Khung chính sách mới sẽ tạo sức bật cho nhà ở xã hội

Các đại biểu tham dự tọa đàm.
Các đại biểu tham dự tọa đàm.

Đây là chia sẻ của Chủ tịch HĐQT Địa ốc Hoàng Quân Trương Anh Tuấn tại Tọa đàm "Phát triển nhà ở xã hội trong bối cảnh chính sách mới" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 12.9. “Chưa bao giờ thấy sự ủng hộ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, UBND các cấp và cả người dân với chính sách về nhà ở xã hội rõ nét như lúc này”, ông Tuấn nói.

Doanh nghiệp được tiếp thêm động lực

Với kinh nghiệm 10 năm thực hiện các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và là 1 trong 10 doanh nghiệp đăng ký thực hiện Chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030, Chủ tịch HĐQT Địa ốc Hoàng Quân Trương Anh Tuấn tỏ ra hồ hởi bởi “chưa bao giờ thấy sự ủng hộ của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, UBND các cấp, kể cả người dân đối với chính sách về nhà ở xã hội rõ nét như lúc này”.

zalo_750381712444506.jpg
Các đại biểu tham dự tọa đàm.

Sự hồ hởi của doanh nghiệp được tiếp sức bằng việc Quốc hội cho phép triển khai đồng bộ 3 luật gồm Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản 2023 sớm 5 tháng; các nghị định hướng dẫn thi hành cũng có hiệu lực đồng thời với luật. Đáng chú ý, Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở năm 2023 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội với nhiều điểm mới đã tạo thêm niềm tin, động lực cho các doanh nghiệp, ông Tuấn xác nhận.

Làm rõ hơn về những điểm mới này, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng Hà Quang Hưng cho biết, Nghị định 100 dành riêng một chương quy định về trình tự, thủ tục để thực hiện một dự án nhà ở xã hội. Đây là lần đầu tiên chúng ta có quy định này, bảo đảm thực hiện thống nhất, đồng bộ trong cả nước, tạo sự yên tâm cho các bên liên quan trong triển khai thực hiện.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định trách nhiệm của địa phương phải dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội. Chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại cũng không bị bắt buộc phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án để xây nhà ở xã hội, thay vào đó, UBND cấp tỉnh sẽ quyết định tùy điều kiện thực tế của địa phương. Đáng chú ý, Nghị định quy định rõ về cơ cấu hình thành giá bán nhà, bảo đảm đúng, đủ, phù hợp quy định; quy định rõ trình tự thủ tục để bán nhà ở xã hội...

Những điểm mới này sẽ tạo thuận lợi cho cả phía doanh nghiệp, người mua nhà, qua đó sẽ góp phần thúc đẩy thị trường nhà ở xã hội phát triển, ông Hưng tin tưởng.

Là doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội, Chủ tịch HĐQT Địa ốc Hoàng Quân cũng cho rằng, việc Luật Nhà ở năm 2023 và Nghị định 100 đã tháo gỡ các rào cản về thủ tục pháp lý, cơ chế chính sách đất đai, thủ tục hành chính, nguồn vốn, đối tượng khách hàng... Hành lang pháp lý mới tạo sức bật lớn - đây là điều kiện đủ để thực hiện chương trình 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội. Nói cách khác, “nếu không cải tiến được thủ tục đầu tư theo Luật Nhà ở 2023 và Nghị định 100 thì không thể xong được Chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội”.

Đặc biệt, chi phí về giá bán, chi phí hỗ trợ đền bù, chi phí bán hàng, chi phí quản lý của doanh nghiệp nhà ở xã hội đã được quy định rất rõ ràng, như chi phí của một doanh nghiệp dự án nhà ở thương mại; công thức để tính giá bán cũng tiệm cận hơn thực tế. Điều này giúp các doanh nghiệp nhà ở xã hội sẽ có cơ hội tiến gần hơn với mức lợi nhuận thực 10% - điều mà từ trước tới nay dường như là bất khả.

Đề xuất làm nhà ở xã hội trên đất được quy hoạch đất ở

Mặc dù xác nhận hệ thống chính sách hiện hành đã tháo gỡ khá nhiều bất cập trước đây, song Phó Tổng Thư ký, Trưởng ban Pháp chế, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Trương Anh Tuấn cho rằng, vẫn chưa giải quyết hết được mong muốn, nguyện vọng của doanh nghiệp.

zalo_750502554876112.jpg
Chủ tịch HĐQT Địa ốc Hoàng Quân Trương Anh Tuấn phát biểu

Minh chứng cụ thể, Chủ tịch HĐQT Địa ốc Hoàng Quân Trương Anh Tuấn cho biết, hiện nay các tỉnh đã cơ bản hoàn thiện quy hoạch quỹ đất cho nhà ở xã hội. Song, có tình trạng quy hoạch quỹ đất nhà ở xã hội ở vị trí không thuận lợi, xa trung tâm quá khiến doanh nghiệp không dám làm còn người dân không dám ở.

