Kích thích tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng

Sau hội nghị với các địa phương vào cuối tuần trước, Thường trực Chính phủ hôm qua đã làm việc với doanh nghiệp nhà nước trong buổi sáng và với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong buổi chiều để bàn về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng hai con số, đưa đất nước bứt phá trong kỷ nguyên mới.

Trước đó, Thường trực Chính phủ đã làm việc với các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp tư nhân lớn cũng về nội dung này. Đúng như tinh thần Thủ tướng Phạm Minh Chính luôn nhấn mạnh: cả nước phải tăng trưởng, các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp phải tăng trưởng mới đạt được mục tiêu. Tất cả phải hành động, thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình, tập trung cho mục tiêu tăng trưởng.

Ở góc độ người dân, mỗi người đều có thể đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng của đất nước, đặc biệt ở góc độ tiêu dùng. Nhìn lại năm 2024, với tốc độ tăng GDP 7,09%, nước ta trở thành điểm sáng trong khu vực và trên thế giới về tăng trưởng. Và một trong những bất ngờ lớn của động lực tăng trưởng có lẽ đến từ “sự trở lại” của cầu tiêu dùng nội địa. Cụ thể, xét theo góc độ sử dụng GDP năm 2024, tiêu dùng cuối cùng - vốn có tỷ trọng đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế - trong năm 2024 tăng 6,57% so với năm 2023, gấp gần 1,9 lần mức tăng 3,52% của năm 2023 so với năm 2022. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành năm 2024 tăng 9% so với năm 2023, ước đạt 6,39 triệu tỷ đồng.

Tuy vậy, tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đang giảm tốc, cho thấy niềm tin tiêu dùng phục hồi chưa thực sự vững chắc. Hơn hai năm qua, tổng mức bán lẻ theo giá so sánh chỉ tăng trên dưới 6%. Trong khi đó, trước 2020 - thời điểm bùng phát dịch Covid-19, chỉ số này theo giá hiện hành luôn tăng trưởng hai chữ số, còn theo giá so sánh xấp xỉ 10%. Điều này có thể phản ánh tâm lý thắt lưng buộc bụng và ưu tiên tích lũy tài chính của các hộ gia đình, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế còn nhiều bất định.

Tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín, một số đại biểu Quốc hội đã bày tỏ lo ngại về việc động lực tăng trưởng kinh tế truyền thống đến từ tổng cầu chưa được cải thiện mạnh mẽ và chỉ ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng nội địa trong năm nay. Chẳng hạn, để đạt được tăng trưởng trên 8%, Chính phủ sẽ đẩy mạnh đầu tư công, chấp nhận bội chi và chỉ số giá tiêu dùng tăng 4 - 5%. Điều này có thể khiến giá hàng hóa tăng cao, trong khi thu nhập và việc làm không tăng kịp, sẽ khiến người dân càng thắt chặt chi tiêu. Bên cạnh đó, một số luật thuế dự kiến được thông qua tới đây đề xuất mức thuế mới tăng khá mạnh với nhiều nhóm mặt hàng, ngành hàng - đây cũng là yếu tố làm tăng giá thành sản phẩm và tác động tiêu cực đến tiêu dùng.

Tổng Bí thư Tô Lâm, trong cuộc làm việc mới đây với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về mục tiêu tăng trưởng, cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Theo Tổng Bí thư, chỉ khi thúc đẩy được tiêu dùng nội địa mới giúp tăng trưởng GDP bền vững.

Tiêu dùng toàn xã hội, gồm phần lớn chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình và tỷ trọng nhỏ hơn từ Chính phủ, chiếm trên 60% GDP. Vì vậy, kích thích tiêu dùng sẽ góp phần quan trọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng vượt 8% trong năm 2025, làm tiền đề cho tăng trưởng hai con số trong giai đoạn sắp tới. Quốc hội, trong Nghị quyết số 192/2025/QH15 bổ sung Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, cũng đã yêu cầu Chính phủ hoàn thiện các cơ chế, chính sách về thuế, tín dụng để hỗ trợ tăng sức mua, kích cầu tiêu dùng, du lịch nội địa; phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) tăng 12% trở lên.

