Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi):

Khuyến khích hợp tác công tư, bảo đảm nhu cầu của thị trường lao động

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), có ý kiến đề nghị, chính sách Nhà nước về việc làm cần hướng đến khuyến khích hợp tác công tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các tổ chức xã hội tham gia vào quá trình đào tạo, hướng nghiệp và tạo việc làm cho thanh niên, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Thiếu vắng các quy định hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Chính sách Nhà nước về việc làm được bổ sung tại Chương II của dự thảo Luật. Tuy nhiên, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) lưu ý, dự thảo Luật vẫn thiếu vắng các quy định nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức và khai thác hiệu quả thế mạnh của giai đoạn dân số vàng.

img-9959.jpg
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) phát biểu. Ảnh Hồ Long

Đại biểu đề nghị, cần nghiên cứu, bổ sung các quy định cụ thể nhằm ưu tiên hỗ trợ đối với nhóm đối tượng lao động mới như: lao động công nghệ, lao động trong bối cảnh kinh tế số, chuyển đổi số. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào đào tạo nâng cao trình độ lao động, các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, đặt hàng các doanh nghiệp lớn hay khuyến khích họ tham gia từ khâu xây dựng chương trình và mục tiêu đào tạo. “Quy định như vậy sẽ tận dụng được tối đa lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, biến thế hệ trẻ thành lực lượng lao động vàng đúng nghĩa và sẽ tạo sự đột phá trong chính sách và xây dựng một thị trường lao động hiệu quả”, đại biểu Nguyễn Thị Hà nhấn mạnh.

Cho rằng Điều 5, dự thảo Luật đã thể hiện 9 nhóm chính sách của Nhà nước về việc làm khá bao quát và toàn diện, tuy nhiên, ĐBQH Dương Tấn Quân (Bà Rịa – Vũng Tàu) đề nghị tiếp tục rà soát để tránh bỏ sót các đối tượng được thụ hưởng chính sách của Nhà nước.

img-9955.jpg
Đại biểu Quốc hội Dương Tấn Quân (Bà Rịa – Vũng Tàu) phát biểu. Ảnh Lâm Hiển

Cụ thể, tại khoản 8, Điều 5 quy định: “Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số”, đại biểu đề nghị, bổ sung thêm 2 đối tượng là đối tượng phụ nữ ngoài 40 tuổi và người cao tuổi. Lý do là, đối tượng phụ nữ ở độ tuổi ngoài 40 thường khó duy trì hoặc tìm kiếm cơ hội việc làm mới, vì sự phân biệt về tuổi tác, về kỹ năng nghề nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, vấn đề gia đình, sức khỏe… Hiện nay vẫn còn tình trạng nhiều nhà máy, xí nghiệp tìm cách sa thải hoặc không tuyển dụng đối với đối tượng này.

Đối với người cao tuổi, trong bối cảnh già hóa dân số ngày càng tăng thì việc khuyến khích người cao tuổi còn khả năng lao động tham gia vào thị trường lao động là một giải pháp cần thiết. Tuy nhiên, đối tượng này cũng đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận việc làm do vấn đề tuổi tác, sức khỏe và năng suất lao động, đại biểu Dương Tấn Quân lưu ý.

Khuyến khích tạo việc làm cho thanh niên

Quan tâm đến chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên, ĐBQH Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn) cho rằng, cần giao Chính phủ nghiên cứu hướng dẫn về nội dung này. Cụ thể là với đối tượng được định hướng nghề nghiệp việc làm là các em học sinh từ cấp trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Điều này cũng phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, đó là ở cấp trung học cơ sở phải giúp các em có ý thức hướng nghiệp để lên cấp trung học phổ thông, các em có khả năng lựa chọn nghề nghiệp, phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.

img-9956.jpg
Đại biểu Quốc hội Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn) phát biểu. Ảnh Hồ Long

"Việc tư vấn hướng nghiệp cho các em học sinh những năm qua đã được quan tâm, nhưng hiệu quả cũng chưa cao. Nhiều em vẫn lúng túng, mơ hồ về ngành nghề trong tương lai. Do vậy, cần có chính sách hỗ trợ các trường học, các cơ quan ở địa phương tổ chức hoạt động tư vấn, hướng nghiệp cho chính các em học sinh ở địa phương mình", đại biểu đề nghị.

