Kiên định mục tiêu bảo vệ sức khỏe người dân

Theo thống kê của Bộ Y tế từ năm 2010 đến nay công tác phòng, chống tác hại thuốc lá đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để công tác này hiệu quả hơn, thời gian tới chúng ta cần hoàn thiện chính sách, pháp luật... ĐBQH TP Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam Trương Xuân Cừ đã có những chia sẻ với Báo Đại biểu Nhân dân xung quanh vấn đề này.

Sớm hoàn thiện khung pháp lý

- Có ý kiến cho rằng, khái niệm về thuốc lá trong Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã bao gồm một số sản phẩm thuốc lá mới, ông nhận định gì về vấn đề này?

- Trước đây, nói đến thuốc lá là thuốc được sản xuất từ lá thuốc. Tuy nhiên, thuốc lá hiện nay từ hương liệu, nguyên liệu… đã chuyển sang một hình thức mới, phương thức mới sử dụng mới. Rõ ràng, thuốc lá điện tử là một sản phẩm mới và hiện vẫn chưa được định danh trong danh mục những mặt hàng cấm.

Các chuyên gia y tế thế giới đã có những nghiên cứu khẳng định, tác hại của thuốc lá rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, việc truyền thông về tác hại của thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống truyền thông thông tin đa phương tiện chưa nhiều. Trong khi đó, thế hệ trẻ lại thường xuyên xem các trang web, mạng xã hội có những quảng cáo về thuốc lá điện tử và trào lưu sử dụng thuốc lá điện tử đang diễn ra khá phổ biến ở giới trẻ. Trước thực trạng này, nếu không có các biện pháp tăng cường quản lý nhà nước, sửa đổi hệ thống văn bản pháp luật về phòng chống tác hại thuốc lá, buôn bán thuốc lá thì hậu quả sẽ khôn lường…

Kiên định mục tiêu bảo vệ sức khỏe người dân -0
ĐBQH TP Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam Trương Xuân Cừ

Đáng nói, thế hệ trẻ không nhận thức hết được về tác hại của thuốc lá và thuốc lá điện tử. Bởi vì, những tác hại của thuốc lá không phải xảy ra ngày hôm nay, mà về lâu dài, những chất độc sẽ tích tụ và gây bệnh về sau. Các cháu đang ở độ tuổi phát triển về thể chất và tinh thần, nếu sử dụng lâu dài rất có thể sẽ ảnh hưởng xấu tới vấn đề giống nòi, ảnh hưởng đến đến sức khỏe của con cháu…

Việt Nam có khoảng 12 triệu người cao tuổi, thì chỉ có 5% là không có bệnh tật, và đa số họ là những người không nghiện bất cứ một chất kích thích nào. Còn khoảng 95% người cao tuổi bị 2,9 bệnh nền và những người bị các bệnh nặng về phổi, huyết áp, tim mạch... Phần lớn họ là người sử dụng rượu, bia thường xuyên và nghiện thuốc. Thống kê đó đã cho thấy, tác hại của thuốc lá đến sức khoẻ con người là rất lớn. Nếu tuổi trẻ không giữ sức khỏe thì chắc rằng tuổi già họ sẽ gặp nhiều bệnh tật hơn.

- Theo ông, chúng ta nên làm gì để giảm tác hại của thuốc lá, thuốc lá điện tử, đặc biệt là cho giới trẻ người Việt?

- Tôi cho rằng, để thực hiện tốt việc giảm tác hại của thuốc lá cần nâng cao công tác quản lý trong phân phối, buôn bán thuốc lá. Tôi đã thấy ở nhiều nước, nếu không có giấy tờ (chứng minh thư, căn cước,…) chứng minh trên 18 tuổi thì không được mua thuốc lá. Hiện nay công tác quản lý việc buôn bán thuốc lá của nước ta vẫn còn lỏng lẻo, chưa hợp lý. Vì vậy, chúng ta cần đưa vào luật các quy định, chế tài nhằm xử lý nghiêm những người có hành vi buôn, bán thuốc lá lậu, bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi.  

