Kiểm soát chặt sự cần thiết, quy mô từng dự án

Để nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thúc đẩy phát triển bền vững, tỉnh Nghệ An sẽ tích cực triển khai các chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Trong đó, tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, rà soát từng dự án cụ thể; nhất là các dự án khởi công mới, kiểm soát chặt sự cần thiết, quy mô từng dự án theo đúng mục tiêu đã được phê duyệt…

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Cùng với những đặc thù riêng, khi Chương trình MTQG 1719 được triển khai, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Nghệ An đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc các ngành, phối hợp với các địa phương thực hiện… Đến nay, các cơ chế chính sách, hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG 1719 đã được tỉnh ban hành đầy đủ theo yêu cầu và quy định của Trung ương. Công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình được quan tâm thường xuyên, liên tục.

Theo đó, trong 3 năm (2022 - 2024) HĐND tỉnh đã giao nguồn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương hơn 1.923 tỷ đồng; vốn sự nghiệp nguồn ngân sách Trung ương hơn 1.944 tỷ đồng… Từ nguồn vốn được đầu tư, đã có nhiều phần việc quan trọng được thực hiện tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần nâng cao mức sống, hỗ trợ phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, bảo tồn văn hóa…

Minh chứng, kết cấu hạ tầng giao thông, trường học, trạm y tế, điện lưới, nước sinh hoạt... tiếp tục được đầu tư xây dựng mới, hoặc nâng cấp, sửa chữa, góp phần giải quyết các nhu cầu thiết yếu của nhân dân về sản xuất kinh doanh, giao thương, học tập, chăm sóc sức khỏe... Nhiều hộ dân đã được hỗ trợ chuyển đổi nghề, nhiều tổ nhóm sản xuất được hình thành và hỗ trợ, góp phần tạo thêm việc làm mới.

Công trình đường giao thông vào các khu sản xuất bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương. Ảnh: Trung Kiên

Công trình đường giao thông vào các khu sản xuất bản Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương. Ảnh: Trung Kiên

Bên cạnh đó, thông qua công tác tuyên truyền, vận động, tập huấn, triển khai các mô hình, chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng; hỗ trợ trang thiết bị máy móc vào sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị… đã góp phần thay đổi phương thức phát triển sản xuất tại địa phương, tạo việc làm và tăng thu nhập, cải thiện nâng cao đời sống cho hộ dân tham gia dự án. Từ đó, giúp các hộ nghèo có sinh kế, từng bước thoát nghèo bền vững.

Đặc biệt, các nội dung đầu tư, hỗ trợ liên quan trực tiếp đến người dân như hỗ trợ đất ở, nhà ở, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt tập trung/phân tán; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc… đã mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân. Điểm nhấn rõ nhất là đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2021 và năm 2022 của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giảm khoảng 3,63% và 3,74%, vượt kế hoạch, mục tiêu được giao…

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Đình Long, Chương trình MTQG 1719 không chỉ đem lại những tác động tích cực, rõ nhất là việc đầu tư cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, nhà ở, đất sản xuất... mà quan trọng nhất đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao nhận thức trong nhân dân về phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng nông thôn mới và cộng đồng thôn bản ngày càng phát triển.

Kịp thời phát hiện hạn chế, xử lý vi phạm

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Chương trình MTQG 1719 cũng đang gặp nhiều “điểm nghẽn”, như tiến độ triển khai các dự án, tiểu dự án còn chậm, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn thấp, đặc biệt là vốn sự nghiệp… Việc đề xuất lựa chọn, phê duyệt danh mục dự án đầu tư hiệu quả chưa cao, phải điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi. Quá trình khảo sát, xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi có nhiều nội dung quy định không rõ đối tượng dự kiến thụ hưởng các chính sách dẫn đến có sự chênh lệch so với thực tế được giao…

Trao đổi với phóng viên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Vi Văn Sơn cho biết, công tác phối hợp giữa các địa phương, đơn vị chưa thật sự chặt chẽ, đồng bộ, thường xuyên nên việc tổng hợp báo cáo cũng như theo dõi tiến độ triển khai của cơ quan chủ trì Chương trình còn gặp khó khăn, chưa bảo đảm theo yêu cầu nội dung và thời gian… Thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường tham mưu quản lý, điều hành tổ chức hiệu quả Chương trình MTQG 1719. Trong đó, đẩy mạnh việc huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc triển khai Chương trình, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng năm. Cùng với đó, tham mưu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; trao quyền làm chủ và sự tham gia tích cực chủ động của cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào DTTS…

Tỉnh Nghệ An đã và đang đặt ra lộ trình năm cuối giai đoạn 2021 - 2025 với những phần việc trọng tâm, trọng điểm; đó là tiếp tục phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp gắn với tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp để kịp thời chỉ đạo, đôn đốc, nắm bắt, xử lý khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719. Đồng thời, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, địa phương trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, rà soát từng dự án cụ thể, nhất là các dự án khởi công mới, kiểm soát chặt sự cần thiết, quy mô từng dự án theo đúng mục tiêu đã được phê duyệt.

Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An sẽ chỉ đạo các địa phương, đơn vị đẩy nhanh tiến độ triển khai, thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình MTQG 1719 gắn với thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay sau khi có khối lượng cũng như kịp thời tổng hợp và kiến nghị những khó khăn, vướng mắc… Đồng thời, sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát; đôn đốc, hướng dẫn triển khai kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại cơ sở, báo cáo cấp có thẩm quyền đối với những nội dung vượt thẩm quyền.

