Kiểm toán nội bộ bảo đảm chiến lược ESG phù hợp mục tiêu

Khi ESG đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của tổ chức, kiểm toán nội bộ sẽ đóng vai trò thiết lập các chương trình quản lý rủi ro; giúp bảo đảm chiến lược ESG phù hợp với các mục tiêu của tổ chức.

Nhiều trở ngại đối với kiểm toán nội bộ

Theo kết quả khảo sát của Viện Kiểm toán nội bộ (IIA) và EY công bố mới đây, có 54% doanh nghiệp áp dụng các biện pháp báo cáo ESG, 52% công ty có chiến lược ESG, 49% công ty đã thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu ESG, 24% công ty có kế hoạch triển khai nhưng chưa có chương trình ESG cụ thể.

Các chương trình về ESG cũng rất đa dạng, trong đó tính đa dạng, công bằng và hòa nhập chiếm 66%; môi trường, sức khỏe và an toàn 58%; biến đổi khí hậu 38%.

Đáng chú ý, kết quả khảo sát cho thấy, các kiểm toán viên nội bộ hiếm khi tham gia vào việc thiết lập chiến lược hoặc giám sát việc thực hiện các mục tiêu của ESG. Cụ thể, chưa đến 30% giám đốc điều hành kiểm toán (CAE) có tham gia vào một hoặc nhiều hoạt động liên quan đến cung cấp lời khuyên về việc thiết lập các mục tiêu và số liệu của chương trình ESG, giám sát các mục tiêu và số liệu ESG, rà soát việc thực hiện chương trình ESG và các văn bản chính sách liên quan.

Theo IIA và EY, có nhiều trở ngại làm cản trở sự tham gia của kiểm toán nội bộ trong các chương trình ESG. Đó là dữ liệu hỗ trợ các cam kết ESG rất ít hoặc không có sẵn; ESG không được coi là ưu tiên trong kế hoạch kiểm toán hằng năm và cũng không phải là một phần văn hóa của tổ chức, không được ưu tiên quản lý rủi ro doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kiểm toán nội bộ không có nguồn lực để hỗ trợ tổ chức về ESG…

Kiểm toán nội bộ bảo đảm chiến lược ESG phù hợp mục tiêu -0
Ảnh minh họa: ITN

Cần tăng cường kiểm toán nội bộ vào hoạt động ESG

Trong bối cảnh ESG trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của tổ chức và là nhu cầu kinh doanh, sự tham gia của kiểm toán nội bộ vào các hoạt động ESG cần phải tăng lên. Kiểm toán nội bộ sẽ đóng vai trò thiết lập các chương trình quản lý rủi ro, xác định những việc công ty cần làm để định lượng chính xác các rủi ro liên quan đến ESG, theo dõi tiến trình của tổ chức nhằm giảm thiểu rủi ro và thiết kế một hệ thống báo cáo để cập nhật cho các bên liên quan về tiến độ triển khai ESG.

Theo IIA và EY, kiểm toán nội bộ có thể giúp bảo đảm chiến lược ESG phù hợp với các mục tiêu của tổ chức và đáp ứng yêu cầu về chính sách của các cơ quan quản lý. Kiểm toán nội bộ cũng có thể đánh giá việc các đối tác kinh doanh có đang triển khai hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của chiến lược ESG mà tổ chức đã thiết lập hay không.

Mặt khác, nhóm quản lý rủi ro có thể phối hợp với kiểm toán viên nội bộ thiết lập các biện pháp kiểm soát, chức năng theo dõi và phân tích cần thiết, từ đó tăng độ tin cậy trong việc định lượng rủi ro và tạo ra giá trị. Chức năng kiểm toán nội bộ có thể được xem là tuyến kiểm soát cuối cùng cho dữ liệu của tổ chức, vì vậy các kiểm toán viên có thể xây dựng và tăng niềm tin của các bên liên quan, nhà đầu tư vào chiến lược ESG thông qua báo cáo chính xác từ các nguồn dữ liệu hợp lệ, số liệu được định lượng hoặc phương pháp ước tính được xác định.

Cũng theo kết quả khảo sát, kiểm toán nội bộ, kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro cần phải kết nối linh hoạt để cung cấp thông tin kịp thời, ngăn chặn hoặc giảm thiểu rủi ro, đồng thời nắm bắt các mô hình mới giúp doanh nghiệp chuyển đổi và thành công.

Những doanh nghiệp chủ động quản lý rủi ro, tận dụng cơ hội về ESG thông qua sự hỗ trợ của kiểm toán nội bộ có thể tạo ra tác động lâu dài và giá trị tài chính bền vững cho tất cả các bên liên quan – IIA và EY lưu ý.

Kinh tế

30 năm qua, Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.
Kinh tế

Vietnam Airlines với 30 năm vững vàng bay ra thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia vững mạnh, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Từ những con số ấn tượng như 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng… Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.

