Khu công nghiệp sinh thái - đường đến Net Zero

Khu công nghiệp sinh thái - đường đến Net Zero
Khu công nghiệp sinh thái - đường đến Net Zero

Phát triển khu công nghiệp sinh thái là hướng đi tất yếu nhằm phát triển bền vững. Thực tế triển khai đã cho thấy hiệu quả của mô hình này trong bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn năng lượng cũng như giảm phát thải, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero). Dù vậy, con đường này vẫn nhiều chông gai.

“Trái ngọt” từ những “dấu chân mở đường”

Khu công nghiệp (KCN) An Phát 1 quy mô 180ha tại các xã Quốc Tuấn, An Bình và An Lâm (Nam Sách, Hải Dương) được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đầu năm 2021. Ngay từ khi thành lập, KCN được xác định trở thành kiểu mẫu và tiên phong ở Hải Dương áp dụng bộ tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội và quản trị). “Quyết định này có phần mạo hiểm bởi thời điểm đó tiêu chí ESG vẫn mới mẻ, chưa phải là yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp tại Việt Nam”, ông Phạm Văn Tuấn, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn An Phát Holdings, chia sẻ.

Cụ thể, để bảo đảm tiêu chí E - môi trường, tập đoàn yêu cầu các nhà xưởng phải xây theo hướng xanh và sạch, có hệ thống xử lý rác thải, khí thải và nguồn nước đạt chuẩn; diện tích trồng cây xanh cao hơn tiêu chuẩn. Với tiêu chí S - xã hội, tập đoàn chú trọng phát triển giáo dục, y tế và an sinh địa phương, mở ra cơ hội việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Với tiêu chí G - quản trị doanh nghiệp, tập đoàn đẩy mạnh việc cung cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, chất lượng cao cùng dịch vụ một cửa giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư. Nhờ đó, KCN An Phát 1 đã trở thành một trong những “át chủ bài” thu hút vốn đầu tư tại tỉnh Hải Dương.

Nếu như KCN An Phát 1 được xác định theo hướng sinh thái ngay khi thành lập, thì KCN Nam Cầu Kiền (Hải Phòng), do Công ty CP Shinec làm chủ đầu tư, lại trở thành một trong những điển hình của việc chuyển đổi từ KCN truyền thống sang KCN sinh thái từ năm 2019.

deep-c1-1724803848562.jpg
Khu công nghiệp Deep C (Hải Phòng) nhìn từ trên cao. Ảnh: Deep C

Báo cáo Phát triển bền vững ESG do Pwc - 1 trong những đơn vị kiểm toán lớn nhất thế giới, lập và công bố, cho thấy những nỗ lực và kết quả nổi bật trong việc chuyển đổi theo mô hình sinh thái tại KCN Nam Cầu Kiền tính đến cuối tháng 4.2024. Theo đó, đã có hơn 1 triệu cây xanh được trồng tại đây, chiếm 33% diện tích đất KCN. Hệ thống quan trắc nguồn thải tự động, liên tục, truyền dẫn thông tin về Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần. 81,4kWh điện mặt trời áp mái được đưa vào sử dụng. 25% lượng nước thải sau xử lý được dùng để tưới cây, rửa đường, tiết kiệm 6 tỷ đồng mỗi năm chi phí mua nước sạch. 65% hệ sinh thái được phục hồi sau khi mô hình KCN sinh thái được áp dụng triệt để…

Đặc biệt, trong KCN Nam Cầu Kiền đã hình thành 3 chuỗi cộng sinh công nghiệp theo mô hình kinh tế tuần hoàn (ngành luyện kim - cơ khí; nhựa và các sản phẩm từ nhựa; phụ trợ điện - điện tử), mang lại giá trị lớn cho doanh nghiệp. Từ năm 2021, đến nay, các doanh nghiệp trong KCN này đóng góp ngân sách trên 1.000 tỷ đồng/năm. Hiện, Công ty CP Shinec đang nhân rộng mô hình kinh doanh khu, cụm công nghiệp sinh thái trên cả nước với tổng quy mô quỹ đất 3.500ha.

Cũng tại Hải Phòng, KCN Deep C đang không ngừng nỗ lực để trở thành KCN sinh thái với hệ thống công trình xanh gồm tòa nhà phức hợp được thiết kế đạt chuẩn LEED nhằm giảm năng lượng tiêu thụ, tối đa hóa việc sử dụng ánh sáng tự nhiên. Deep C đặt mục tiêu đạt 30% năng lượng tái tạo vào năm 2030. Ngoài ra, KCN này đã chuyển đổi 135.800m2 đất thành khu "Wetland" với diện tích mặt nước chiếm 43,5% và khu vực xanh chiếm 56,5%, nhằm hạn chế các tác động làm mất cân bằng hệ sinh thái do hoạt động công nghiệp. Năm 2023, 15 khách hàng trong KCN Deep C đã thực hiện các giải pháp trong Chương trình Hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn (RECP), qua đó tiết kiệm được 5,8 triệu kWh điện, 90 nghìn mét khối nước và giảm 10.588 tấn CO2 tương đương…

Quan trọng hơn, thành công bước đầu từ Nam Cầu Kiền hay Deep C đang tạo ra phong trào chuyển đổi sang mô hình KCN sinh thái ở thành phố cảng, như KCN Nam Đình Vũ đã thuê tư vấn để chuyển đổi, ông Bùi Ngọc Hải, Phó trưởng Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng xác nhận.