Đời sống

Đồng hành với người lao động bước vào kỷ nguyên mới
Xã hội

Đồng hành với người lao động bước vào kỷ nguyên mới

Tập trung trí tuệ, trách nhiệm cho công tác tham gia xây dựng - triển khai thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động luôn là nội dung trọng tâm của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp công đoàn. Điểm nhấn đặc biệt trong năm 2024 là việc Quốc hội đã thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi) với nhiều điểm mới quan trọng, mở ra cơ hội để tổ chức Công đoàn đồng hành với người lao động bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc.

Thần tài ghé thăm livestream mùa vàng thắng lớn 2024
Đời sống

Thần tài ghé thăm livestream mùa vàng thắng lớn 2024

Tết Nguyên Đán cận kề, niềm vui và hạnh phúc đang rộn ràng khắp làng quê với những vụ mùa thắng lớn nhờ NPK Cà Mau, những giải thưởng giá trị từ mùa vàng thắng lớn 2024. Trong livestream số 14 của chương trình tổ chức mới đây, thần tài đã ghé thăm mang đến may mắn và hy vọng về một năm mới bừng sáng, khởi sắc hơn bao giờ hết.

Thông điệp mạnh mẽ về tinh thần sẻ chia
Xã hội

Thông điệp mạnh mẽ về tinh thần sẻ chia

Nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Xuân Ất Tỵ, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã đến thăm và tặng quà cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, người có công với cách mạng, bệnh nhân và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Hòa Bình, Nam Định, Yên Bái. Đây là một phần của Chương trình "Không để ai bị bỏ lại phía sau - Xuân Ất Tỵ" - hoạt động nhân văn, đầy ý nghĩa mà BHXH Việt Nam phát động hằng năm nhằm chăm lo đời sống cho những đối tượng yếu thế.

Xuân biên phòng, ấm lòng dân bản năm 2025
Xã hội

Xuân biên phòng, ấm lòng dân bản năm 2025

Hội Liên Hiệp Phụ nữ huyện Tràng Định vừa phối hợp cùng Đồn Biên phòng Bình Nghi (Bộ đội Biên phòng huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn) tổ chức Chương trình Xuân biên phòng, ấm lòng dân bản năm 2025.

Vietbank hỗ trợ 30 triệu đồng cho công tác chăm lo Tết và hoạt động mừng Xuân Ất Tỵ 2025
Đời sống

Vietbank hỗ trợ 30 triệu đồng cho công tác chăm lo Tết và hoạt động mừng Xuân Ất Tỵ 2025

Phát huy tinh thần “tương thân tương ái” và truyền thống “lá lành đùm lá rách”, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) phối hợp cùng UBND phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh tổ chức chương trình chăm lo Tết và mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Hoạt động ý nghĩa này mang đến những món quà thiết thực, góp phần sẻ chia khó khăn với các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, giúp họ đón một mùa Tết trọn vẹn niềm vui, hạnh phúc.

Chăm lo Tết cho người nghèo, đồng bào miền núi, hải đảo
Xã hội

Chăm lo Tết cho người nghèo, đồng bào miền núi, hải đảo

Ngoài hỗ trợ từ Trung ương, các địa phương ở miền Trung như: thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi… đều dành một phần kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương chăm lo Tết cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi, biên giới, hải đảo. Một không khí Xuân phấn khởi, no ấm đang tràn về trên khắp nẻo đường Tổ quốc.

Xuân nơi huyện đảo Trường Sa
Xã hội

Xuân nơi huyện đảo Trường Sa

Cách đất liền hàng trăm hải lý nhưng không khí đón Tết của quân, dân huyện đảo Trường Sa cũng không kém phần vui tươi, ấm cúng. Cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện đảo Trường Sa vẫn hưởng trọn vẹn niềm vui đón xuân. Nhiều hoạt động vui xuân đã được tổ chức ngay trên đảo, làm cho không khí chào đón năm mới thêm đầm ấm, phấn khởi.

Đón Tết Ất Tỵ 2025 tại Vincom: “Vui chào tôi mới – Hội Xuân phơi phới”
Đời sống

Đón Tết Ất Tỵ 2025 tại Vincom: “Vui chào tôi mới – Hội Xuân phơi phới”

Mùa Tết nguyên đán năm nay, 88 trung tâm thương mại (TTTM) Vincom tại 48 tỉnh, thành phố đã sẵn sàng mang đến cho hàng triệu người tiêu dùng Việt những phiên chợ Tết rộn ràng, đa dạng mặt hàng khuyến mãi hấp dẫn, nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc trong không gian rực rỡ, ngập tràn sắc xuân.

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo mua bán tiền giả trên mạng xã hội
Đời sống

Cảnh giác thủ đoạn lừa đảo mua bán tiền giả trên mạng xã hội

Thời gian gần đây, hiện tượng mua bán tiền giả trên các mạng xã hội như Facebook, TikTok đang ngày càng phổ biến và gây lo ngại. Các đối tượng lừa đảo thường xuyên lợi dụng mạng xã hội để tìm kiếm nạn nhân, đưa ra các lời mời mua bán, đổi tiền giả với giá cực kỳ hấp dẫn nhằm chiếm đoạt tiền thật của người bị hại.

Cẩn trọng trước các quảng cáo tour du lịch siêu khuyến mãi dịp Tết nguyên đán
Đời sống

Cẩn trọng trước các quảng cáo tour du lịch siêu khuyến mãi dịp Tết nguyên đán

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay kéo dài 9 ngày, nhu cầu đi du lịch theo dạng tour trọn gói và tự túc các dịch vụ như vé máy bay, khách sạn… vì thế cũng gia tăng. Tuy nhiên, bên cạnh loạt chương trình ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá dịp lễ, Tết được nhiều đơn vị kinh doanh du lịch tung ra để thu hút khách, thị trường cũng đồng thời xuất hiện nhiều chiêu trò lừa đảo với thủ đoạn ngày càng tinh vi, đặc biệt trên nền tảng trực tuyến.