Vì vậy, ông Tuấn đề xuất cho phép doanh nghiệp sử dụng đất được quy hoạch làm đất ở để làm nhà ở xã hội. Trường hợp này, cần có cơ chế cho phép doanh nghiệp hạch toán chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng vào giá bán. Như vậy sẽ giúp tăng nguồn cung nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, để tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho phát triển nhà ở xã hội vẫn rất khó. Đơn cử, Công ty Địa ốc Hoàng Quân có dự án ở Tây Ninh đủ điều kiện để bán hàng, nhưng cán bộ tín dụng vẫn e ngại, bởi còn tâm lý lo sợ cứ cho vay dự án nhà ở xã hội là bị thanh tra, kiểm tra, kiểm toán vào cuộc. Vì thế, rất cần tháo gỡ vấn đề này, để tạo thuận lợi hơn cho cả phía doanh nghiệp và người dân có nhu cầu về nhà ở xã hội được tiếp cận nguồn vốn.

Về cho thuê nhà ở xã hội, Chủ tịch HĐQT Địa ốc Hoàng Quân rất ủng hộ hướng đi này, song cho rằng cần có một chính sách lớn hơn từ phía Quốc hội và Chính phủ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển loại hình này. Ví dụ doanh nghiệp không thể vay vốn 3 năm để làm nhà cho thuê; nếu muốn làm thì phải vay không dưới 5 năm.

Chia sẻ khó khăn này, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách Hoàng Văn Cường phân tích, khi phát triển nhà ở xã hội cho thuê, mức tiền cho thuê không bù đắp được nguồn vốn ban đầu. Làm nhà ở xã hội cho thuê tức là đầu tư tiền chẵn để thu về tiền lẻ, như vậy khó thu hút doanh nghiệp. Do đó, muốn phát triển nhà ở xã hội cho thuê, cần có chính sách tài trợ vốn cho doanh nghiệp. Ông Cường mong muốn cần có đột phá hơn nữa về vấn đề này.

Theo ông Cường, khi phát triển nhà ở cho thuê, chúng ta không chỉ giải quyết được nhà ở cho người dân, mà còn sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội hơn.

Phản hồi về đề xuất vốn tín dụng cho phát triển nhà ở xã hội, Phó Trưởng Ban Chính sách tín dụng, Ngân hàng Agribank Lê Văn Tuấn cho biết, từ năm 2022 - 2023, Agribank đã triển khai nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; là một trong 4 ngân hàng thương mại của Nhà nước triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội.

Tính đến tháng 8.2024, Agribank là ngân hàng tiên phong triển khai dự án nhà ở xã hội, đã phê duyệt 13 dự án với trên 3.000 tỷ đồng. Tới đây, ngân hàng sẽ có thêm 5 dự án với tổng mức cho vay 1.500 tỷ đồng; đang tiếp cận thêm 12 dự án với 5.200 tỷ đồng.

Thời gian tới, Agribank tiếp tục ưu tiên vốn cho các dự án nhà ở xã hội, nhà cho công nhân, cải tạo chung cư cũ; đây cũng là mục tiêu xuyên suốt đến năm 2030. Cùng với đó, ngân hàng sẽ chỉ đạo các chi nhánh bám sát, tiếp cận với Sở Xây dựng, các ban, ngành tại địa phương để nắm bắt nhu cầu dự án nhà ở xã hội, kịp thời tháo gỡ khó khăn thủ tục pháp lý. Ngân hàng cũng sẽ tiếp tục tiết giảm chi phí để giúp giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực nhà ở xã hội.

Kinh tế

Mở rộng mạng lưới phân phối sơ mi rơ moóc
Thị trường

Mở rộng mạng lưới phân phối sơ mi rơ moóc

Với năng lực sản xuất lớn cùng hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại hàng đầu Đông Nam Á, Công ty Sơ mi rơ moóc và Cấu kiện nặng (Thaco Trailers) đã tạo ấn tượng mạnh mẽ với các doanh nghiệp, đối tác và khách tham quan ngay lần đầu tiên tham gia Triển lãm IANA Intermodal Expo 2024 tại Hoa Kỳ.

Hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số ngành bảo hiểm
Doanh nghiệp

Hợp tác thúc đẩy chuyển đổi số ngành bảo hiểm

Ngày 14.10, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) và Bảo hiểm Agribank đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc số hóa ngành bảo hiểm. Đây là bước đi tiên phong của cả hai bên trong việc định hình và phát triển thị trường bảo hiểm số tại Việt Nam, theo mục tiêu chuyển đổi số của Nhà nước, mang đến các giải pháp bảo hiểm thông minh và tiện ích cho khách hàng.

Tạo động lực phát triển cho ngành phân bón trong nước
Doanh nghiệp

Tạo động lực phát triển cho ngành phân bón trong nước

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc đưa mặt hàng phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế giá trị gia tăng không những làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa so với hàng nhập khẩu, đem lại lợi ích cho người nông dân, mà còn tạo động lực, cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất phân bón cho các doanh nghiệp, mang lại lợi ích lâu dài, phát triển bền vững.