Vào lúc này, các giải pháp phải ưu tiên tăng thu nhập và tăng tích lũy cho người dân để kích thích tiêu dùng trong dân cư. Ở góc độ chính sách, cần đẩy nhanh tiến độ sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân theo hướng tăng mức giảm trừ gia cảnh, bổ sung các khoản giảm trừ, thiết kế bậc thuế phù hợp để người dân có thêm khoản tiết kiệm và chi tiêu. Việc thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt thông qua giảm lãi suất, mở rộng tín dụng tiêu dùng, tăng cơ hội vay tiêu dùng, linh hoạt trong quản lý nợ, giảm chi phí vay cũng sẽ kích thích chi tiêu một cách toàn diện... Làm như vậy, mỗi người dân đều có thể đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng và thành quả tăng trưởng mới thực sự bền vững.

Chính sách và cuộc sống

AMH
Quốc hội và Cử tri

Bảo vệ tiểu thương trên sàn thương mại điện tử

Thương mại điện tử ở Việt Nam duy trì đà tăng trưởng ấn tượng và trở thành một phần không thể thiếu trong nền kinh tế. Theo Bộ Công Thương, năm 2024, doanh số thương mại điện tử bán lẻ đạt 20,5 tỷ USD, chiếm 8% tổng doanh thu bán lẻ cả nước. Cùng với đó, số lượng gian hàng trực tuyến cũng tăng mạnh, với khoảng 650.000 cửa hàng có phát sinh đơn hàng trên các sàn thương mại điện tử.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chính sách và cuộc sống

Rành mạch về chính sách thuế

Từ gần 100 nhóm ngành nghề được ưu đãi đầu tư đang quy định tại các văn bản pháp luật về đầu tư và các luật chuyên ngành, dự luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) đã thu gọn phạm vi các ưu đãi thuế xuống còn 30 nhóm lĩnh vực. Dù vậy, theo các đại biểu Quốc hội, quy định như dự thảo Luật vẫn chưa bảo đảm được tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Không áp đặt cứng nhắc…
Chính sách và cuộc sống

Không áp đặt cứng nhắc…

Theo Nghị quyết số 25/NQ-CP về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, có 18/63 địa phương được Chính phủ giao mục tiêu tăng trưởng GRDP hai con số, trong đó, Bắc Giang, Ninh Thuận, Hải Phòng được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước.

AMH
Chính sách và cuộc sống

"Liều thuốc mạnh" để bảo vệ dữ liệu cá nhân

Không ít người thường nói với nhau: chúng ta bây giờ không phải lo lắng về chuyện lộ thông tin cá nhân nữa, bởi các thông tin ấy đã lộ hết rồi. Dù đây là nhận xét nửa đùa nửa thật, nhưng không thể phủ nhận rằng nó phản ánh thực trạng nghiêm trọng hiện nay, khi thông tin cá nhân của hàng triệu người đã bị lộ ra ngoài mà không thể thu hồi.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu sửa đổi Luật Đường sắt phải tập trung vào các chính sách đột phá mạnh mẽ, phát triển bứt phá
Chính trị

Phát triển đường sắt với tư duy vượt trội, tầm nhìn dài hạn

“Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chúng ta mới có đoàn tàu Thống Nhất, bây giờ chuẩn bị kỷ niệm 50 năm rồi đoàn tàu Thống Nhất vẫn không có gì thay đổi về vận tốc, vận tải, có chăng chỉ là thay đổi kết cấu phòng ốc, điều kiện phương tiện, còn vận tốc vẫn y như cách đây 50 năm”.

Huy động mọi nguồn lực để tăng trưởng
Chính sách và cuộc sống

Huy động mọi nguồn lực để tăng trưởng

Phát biểu tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam với chủ đề Nhà nước kiến tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm nay, nước ta đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, đạt 2 con số vào những năm tiếp theo và thực hiện mục tiêu tổng quát đạt 2 mục tiêu 100 năm theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Để làm được điều này, không chỉ khu vực Nhà nước, các địa phương, các doanh nghiệp FDI mà tất cả các cấp, các ngành, các loại hình, khu vực doanh nghiệp đều phải tăng trưởng.

AMH
Chính sách và cuộc sống

Cơ hội cải cách môi trường kinh doanh

“Việc xây dựng nhà ở xã hội không chuyển biến hoặc chuyển biến rất chậm" - đây là nhận xét của Thủ tướng tại Hội nghị toàn quốc về nhà ở xã hội vừa diễn ra. Chia sẻ của đại diện các doanh nghiệp cho thấy, một trong những vướng mắc lớn nhất hiện nay vẫn là chuyện thủ tục.

