Khúc khải hoàn xuân Kỷ Dậu 1789

Mùa xuân năm Kỷ Dậu, cách nay 225 năm, với sự lãnh đạo của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung, quân và dân ta đã đánh tan 29 vạn quân Thanh làm nên chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2014) chói lọi. Lời hẹn Khai hạ ở Thăng Long của Hoàng đế Quang Trung đã thành hiện thực, khẳng định tầm nhìn thiên tài Nguyễn Huệ. PV Báo ĐBND đã trò chuyện với NHÀ GIÁO ƯU TÚ HOÀNG NĂNG ĐỊNH xung quanh sự kiện này.

- Xuân Giáp Ngọ 2014 kỷ niệm 225 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Dưới sự lãnh đạo của hoàng đế Quang Trung, quân và dân ta đã đánh tan 29 vạn quân Thanh làm nên đại thắng mùa xuân Kỷ Dậu (1789). Với một sự kiện lịch sử có lẽ ta nên bắt đầu từ bối cảnh lịch sử của nó, thưa Ông?

- Thời kỳ đó tình hình nước ta hết sức phức tạp và bất ổn. Ở trong Nam, chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Ánh tái chiếm Gia Định từ năm 1787. Ngoài Bắc, sau khi Nguyễn Huệ dẫn quân Tây Sơn diệt Trịnh Khải, trả quyền lại cho vua Lê và rút về Nam, con cháu họ Trịnh lại nổi lên. Vua Lê Chiêu Thống mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra Thăng Long dẹp họ Trịnh. Nguyễn Hữu Chỉnh dẹp xong con cháu họ Trịnh, lại chuyên quyền và muốn gây hấn với Tây Sơn. Nguyễn Huệ liền cử Võ Văn Nhậm, Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân ra Bắc dẹp Chỉnh. Chỉnh bị bắt giết. Vua Lê Chiêu Thống chạy sang cầu cứu nhà Thanh (1788). Vua Càn Long nhà Thanh liền chụp lấy cơ hội cử Tôn Sỹ Nghị đem 29 vạn quân xâm lược nước ta. Quân Thanh chia làm 4 đạo: đạo 1 theo đường Lạng Sơn, đạo 2 theo đường Cao Bằng, đạo 3 Quảng Ninh và đạo 4 theo đường Hải Dương đánh vào nước ta.

- Trước khí thế ấy của giặc, nhà Tây Sơn đã có đối sách như thế nào?

- Lúc ấy Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm đang đóng ở Thăng Long đã cấp báo cho Nguyễn Huệ và quyết định lập phòng tuyến ở Tam Điệp - Biện Sơn (giáp ranh Ninh Bình - Thanh Hóa hiện nay). Sách lược rút lui về phòng ngự để bảo toàn lực lượng lúc này rất phù hợp. Tôn Sỹ Nghị mang 29 vạn quân vào Thăng Long như vào chỗ không người, thỏa sức cướp bóc, đồng thời phong Lê Chiêu Thống làm An Nam quốc vương. Trước tình hình đó, Nguyễn Huệ đã lên ngôi Hoàng đế (12.1788) lấy niên hiệu Quang Trung để danh chính ngôn thuận đánh đuổi ngoại xâm, tiến quân ra Bắc. Ông đã thảo hịch đánh Mãn Thanh trong đó có những câu: Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng. Đánh cho nó chích luân bất phản. Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn. Đánh cho nó sử tri Nam quốc anh hùng tri hữu chủ. Chỉ 5 dòng ấy thôi mà toát lên ba tư tưởng lớn: đánh để bảo tồn phong tục văn hóa dân tộc, thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng và đánh để cho nó biết rằng nước Nam ta có chủ. Sau đó Quang Trung mở tiệc khao quân, khích lệ quân sỹ và khẳng định: Mồng 7 ta sẽ vào Thăng Long mở tiệc lớn, các người xem có đúng không?

- Hoàng đế Quang Trung nổi tiếng là người cầm quân đánh trận thần tốc. Xin Ông cho biết chiến lược tiến quân ra Thăng Long và diễn biến của trận đánh?