Nêu rõ nội hàm và phạm vi chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên đã được mở rộng hơn so với Điều 21 Luật Việc làm năm 2013, song ĐBQH Triệu Thị Ngọc Diễm (Sóc Trăng) lưu ý, các chính sách này còn khá chung chung, điều kiện và nội dung hỗ trợ đào tạo nghề gắn với việc làm cho thanh niên cũng chưa thiết thực. Quy định như dự thảo Luật đối với thanh niên không có sự khác biệt so với các đối tượng khác, chưa thể hiện được tầm quan trọng của thanh niên là lực lượng lao động đặc biệt.

img-9957.jpg
Đại biểu Quốc hội Triệu Thị Ngọc Diễm (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh Hồ Long

Theo niên giám thống kê Việt Nam, năm 2023 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,5 triệu người, lực lượng lao động thanh niên từ 15 đến 24 tuổi, chiếm 11,1% tổng lực lượng lao động, tương đương gần 6,1 triệu người. Qua rà soát, đại biểu cho biết, Luật Việc làm năm 2013 không có nhiều chính sách cụ thể được ban hành để hỗ trợ việc làm riêng cho thanh niên. Hiện, chỉ có Quyết định số 897/QĐ - TTg ngày 26.7.2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2022 – 2030 tương đối có sự tác động trong việc tạo môi trường việc làm, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.

Để các chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên được thực thi hiệu quả trong thực tiễn kỷ nguyên số hiện nay, đại biểu Triệu Thị Ngọc Diễm đề nghị, cần xem xét, khuyến khích tạo môi trường việc làm cho thanh niên thông qua việc nâng cao chất lượng đào tạo, đẩy mạnh đào tạo các kỹ năng số, kỹ năng mềm, ý thức kỷ luật cho thanh niên giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường lao động, nhất là thị trường lao động số. Tăng cường hợp tác quốc tế trong chiến lược tạo môi trường việc làm cho thanh niên, nhằm mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, doanh nghiệp nước ngoài để tạo thêm cơ hội việc làm cho thanh niên, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ cao và kinh tế số.

Cùng với đó, cần đặc biệt quan tâm đến chính sách phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo thông qua việc thiết lập các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp, không gian làm việc chung và mạng lưới kết nối giữa doanh nghiệp, nhà đầu tư và thanh niên khởi nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để khai thác triệt để tài nguyên vốn có tại chỗ, tận dụng các lợi thế về cơ chế, chính sách để hình thành các ý tưởng khởi nghiệp, tạo công ăn việc làm cho thanh niên trên địa bàn.

“Chính sách không dừng lại ở việc phát động phong trào hoạt động mà cần nâng chất thành việc chọn lựa các mô hình, dự án tối ưu tiệm cận các điều kiện hiện đại và phù hợp vào tiêu chuẩn, xu hướng chung của thế giới. Bên cạnh đó, chính sách cần hướng đến khuyến khích hợp tác công tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các tổ chức xã hội tham gia vào quá trình đào tạo, hướng nghiệp và tạo việc làm cho thanh niên, đảm bảo nhu cầu của thị trường lao động được đáp ứng”, đại biểu nhấn mạnh.

img-9958.jpg
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung giải trình tại phiên họp. Ảnh Hồ Long

Giải trình tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu rõ, Luật Việc làm 10 năm qua đã có nhiều quy định không còn phù hợp. Chúng ta đang thiếu cơ chế để phát huy tối đa nguồn lực xã hội, không theo kịp xu thế, thiếu các cơ chế để thúc đẩy giải quyết việc làm.

Bộ trưởng nhấn mạnh, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động những năm qua tuy có tiến bộ nhưng nhìn chung là chậm, lao động phi chính thức kèm theo điều kiện thụ hưởng còn thấp, rủi ro và thiếu bền vững. Các chế định trong tham gia hỗ trợ việc làm còn nhiều bất cập; thị trường lao động còn manh mún và thiếu liên thông đào tạo; thiếu các khâu đột phá mạnh về đào tạo nhân lực, nhất là chất lượng nhân lực cao; đầu tư chưa tương xứng cho nhân lực chất lượng cao, các ngành nghề mới, kỹ năng mới phục vụ cho phát triển nhanh của đất nước.

Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp tục hoàn thiện theo hướng bổ sung, làm rõ hơn thể chế, góp phần quản trị, tạo khung khổ pháp lý để tạo việc làm đầy đủ, chất lượng và năng suất lao động cao.

Đối với vấn đề tạo việc làm đầy đủ và chất lượng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ, sẽ tập trung vào những vấn đề có tính chất nguyên tắc, gốc là phải thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, để gia tăng việc làm, giải quyết xung đột trong vấn đề giải quyết việc làm, cải thiện hệ thống hỗ trợ việc làm, cải thiện hệ thống dịch vụ công về việc làm; tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động, kiên quyết xóa bỏ rào cản thể chế bất bình đẳng trong việc làm, cải thiện hệ thống an sinh xã hội, thúc đẩy tạo việc làm và việc làm chất lượng cao.

“Nhà nước, doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ đạo, người lao động giữ vai trò chủ động trong công việc của mình, kích hoạt các nguồn lực xã hội, sự tham gia của cả xã hội và tạo công ăn việc làm và phúc lợi xã hội”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Quốc hội và Cử tri

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Yêu cầu cấp bách

Phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị khẩn trương chuẩn bị các điều kiện, rút ngắn thời gian khâu chuẩn bị văn bản hướng dẫn để đưa các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám đi vào thực tiễn nhanh nhất, hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh nền kinh tế đang cần những động lực mới để phục hồi và phát triển sau những khó khăn và thách thức kéo dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc tiêu chí xác định mức hỗ trợ doanh nghiệp, tránh phát sinh cơ chế “xin - cho”

Nhấn mạnh xây dựng Nghị định quy định về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư nhằm kiến tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút, khuyến khích tất cả các loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu, việc quản lý, hỗ trợ Quỹ phải bảo đảm chặt chẽ, tránh tình trạng mất cân đối giữa khả năng đáp ứng của Quỹ với tổng số tiền cần hỗ trợ; nghiên cứu quy trình đánh giá để hỗ trợ chi phí một cách minh bạch, khách quan.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Cần chế tài đủ mạnh

Bảo đảm kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật dù được quan tâm nhưng thời gian qua vẫn để lọt những văn bản có nội dung trái pháp luật. Tuy vậy, việc xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân thời gian qua mới “thực hiện dưới hình thức phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm hoặc không xét thi đua, khen thưởng cuối năm”.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Quốc hội và Cử tri

Quốc hội gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế

"Quốc hội đã và đang chủ động chuyển từ tư duy quản lý sang kiến tạo, tăng cường giám sát, cải cách thủ tục hành chính; giảm chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân, xác định trách nhiệm gương mẫu đi đầu trong hoàn thiện thể chế, nâng cao "tuổi thọ" các luật; thực hiện tinh gọn bộ máy trong thời gian tới", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh tại Phiên họp sáng 10.12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Nên có tiêu chí cụ thể
Chính sách và cuộc sống

Nên có tiêu chí cụ thể

Theo văn bản tổng hợp, giải đáp các vấn đề dư luận quan tâm trong tháng 11, trong đó có việc đánh thuế bất động sản của Bộ Tài chính thì để hạn chế tình trạng đầu cơ bất động sản, gần đây Bộ Xây dựng đã đề xuất giải pháp đánh thuế với người sở hữu từ 2 nhà, đất trở lên. Bộ Tài chính đồng thuận và sẽ nghiên cứu phương án mà Bộ Xây dựng đề xuất.

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản

Với hơn 50 hoạt động của Chủ tịch Quốc hội và của các bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn với các đối tác của bạn, chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã thành công rất tốt đẹp, đạt nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên các kênh Đảng, Quốc hội, Chính phủ, giao lưu nhân dân và các trụ cột của quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore và Đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản. Thông qua chuyến thăm, đã mở ra nhiều định hướng, cơ hội và thời kỳ hợp tác mới trong quan hệ hợp tác Việt Nam - Singapore, Việt Nam - Nhật Bản.

ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai phát biểu tại hội trường
Lập pháp

Xử lý nghiêm các hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Theo đánh giá của ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội), hiện nay, việc sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại để thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán đang diễn ra phổ biến. Do đó, đại biểu đề xuất cần nghiên cứu quy định để bảo đảm khả năng bao quát các hành vi được thực hiện bởi nhiều công cụ khác nhau.