Ảnh
Kinh tế

Áp lực chi phí cản trở “AI hóa”

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là xu thế tất yếu, giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí cao đang là một trong những rào cản đối với doanh nghiệp muốn ứng dụng AI.

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng
Kinh tế

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng

Thời gian qua qua, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 là nhà thầu thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn các quận, huyện thuộc TP. Hải Phòng. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Công ty CP Xây dựng Ngọc Á Châu dễ dàng trúng loạt gói thầu hàng trăm tỷ đồng như thế nào?

Trong gói thầu xây lắp hơn trăm tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội không nộp đủ hồ sơ cơ bản, điều này giúp cho Công ty Ngọc Á Châu trở thành đơn vị duy nhất đạt yêu cầu và trúng thầu. Ngay sau đó, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội tiếp tục liên danh cùng Công ty Ngọc Á Châu, lặp lại "kịch bản" tương tự để trúng gói thầu 104,1 tỷ đồng ở Bến Tre khi các đối thủ cạnh tranh cũng đồng loạt bị loại vì thiếu hồ sơ cơ bản.

Nam Định không ngừng tạo điều kiện thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp.
Kinh tế

Đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường nhiều biến động khó lường, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Tại tỉnh Nam Định, Đề án "Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (Đề án 996) đang được triển khai đồng bộ. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng và sự chủ động của doanh nghiệp, các hoạt động trong khuôn khổ đề án đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực, góp phần xây dựng môi trường sản xuất - kinh doanh hiện đại, chính xác và minh bạch.

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam
Kinh tế

Trí tuệ nhân tạo - Đòn bẩy chuyển đổi số ngành dầu khí Việt Nam

Trong kỷ nguyên công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một chương mới cho ngành dầu khí và năng lượng - lĩnh vực vốn được xem là "xương sống" trong phát triển kinh tế. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), với vai trò là doanh nghiệp nhà nước chủ lực, đang tích cực ứng dụng AI vào hoạt động sản xuất, khai thác và quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh mới.

AMH
Kinh tế

“Lấp” khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu

Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm cơ chế xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã hết hiệu lực thi hành từ 1.1.2024. Với khoảng trống pháp lý hiện nay, tiến trình xử lý nợ xấu chậm hơn và tốn kém hơn. Để hoàn thiện hành lang pháp lý xử lý nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó luật hóa một số nội dung của Nghị quyết 42.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Nhà nước cần tạo môi trường để doanh nghiệp tư nhân tiên phong đầu tư

Theo Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) NGUYỄN HOÀI NAM, để kinh tế tư nhân trở thành động lực, trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước, Nhà nước cần tạo môi trường và nuôi dưỡng cảm xúc để doanh nghiệp tư nhân tiên phong trong đầu tư, mạnh dạn mở rộng sản xuất, bắt kịp cơ hội tăng trưởng.

Đồng bộ và quyết liệt
Kinh tế

Đồng bộ và quyết liệt

Trong cuộc họp mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng đã đề nghị các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc tiếp tục huy động toàn hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Ảnh
Kinh tế

Điều chỉnh chính sách để tránh “bảo hộ ngược”

Theo Bộ Tài chính, trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển mạnh, đặc biệt là hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc đang có xu hướng tràn vào Việt Nam, việc miễn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa có trị giá từ 2 triệu đồng trở xuống “có thể tạo sự cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử với hàng hóa nhập khẩu khác và hàng sản xuất trong nước”, thậm chí là “bảo hộ ngược”. Do vậy, cơ quan này đã có điều chỉnh.

AMH
Kinh tế

“Ba cùng” với nông dân xây dựng mô hình IPHM

Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030 đang được triển khai tại nhiều địa phương trên cả nước. Cán bộ kỹ thuật đã “ba cùng” với nông dân để xây dựng các mô hình IPHM, giúp bà con hiểu hơn về sự cần thiết cũng như lợi ích của các biện pháp quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp và áp dụng.

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông
Tài chính

Kiến nghị giải pháp “cởi trói” cho trái phiếu hạ tầng giao thông

Mặc dù Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) cho phép, song đến nay chưa có doanh nghiệp nào phát hành trái phiếu thành công để đầu tư dự án PPP, đại diện Tập đoàn Đèo Cả nói tại Hội nghị “Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong Kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam” do Bộ Tài chính tổ chức ngày 28.3.

Toàn cảnh Hội nghị
Tài chính

Nhà đầu tư chứng khoán cá nhân nên tham gia quỹ chuyên nghiệp

Tại Hội nghị "Quỹ đầu tư và đầu tư nước ngoài trong kỷ nguyên phát triển mới của Việt Nam" ngày 28.3, các chuyên gia cho rằng, cần thay đổi nhận thức và hành vi của nhà đầu tư cá nhân, khuyến khích họ tham gia các quỹ đầu tư chuyên nghiệp để giảm thiểu rủi ro, vừa tận dụng được chuyên môn của các nhà quản lý quỹ, vừa mang lại lợi nhuận dài hạn cao hơn so với giao dịch ngắn hạn theo cảm tính.