- Quang Trung đã chia quân làm 5 đạo. Quang Trung với sự gương mẫu, tài trí trách nhiệm cao nhất của người cầm quân đã nhận đạo quân chủ lực tiến thẳng vào Thăng Long. Đạo thứ 2, 3 tiến vào phía Tây Thăng Long, đạo thứ 4 tiến vào Hải Dương và đạo thứ 5 tiến lên Lạng Giang chặn đường tháo chạy của giặc. Ở đây, Nguyễn Huệ đã nhận đạo quân mới tuyển dụng từ Nghệ An, chính điều này làm cho quân tướng yên lòng hơn. Đêm giao thừa năm 1789, đạo quân chủ lực đã qua sông Gián Khẩu tiêu diệt đồn tiền tiêu, mở đầu chiến dịch đại phá quân Thanh. Đây là thời cơ mà sau này năm 1968 ta đã áp dụng đánh ngụy quân Sài Gòn. Đêm mồng 3 Tết, quân Tây Sơn bao vây chặt đồn Hà Hồi (Thường Tín) buộc chúng đầu hàng không tốn mũi tên, hòn đạn. Mờ sáng mồng 5 Tết Kỷ Dậu, ta vào trận quyết chiến Ngọc Hồi. Đồn này cách thành Thăng Long 14km, án ngữ đường thiên lý từ Nam ra Bắc, quanh đồn có chiến lũy bảo vệ, có bãi chướng ngại vật, chông sắt và địa lôi. Đồn có 3 vạn quân, dưới sự chỉ huy của tướng giặc Hứa Thế Hanh. Bên ta, ngoài kỵ binh, bộ binh còn có đội tượng binh gồm 100 voi chiến. Kỵ binh thiện chiến của giặc thấy voi liền bỏ chạy. Từ trên đồn địch bắn đại bác và cung tên dữ dội. Quân Tây Sơn lấy khiên gỗ quấn rơm ướt lao vào quyết chiến. Đồn Ngọc Hồi bị san phẳng. Đội quân của đô đốc Bảo cũng đánh tan quân giặc ở đầm Mực (Thanh Trì) mở toang cửa ngõ vào Thăng Long. Mờ sáng hôm ấy, quân Tây Sơn bí mật vây đồn Khương Thượng, Đống Đa (Hà Nội) nhân dân lấy rơm rạ bện thành con cúi tẩm dầu đốt quăng vào đồn uy hiếp địch. Đây là sáng kiến, trí tuệ của quần chúng nhân dân Thăng Long. Trước khí thế của quân ta, Đề đốc Sầm Nghi Đống khiếp sợ thắt cổ tự tử. Tôn Sỹ Nghị hoảng sợ không kịp mặc giáp vượt cầu phao tháo chạy và hạ lệnh cắt cầu phao. Cùng ngày, đạo quân của Đô đốc Long - Đặng Tiến Đông tiến vào giải phóng Thăng Long và đón đạo quân chủ lực của Quang Trung.

Tượng đài vua Quang Trung tại Hà Nội
Tượng đài vua Quang Trung tại Hà Nội
- Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, ngoài lãnh đạo kỳ tài của Quang Trung còn có sự trang bị tối tân về vũ khí so với thời bấy giờ. Đặc biệt, Quang Trung đã cho huấn luyện 100 tượng binh, đặt đại bác trên lưng voi để chiến đấu cũng là một bất ngờ với quân Mãn Thanh?

- Quang Trung luôn chú trọng và khẩn trương xây dựng quân đội mạnh. Như việc tuyển quân ở Nghệ An, ba đinh lấy một lính, trong thời gian ngắn đã tuyển được một đội quân đông đảo, không phải thiên tài quân sự không làm được điều đó. Quân đội Tây Sơn chia làm bộ binh, thủy binh, kỵ binh, tượng binh. Thời ấy quân Tây Sơn có những chiến thuyền lớn chở được 500 - 600 quân, trang bị hàng chục đại bác và chở được voi chiến. Về vũ khí có súng hỏa hổ, địa lôi là rất đáng gờm đối với kẻ thù. Riêng về đội tượng binh có đặt cả đại bác trên lưng mà khí thế của đội tượng binh này đã khiến đội kỵ binh tinh nhuệ của giặc phải quay đầu chạy, là kinh nghiệm, sáng tạo của Quang Trung qua các trận chiến với quân Xiêm trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Mỗi đổi mới, sáng kiến trong chiến đấu đều cho thấy nghệ thuật quân sự thiên tài của Quang Trung.