ĐBQH Nguyễn Phương Thuỷ phát biểu tại hội trường
Ý kiến đại biểu

Tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư

Đánh giá dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), ĐBQH Nguyễn Phương Thủy (Hà Nội) cho rằng, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong dự thảo luật. Trong đó, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng tính công khai, minh bạch trong quyết định các nội dung về đầu tư cũng như tăng cường trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao thẩm quyền quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội điều hành phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Cần có cơ chế khai thác, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cần xác định rõ hơn vai trò của tiêu chuẩn tự nguyện và quy chuẩn bắt buộc trong từng lĩnh vực cụ thể. Nêu đề xuất này, các đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định như vậy sẽ giúp doanh nghiệp và các tổ chức dễ dàng trong triển khai thực hiện, tránh lạm dụng hoặc áp đặt các tiêu chuẩn không phù hợp gây lãng phí nguồn lực.

Quốc hội cho ý kiến với dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp - Hồ Long
Diễn đàn Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, tạo chủ động cho doanh nghiệp nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã có những quy định để tiếp tục phân cấp mạnh hơn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo chủ động, phát huy tính năng động, sáng tạo của doanh nghiệp nhà nước.

Đại biểu Đỗ Thị Lan phát biểu thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hoàn thiện các quy định về quản lý, khai thác khoáng sản

Là những người đại diện cho cử tri, Nhân dân Quảng Ninh - địa phương có tiềm năng thế mạnh về tài nguyên, khoáng sản và từ chính những vướng mắc trong hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực này, tại Kỳ họp thứ Tám, các ĐBQH tỉnh đã tham gia nhiều ý kiến tâm huyết nhằm hoàn thiện các quy định của dự án Luật Địa chất và khoáng sản.

Đoàn ĐBQH tỉnh kiểm tra khu vực sạt trượt đất đá trên diện rộng do ảnh hưởng của bão số 3 tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hướng đến những chuyển biến rõ nét trong thực tiễn

Để có được nguồn tư liệu, thông tin hết sức phong phú, giàu tính thực tiễn mang đến nghị trường Kỳ họp thứ Tám, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh đã có những bước chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng, nhất là hoạt động khảo sát và lắng nghe, tiếp thu thấu đáo những tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nhân dân.

Các ĐBQH tỉnh Quảng Ninh tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Gửi trọn niềm tin

Từ những đóng góp tích cực của Đoàn ĐBQH tỉnh tại Kỳ họp thứ Tám vừa qua, cử tri các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đều chung một mong mỏi, các nội dung được thông qua tại kỳ họp, nhất là một số dự án Luật, nghị quyết có tác động ảnh hưởng sâu tới đời sống các tầng lớp nhân dân sẽ sớm đi vào cuộc sống.

Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Thu Hà
Diễn đàn Quốc hội

Kỳ vọng những quyết sách tạo động lực phát triển đất nước

Tiếp nối và phát huy tinh thần đổi mới, trách nhiệm trước đất nước, trước cử tri Nhân dân, tại Kỳ họp thứ Tám vừa diễn ra, Quốc hội Khóa XV đã tập trung trí lực xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, trong đó có nhiều vấn đề khó, phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn. Trao đổi với Báo Đại biểu Nhân dân, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh NGUYỄN THỊ THU HÀ cho biết, cùng với tập thể Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tích cực tham gia và có nhiều đóng góp vào thành công chung của Kỳ họp.

Samsung là một trong những doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất trong thời gian qua
Quốc hội và Cử tri

Niềm tin của nhà đầu tư!

Hôm nay, khi bắt đầu sự kiện, tôi cứ ngỡ đã 2 năm trôi qua, nhưng Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc tôi rằng mới chỉ 13 tháng trước. Kể từ khi Thủ tướng đến thăm NVIDIA tại Thung lũng Silicon (Hoa Kỳ), với rất nhiều nhiệt huyết và sự tin tưởng, Thủ tướng đã thuyết phục tôi rằng Việt Nam nên là ngôi nhà tương lai của NVIDIA. Con người Việt Nam, những cơ hội tại Việt Nam là lý tưởng để đầu tư ngay hôm nay.