Cơ hội để an cư, lạc nghiệp
Chính sách và cuộc sống

Cơ hội để an cư, lạc nghiệp

Theo Quyết định số 444/QĐ-TTg ngày 27.2 của Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu số căn hộ các địa phương phải hoàn thành giai đoạn 2025 - 2030 là 995.445 căn hộ. Trong đó năm 2025 là 100.275 căn hộ, năm 2026 là 116.347 căn hộ, năm 2027 là 148.343 căn hộ, năm 2028 là 172.402 căn hộ; năm 2029 là 186.917 căn hộ và năm 2030 là 271.161 căn hộ.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tránh sáp nhập cơ học

Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, trong đó yêu cầu nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã. Đây là chủ trương, nhưng cũng là yêu cầu cấp thiết trong cách mạng tinh gọn bộ máy hiện nay. Tuy vậy, để bảo đảm hiệu lực hiệu quả hoạt động của bộ máy, việc sáp nhập cần tính toán cẩn trọng, tránh sáp nhập một cách cơ học.

Cơ chế vượt trội cho Trung tâm tài chính
Chính sách và cuộc sống

Cơ chế vượt trội cho Trung tâm tài chính

Thế giới hiện có 121 trung tâm tài chính đang cạnh tranh mạnh mẽ để vươn lên vị trí hàng đầu. Khi được thành lập, trung tâm tài chính của Việt Nam làm thế nào để có thể giành lợi thế trong cuộc đua tranh đó? Câu hỏi này thực sự mang tính then chốt trong quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam.

Tối ưu hóa nguồn lực tài sản công
Quốc hội và Cử tri

Tối ưu hóa nguồn lực tài sản công

Thực hiện Công điện số 138/CĐ-TTg ngày 20.12.2024 của Thủ tướng Chính phủ, việc tổng kiểm kê tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý đã được thực hiện từ 0 giờ ngày 1.1.2025.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tạo đột phá về phát triển nhà ở xã hội

Phải tạo đột phá về phát triển nhà ở xã hội (NOXH) cho người trẻ, người khó khăn, thu nhập thấp, công nhân lao động; phải ưu tiên NOXH trước rồi mới đến nhà ở thương mại, chính sách xã hội của chúng ta là như thế, phải xác định rất rõ điều này. Đây là nhấn mạnh của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước về nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Không nên đánh thuế tiền gửi tiết kiệm
Chính sách và cuộc sống

Không nên đánh thuế tiền gửi tiết kiệm

Góp ý về dự thảo đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) của Bộ Tài chính, UBND TP. Cần Thơ đề xuất mở rộng diện đánh thuế thu nhập cá nhân với khoản lãi tiền gửi tiết kiệm, chỉ miễn thuế thu nhập cá nhân với các khoản tiền gửi tiết kiệm nhỏ.

Dây chuyền may áo ghế xuất khẩu cho ô tô của THACO AUTO. Ảnh: VGP/Minh Thi
Chính sách và cuộc sống

Lực đẩy để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá

Những năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự nỗ lực không ngừng của các doanh nghiệp tư nhân trong hành trình phát triển để góp chung tiếng nói trong cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo thống kê, thời gian qua khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp gần 45% GDP của cả nước, thực hiện hơn 40% vốn đầu tư của toàn xã hội, chiếm 35% tổng kim ngạch nhập khẩu và 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế. Điều đáng nói, khu vực kinh tế tư nhân cũng đã tạo việc làm cho 85% số lao động của cả nước. Những kết quả ấn tượng rất đáng tự hào này khẳng định những đóng góp không nhỏ của khu vực kinh tế tư nhân đối với phát triển chung của đất nước.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Tạo thuận lợi cho người bán hàng "online" nộp thuế

Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo Nghị định về quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Thu thuế trong trường hợp này là cần thiết nhằm tăng hiệu quả thu ngân sách, tạo lập môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch giữa phương thức kinh doanh truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, việc “hành thu” bên cạnh hướng tới “thuận” cho người thu thì phải “tiện” cho người nộp, nhất là những cá nhân kinh doanh.