Quảng Ninh quyết liệt thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển những tháng cuối năm

Kiên định mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số

8 tháng năm 2024, về cơ bản, các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển của tỉnh Quảng Ninh đã được triển khai, thực hiện đạt kế hoạch, kịch bản đề ra. Tuy nhiên, đầu tháng 9 vừa qua, bão số 3 càn quét qua địa bàn đã để lại những thiệt hại nặng nề, tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân. Mặc dù vậy, bằng tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, tỉnh đã và đang triển khai hàng loạt giải pháp quyết liệt, linh hoạt để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đề ra của cả năm, trong đó, có mục tiêu giữ vững tăng trưởng hai con số.

Nỗ lực vượt khó

Quảng Ninh bước vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen. Ngay từ đầu năm, trên cơ sở dự đoán những khó khăn, thách thức trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương, Tỉnh ủy đã chủ động ban hành sớm Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 (Nghị quyết số 20-NQ/TU ngày 27.11.2023) để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, giao cho các cấp, các ngành tổ chức thực hiện, với nhiều chỉ tiêu khó, chưa từng có; đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt, hiệu quả bằng những giải pháp căn cơ, chặt chẽ, đồng bộ gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

Trên cơ sở nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã xây dựng kịch bản tăng trưởng, xác định các ngành, lĩnh vực là động lực, trọng điểm đóng góp cho tăng trưởng kinh tế để tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện. Trong đó, tập trung các giải pháp tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho các ngành than, điện phát triển ổn định, bền vững, tăng cường các nguồn lực cho đầu tư phát triển hợp lý, bền vững. Qua đó, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia theo quy hoạch; thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ; khai thác tối đa dư địa tăng trưởng từ lĩnh vực xây dựng; thúc đẩy tiến độ triển khai các dự án đầu tư và khu vực dân doanh gắn với khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu xây dựng được cung cấp trên địa bàn...

tu-mai-6889.jpg
Cùng với tăng trưởng GRDP hai con số, tỉnh Quảng Ninh cũng đặt mục tiêu số thu NSNN không thấp hơn 55.600 tỷ đồng trong năm 2024. Ảnh: Tú Mai

Đặc biệt, trước những thiệt hại do bão số 3 gây ra, tỉnh đã chủ động các giải pháp hỗ trợ, khắc phục với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ từ cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Chỉ trong thời gian rất ngắn, đến thời điểm này các hoạt động của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội đã từng bước được khôi phục… Đơn cử như, các doanh nghiệp du lịch nhanh chóng tái thiết cơ sở hạ tầng, thúc đẩy, kích cầu mở rộng tour, tuyến tham quan, thu hút du khách, nhất là khách quốc tế đến vịnh Hạ Long, Khu di tích danh thắng Yên Tử; hoạt động xuất, nhập khẩu nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng... Đặc biệt, đối với ngành Than, Trung ương và tỉnh đã có những chỉ đạo quyết liệt công tác khắc phục thiệt hại, các biện pháp tháo gỡ khó khăn về tình trạng mất điện, cung cấp lên các khai trường, hầm mỏ.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP trên 15% trong quý IV

Về cơ bản, phát triển kinh tế - xã hội 8 tháng năm 2024 của Quảng Ninh đạt các chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên, do chịu tác động nặng nề của bão số 3 nên tăng trưởng GRDP quý III.2024 chỉ đạt 8,02%, thấp hơn 1,6 điểm % so với kịch bản 9 tháng đề ra, thách thức khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 2 con số năm 2024. Tại Hội nghị lần thứ 56 diễn ra ngày 4.10 vừa qua, tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất, quyết tâm phấn đấu năm 2024 giữ vững tốc độ tăng trưởng GRDP hai con số, thu NSNN không thấp hơn 55.600 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng trên 10%, thu hút vốn FDI đạt 3 tỷ USD, tổng khách du lịch đạt trên 19 triệu lượt…

Để đạt được mục tiêu này, nhiệm vụ của quý IV là hết sức nặng nề khi tỉnh phải phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 15%. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, yêu cầu các cấp, ngành, địa phương giữ vững sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, kiên trì mục tiêu, tập trung vào khâu tổ chức thực hiện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; thực hiện phương châm “chủ trương một, biện pháp mười, quyết tâm hai mươi” và “5 rõ” (rõ trọng tâm, trọng điểm; rõ người; rõ việc; rõ kết quả; rõ lộ trình hoàn thành).

Với số thu ngân sách đặt ra không thấp hơn 55.600 tỷ đồng, đây là một thách thức khi nhiều ngành, lĩnh vực được hoãn, giãn nộp thuế sau thiệt hại bởi bão số 3 và số thu tiền sử dụng đất dự kiến hụt khoảng 6.000 tỷ đồng do vướng mắc về thủ tục đấu giá các dự án. Trước tình trạng này, tỉnh đang tích cực chỉ đạo Cục Hải quan nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, thông quan thuận lợi; phát huy hiệu quả cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung và lối thông quan Bắc Phong Sinh - Lý Hỏa để tăng nguồn thu từ hoạt động XNK…

Lĩnh vực có đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế quý IV.2024 là xây dựng, đầu tư công. Hiện, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, các chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị thi công đang huy động tổng lực trang thiết bị máy móc, kỹ thuật, nhân lực tổ chức "3 ca, 4 kíp" thi công các dự án, công trình, nhất là những công trình động lực, trọng điểm, nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; phấn đấu đến 31.12 giải ngân 100% vốn kế hoạch sau điều chỉnh…

Sự quyết tâm, quyết liệt của tỉnh đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 2 con số trong bối khó khăn, thách thức là điều đã và đang được nhìn thấy rất rõ. Các cấp, ngành đang vào cuộc triển khai tích cực, hiệu quả; thường xuyên có sự kiểm đếm, giám sát quá trình thực hiện, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, nhằm thực hiện thắng lợi toàn diện mục tiêu đề ra trong năm.

Trên đường phát triển

Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út tại buổi làm việc tại trụ sở Tập đoàn Sapporo
Địa phương

Sapporo Long An - biểu tượng thành công của doanh nghiệp Nhật Bản tại Long An

Tập đoàn Sapporo tại Long An đã ghi dấu như một mô hình hợp tác thành công giữa doanh nghiệp nước ngoài và các địa phương tại Việt Nam. Thành công của Sapporo phản ánh rõ nét chính sách thu hút đầu tư bài bản, sự đồng hành sát sao của chính quyền tỉnh Long An cùng nỗ lực thích nghi, phát triển của doanh nghiệp nước ngoài trong môi trường kinh doanh Việt Nam.

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.