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền về tác hại của thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang web chính thức nhằm giúp thế hệ trẻ nhận thức rõ hơn về tác hại của thuốc lá và thuốc lá điện tử. Ngoài ra, gia đình và nhà trường cần giáo dục nâng cao hiểu biết cho các em học sinh về tác hại của thuốc lá cũng như thuốc lá điện tử để các em tự hạn chế sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử… Về phía nhà trường cũng tăng cường các biện pháp giáo dục ý thức, các hình thức kỷ luật nếu phát hiện học sinh sử dụng thuốc lá, thuốc lá điện tử…

Hơn thế, tôi cho rằng, muốn thực hiện hiệu quả công tác phòng chống tác hại của thuốc lá thì cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, của cả cộng đồng.

Bảo vệ sức khoẻ cho người dân

- Vấn đề đặt ra hiện nay là có nên cho phép thí điểm các sản phẩm có hại cho sức khỏe (thuốc lá thế hệ mới) hay cấm sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu vào Việt Nam các sản phẩm này. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

- Để cấm nhập hay cho nhập các sản phẩm có hại cho sức khỏe và cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới hay không, theo tôi, cần phải có khảo sát và tính toán rõ ràng. Hiện nay, chúng ta đang trong “thế giới phẳng” và có hàng triệu người Việt Nam ở nước ngoài thì các sản phẩm thuốc lá mới cũng sẽ xuất hiện khá phổ biến.

Tôi cho rằng, việc quản lý buôn, bán các sản phẩm có hại cho sức khỏe và cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới sẽ rất khó khăn. Do đó, bên cạnh việc kiểm soát việc nhập, buôn bán các sản phẩm có hại cho sức khỏe và cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới, chúng ta hãy nâng cao việc tuyên truyền tác hại của thuốc lá và thuốc lá điện tử cho giới trẻ để họ nhận thức và tự giác không sử dụng.

Tôi không khuyến khích việc cho nhập các sản phẩm có hại cho sức khỏe và cấm toàn bộ các sản phẩm thuốc lá mới. Điều này góp phần bảo vệ tốt hơn cho sức khoẻ người dân.

- Xin trân trọng cảm ơn Ông!

Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung
Sức khỏe

Bộ Y tế gửi công văn khẩn vụ bác sĩ ở Gia Lai bị hành hung

Hôm nay 2.4, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) có công văn gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai về việc đảm bảo an ninh, trật tự trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau vụ việc một bác sĩ tại đơn vị Hồi sức cấp cứu Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (Gia Lai) bị hành hung ngày 31.3.

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận
Sức khỏe

Bộ Y tế chỉ đạo khẩn vụ du khách nghi ngộ độc rượu ở Ninh Thuận

Liên quan tới vụ việc 6 vị khách du lịch bị nghi ngộ độc khi đi du lịch tại Ninh Thuận, tối ngày 1.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo tập trung mọi nguồn lực tích cực điều trị cho các bệnh nhân, không để ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người dân.

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long
Xã hội

Quảng Ninh: Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, hù doạ bệnh nhân để "moi tiền" tại phòng khám ngay trung tâm TP Hạ Long

Không có sổ khám bệnh, lấy máu không đeo găng tay y tế, “vẽ bệnh” hù doạ bệnh nhân để moi tiền … là những thông tin nhóm PV điều tra Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa Hoàng Anh, Tổ 2, khu 4A (phường Hồng Hải, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?
Sức khỏe

Sởi ủ bệnh trong bao lâu?

Sởi là căn bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh nhi chưa bị sởi lần nào hoặc chưa được tiêm vaccine phòng sởi thường dễ bị loại virus này tấn công. Vì vậy, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể bùng phát thành dịch gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả cộng đồng.

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm
Sức khỏe

Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong chế biến suất ăn học sinh từng trượt thầu vì vi phạm về nguồn gốc thực phẩm

Không chỉ từng trượt thầu vì hồ sơ vi phạm điều cấm của Luật An toàn thực phẩm, Công ty Cổ phần Quốc tế Haseca Mekong còn bị trượt thầu do vi phạm về nguồn gốc thực phẩm. Địa điểm chế biến suất ăn bán trú cho học sinh tại nhà xưởng nằm trong Khu chế xuất Tân Thuận.

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà
Sức khỏe

Giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng khả năng sinh sản của nam giới: Bác sĩ hướng dẫn cách kiểm tra tại nhà

Giãn tĩnh mạch tinh (TMT) là một trong những vấn đề nam khoa phổ biến và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lý, sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch tinh đôi khi không có triệu chứng rõ rệt, vì vậy việc phát hiện sớm và theo dõi tình trạng có thể giúp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không mong muốn.