Techcombank, thương hiệu ngân hàng tư nhân giá trị nhất Việt Nam, tiếp tục thăng hạng toàn cầu
Doanh nghiệp

Techcombank, thương hiệu ngân hàng tư nhân giá trị nhất Việt Nam, tiếp tục thăng hạng toàn cầu

Hà Nội, ngày 11.10 – Brand Finance, Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới vừa công bố báo cáo về 100 thương hiệu giá trị và mạnh nhất Việt Nam năm 2024. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) trở thành ngân hàng tư nhân duy nhất giữ vững vị trí Top 5 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất Việt Nam, với giá trị thương hiệu đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2023. Đồng thời, Techcombank tiếp tục thăng hạng ấn tượng lên vị trí thứ 160 trong bảng xếp hạng Top 200 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu.

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Giảm rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu chào bán riêng lẻ, đặc biệt là các loại trái phiếu do các doanh nghiệp chưa niêm yết phát hành, là sản phẩm có mức độ rủi ro rất cao. Vì thế, sửa Luật Chứng khoán lần này, Chính phủ đề xuất quy định: nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia mua, giao dịch, chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải là tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân muốn tham gia cuộc chơi này sẽ thông qua việc đầu tư vào các quỹ đầu tư trái phiếu.

Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu đang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Nguồn: ITN
Thị trường

Xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD

8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu là nhóm xuất khẩu chủ lực, chiếm hơn 52% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Cả nước hiện có 33 cơ sở, xí nghiệp sản xuất lắp ráp, bảo dưỡng sửa chữa đầu máy, toa xe đường sắt
Kinh tế

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo cú huých cho ngành cơ khí chế tạo

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được đánh giá là thị trường lớn và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp có thế mạnh về sản xuất đầu máy khi nhiều năm qua họ chưa có cơ hội để thể hiện mình. Đây cũng là cơ hội để lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, vốn được coi là xương sống của nền kinh tế.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Bất động sản có cơ hội phục hồi trên diện rộng

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, trong quý IV.2024, bất động sản có cơ hội ghi nhận phục hồi trên diện rộng. Ngoài ra, thị trường sẽ xuất hiện các xu hướng mới, nổi bật là bất động sản xanh được kỳ vọng sẽ dẫn dắt thị trường.

Đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ ô tô đáp ứng 55-60% nhu cầu linh kiện, phụ tùng cho sản xuất trong nước.
Kinh tế

Đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ ô tô đáp ứng 55 - 60% linh kiện sản xuất trong nước

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ, thân vỏ xe... Theo đó, đến 2030, ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô sẽ đáp ứng khoảng 55 - 60% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp trong nước, tăng lên 80 - 85% vào 2045.

Ông Phạm Văn Việt
Kinh tế

'Chúng tôi đã vững tin để hoạch định chiến lược dài hạn!'

Tham dự cuộc gặp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với các doanh nhân tiêu biểu trước thềm ngày Doanh nhân Việt Nam năm nay, Phó Chủ tịch thường trực Hội Dệt may, thêu đan TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean PHẠM VĂN VIỆT cho biết rất vui mừng và vinh dự. “Cuộc gặp đã tiếp thêm niềm tin, động lực cho doanh nghiệp, khiến chúng tôi vững tin hoạch định chiến lược dài hạn”, ông chia sẻ.

Vinhomes Golden Avenue: Điểm đến an cư lạc nghiệp tại biên giới đất nước
Bất động sản

Vinhomes Golden Avenue: Điểm đến an cư lạc nghiệp tại biên giới đất nước

Trong quá trình phát triển thần tốc của một thành phố biên mậu như Móng Cái (Quảng Ninh), việc tìm kiếm một không gian lý tưởng, giúp giữ gìn và nuôi dưỡng những giá trị của mô hình gia đình truyền thống đang trở nên khó khăn hơn. Thấu hiểu những điều đó, Vinhomes đã kiến tạo nên Vinhomes Golden Avenue như một tâm điểm đáng sống, nơi mọi nhu cầu của các thế hệ đều được đáp ứng hoàn hảo.

Việc tăng giá điện cần công khai, minh bạch.
Kinh tế

Hài hòa lợi ích các bên

Theo các chuyên gia, Nhà nước điều tiết giá điện bằng các công cụ của thị trường; đó là các loại thuế, loại phí, quỹ điều tiết gián tiếp vào yếu tố hình thành giá điện để có một mức giá điện bảo đảm hài hòa được lợi ích của các bên tham gia thị trường điện, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào giá thành.

Xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá điện minh bạch theo cơ chế thị trường.
Kinh tế

Giải bài toán bất cập về giá thành điện

Tại Tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức, các nhà quản lý cùng với chuyên gia kinh tế đã có những phân tích sâu sắc, khách quan và toàn diện về thực trạng cũng như những bất cập liên quan đến giá điện, từ đó, đặt ra lời giải bảo đảm sự minh bạch của giá điện.