- Trận Ngọc Hồi - Đống Đa ghi dấu chiến thắng của quân và dân ta trong bảo vệ chủ quyền đất nước, trong đó có vai trò lãnh đạo của thiên tài quân sự Quang Trung. Chiến thắng này cũng là một mốc son trong việc thống nhất toàn lãnh thổ?

- Có thể nói, mỗi thước đất ở Thăng Long đều ghi dấu chiến công nhưng người ta thường nhắc đến 2 mùa xuân chiến thắng là Tết Nguyên Phong thời Trần và mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789. Chỉ trong 5 ngày đêm ta đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, xuân Kỷ Dậu là mùa xuân ca khúc khải hoàn. Chiến thắng của xuân Kỷ Dậu là chiến thắng của nhà Tây Sơn trong bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, xóa bỏ ranh giới Bắc - Nam đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung xứng đáng được vinh danh là anh hùng dân tộc, sánh ngang cùng với các danh tướng Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Võ Nguyên Giáp...

- Xin cám ơn Ông!

Văn hóa

Cung Thiếu nhi Hà Nội: Hoài niệm cho tương lai
Văn hóa - Thể thao

Cung Thiếu nhi Hà Nội: Hoài niệm cho tương lai

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 diễn ra từ ngày 9 - 17.11 đi qua nhiều di tích lịch sử và công trình văn hóa tiêu biểu của Thủ đô. Trong đó, Cung Thiếu nhi Hà Nội được định vị như "trái tim" của tuyến lễ hội, tập trung nhiều hoạt động chính.

- Vietravel Airlines đã đưa hành khách trở về một thời kỳ hoàng kim của lụa tơ tằm miền Nam qua màn trình diễn áo dài lãnh Mỹ A. Ảnh: VT
Văn hóa - Thể thao

Vietravel Airlines trình diễn áo dài lãnh Mỹ A

Là hãng hàng không của sự trải nghiệm văn hóa bản địa, Vietravel Airlines đã đưa hành khách trở về một thời kỳ hoàng kim của lụa tơ tằm miền Nam qua màn trình diễn áo dài lãnh Mỹ A. Từng đường kim mũi chỉ, nghệ thuật đính kết tạo hình tinh xảo trên nền tà áo dài truyền thống được thực hiện bằng lãnh Mỹ A như một lời kể về những bàn tay khéo léo của người thợ thủ công và những giá trị văn hóa sâu sắc được gìn giữ vượt thời gian.

30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan
Văn hóa - Thể thao

30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ra đời bộ truyện “Thám tử lừng danh Conan”, lần đầu tiên, độc giả tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố phía Bắc được trải nghiệm trọn vẹn những khoảnh khắc đáng nhớ trong triển lãm “30 năm đi cùng ký ức - Thám tử lừng danh Conan”.

Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau có quy mô hơn 20.000 ha.
Văn hóa - Thể thao

Xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau hài hòa và khác biệt

Thông tin từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau cho biết, Bộ Xây dựng vừa tổ chức Hội đồng thẩm định nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với quy mô 20.100ha, mang tính giá trị văn hóa, lịch sử, thiêng liêng của vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc.

Đặc sắc trình diễn thời trang thổ cẩm dưới bóng cây long não di sản trăm tuổi ở Buôn Ma Thuột
Địa phương

Đặc sắc trình diễn thời trang thổ cẩm dưới bóng cây long não di sản trăm tuổi ở Buôn Ma Thuột

"Vũ điệu Ban Mê" - chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm truyền thống do UBND TP. Buôn Ma Thuột tổ chức tại khuôn viên Biệt điện Bảo Đại đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người dân và du khách. Đây là một hoạt động hướng tới Chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk gắn với 120 năm Buôn Ma Thuột hình thành và phát triển; 50 năm chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk.