiến độ.

1-1372.jpg
Phối cảnh dự án Hữu Nghị - Chi Lăng Ảnh: Đ.C.G

Tuy nhiên, Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng đang gặp khó khăn trong việc thu xếp vốn tín dụng, điều này có nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ thi công, thậm chí có thể dẫn đến việc dừng triển khai.

Ngày 13.3.2024, ngân hàng TPBank đã cam kết tài trợ vốn tín dụng 2.500 tỷ đồng và đã phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho dự án. Mặc dù hợp đồng đã được ký kết vào ngày 14.4.2024, nhưng sau 6 tháng dự án vẫn chưa thu xếp được vốn tín dụng.

Ngân hàng TPBank lý giải rằng việc chưa xác định được khả năng cho vay là do lo ngại về tỷ lệ nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) tham gia quá thấp.

Đáng chú ý, Liên danh Nhà đầu tư và TPBank đã nhiều lần đề xuất thay đổi cơ chế chia sẻ doanh thu. Hiện tại, chủ trương đầu tư, hồ sơ mời thầu và hợp đồng BOT của Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng chỉ áp dụng cơ chế chia sẻ doanh thu tăng, không có cơ chia sẻ doanh thu giảm.

Ban đầu, phần vốn NSNN tham gia dự án được Chính phủ và địa phương bố trí 6.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 55% tổng mức đầu tư - TMĐT), nhưng UBND tỉnh Lạng Sơn đã phải điều chỉnh giảm để đảm bảo tỷ lệ tối đa theo quy định của Luật PPP.

Mặc dù Quốc hội và Chính phủ đã phê duyệt tỷ lệ vốn ngân sách nhà nước (NSNN) nâng lên từ 53% đến 64% tổng mức đầu tư (TMĐT) đối với các dự án PPP, Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng vẫn gặp khó trong việc thu hút các Nhà đầu tư và ngân hàng cấp tín dụng.

TPBank bày tỏ quan ngại về tỷ lệ vốn NSNN tham gia chưa đảm bảo hiệu quả; đồng thời trong trường hợp doanh thu thực tế không đạt kỳ vọng, dự án cũng không được Nhà nước chia sẻ, hỗ trợ theo quy định tại Điều 82 Luật PPP.

Tồn đọng từ Dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn

Một nguyên nhân khác khiến TPBank thận trọng việc giải ngân vốn tín dụng xuất phát từ những vấn đề của dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, vốn tồn tại nhiều năm nhưng chưa được các cơ quan chức năng giải quyết thấu đáo.

Là tuyến đường kết nối với Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng, tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn từng bị đình trệ gần 5 năm, không có vốn NSNN tham gia.

Khi đưa vào khai thác, lưu lượng xe thấp hơn nhiều so với dự báo ban đầu do nhiều yếu tố khách quan không phải do Nhà đầu tư (Tập đoàn Đèo Cả) gây ra như: bỏ đi 1 trạm thu phí trên QL1, miễn giảm giá vé diện rộng,… khiến doanh thu thực tế chỉ bằng 39% so với phương án tài chính ban đầu, không đủ trả gốc và lãi cho ngân hàng cung cấp tín dụng.

Nhà đầu tư và DNDA đã nhiều lần báo cáo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lạng Sơn những vướng mắc nêu trên. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã báo cáo Chính phủ tại các Văn bản số 402/BC-UBND ngày 13.8.2024, Tờ trình số 23/TTr-UBND ngày 6.3.2024, đề nghị bổ sung vốn NSNN 4.600 tỷ đồng vốn hỗ trợ dự án ̣(chiếm 37,75% TMĐT, nhỏ hơn mức 50% quy định tại Khoản 1 Điều 69 Luật PPP). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được các cấp có thẩm quyền giải quyết.

Điều này dẫn đến khó khăn trong việc tiếp tục vay vốn để thực hiện các Dự án PPP, trong đó có Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.

Giao thông

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại. 

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn VinGroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Giao thông

UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn VinGroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 15.11, UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh, với trọng tâm là phát triển hệ sinh thái giao thông xanh bằng xe điện. Ngoài ra, hai bên cũng sẽ nghiên cứu để đẩy mạnh hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như thương mại dịch vụ, du lịch, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin...

Các tuyến giao thông được đầu tư đồng bộ mở ra không gian, dư địa phát triển cho vùng cao Bình Liêu
Xã hội

Bứt phá từ hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ

Để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách và sự chênh lệch vùng miền, nâng cao chất lượng đời sống mọi mặt của người dân, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng là giải pháp trọng tâm được tỉnh Quảng Ninh ưu tiên, triển khai với nhiều cơ chế, chính sách đồng bộ, rốt ráo.

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện
Giao thông

Hiểm họa từ việc giao xe máy cho người chưa đủ điều kiện điều khiển phương tiện

Một thực trạng đáng báo động diễn ra ở nhiều địa phương trên cả nước là không ít bậc phụ huynh vì nhiều lý do đã mua xe, giao xe mô tô, xe gắn máy (gọi chung là xe máy) cho con em mình, mặc dù các em chưa đủ điều kiện để điều khiển phương tiện. Điều này đã gây ra những vụ việc với hậu quả đau lòng…