Còn nhiều chông gai

Dù vậy, nỗ lực cho mục tiêu phát triển xanh đối với các KCN không phải chuyện dễ dàng. Đặt nhiều kỳ vọng vào việc tới đây, khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thông tư hướng dẫn chứng nhận KCN sinh thái, thành phố sẽ có 2 KCN khả năng cao trở thành KCN sinh thái đầu tiên tại Việt Nam là Nam Cầu Kiền và Deep C, song ôngHải vẫn canh cánh những mối lo - mà nếu giải quyết được sẽ thúc đẩy sự phát triển các KCN sinh thái trên cả nước.

Cụ thể, tỷ lệ đất cây xanh, hạ tầng sử dụng chung tối thiểu của KCN sinh thái phải đạt 25% tổng quỹ đất của KCN, trong khi với KCN bình thường chỉ là 21%. Đây là thách thức đầu tiên, không dễ gì các chủ đầu tư KCN sẵn sàng chấp thuận. Bên cạnh đó, KCN sinh thái phải có ít nhất 1 cộng sinh công nghiệp, tức sử dụng chung hạ tầng như hệ thống cấp hơi, hệ thống cấp điện; chất thải của doanh nghiệp này là đầu vào của doanh nghiệp kia. Tuy vậy, ban đầu, rất khó để các doanh nghiệp tin tưởng lẫn nhau và đầu tư chung hạ tầng, thực hiện cộng sinh.

Hơn nữa, đầu tư cho KCN sinh thái đòi hỏi nguồn vốn lớn, trong khi điều kiện, thủ tục cho vay còn phức tạp, cản trở khả năng tiếp cận của doanh nghiệp. Trong khi đó, hiện vẫn thiếu hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn để sử dụng cho KCN sinh thái, như quy chuẩn xây dựng, quy chuẩn về tái sử dụng chất thải với quan điểm chất thải là tài nguyên…

Dù khẳng định tính hấp dẫn của KCN sinh thái trong mời gọi đầu tư, song ông Bruno Jaspaert, Tổng Giám đốc KCN Deep C cho rằng, đó là một công việc rất gian nan. “Vấn đề lớn nhất là Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng nhưng pháp luật lại chưa theo kịp tốc độ đó. Chẳng hạn, để xin được giấy phép thi công lắp đặt cột điện gió, chúng tôi đã phải mất 3 năm vì Việt Nam chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật về lắp đặt cột điện gió trong KCN”, ông nói. Do vậy, ông Bruno đề xuất, đầu tiên, Việt Nam cần cải thiện hệ thống pháp lý. Tiếp đến, cần đào tạo cho cán bộ quản lý kỹ thuật ở cấp tỉnh hiểu được các yêu cầu kỹ thuật của một KCN sinh thái.

Nêu bật sự khác nhau giữa đầu tư thông thường và đầu tư bền vững là vấn đề thời gian, Tổng giám đốc Deep C nhấn mạnh, để thu hút đầu tư vào KCN sinh thái, cách tốt nhất là Chính phủ có thể xem xét cấp ưu đãi cho các nhà đầu tư hạ tầng KCN. Đó là gia hạn thời gian dự án lên 70 năm thay vì 50 năm như hiện nay, giúp các nhà đầu tư có thời gian phân bổ chi phí khấu hao dài hơn.

Kinh tế

Tạo động lực phát triển cho ngành phân bón trong nước
Doanh nghiệp

Tạo động lực phát triển cho ngành phân bón trong nước

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc đưa mặt hàng phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế giá trị gia tăng không những làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa so với hàng nhập khẩu, đem lại lợi ích cho người nông dân, mà còn tạo động lực, cơ hội đổi mới công nghệ sản xuất phân bón cho các doanh nghiệp, mang lại lợi ích lâu dài, phát triển bền vững.

Techcombank, thương hiệu ngân hàng tư nhân giá trị nhất Việt Nam, tiếp tục thăng hạng toàn cầu
Doanh nghiệp

Techcombank, thương hiệu ngân hàng tư nhân giá trị nhất Việt Nam, tiếp tục thăng hạng toàn cầu

Hà Nội, ngày 11.10 – Brand Finance, Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới vừa công bố báo cáo về 100 thương hiệu giá trị và mạnh nhất Việt Nam năm 2024. Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) trở thành ngân hàng tư nhân duy nhất giữ vững vị trí Top 5 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất Việt Nam, với giá trị thương hiệu đạt 1,5 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2023. Đồng thời, Techcombank tiếp tục thăng hạng ấn tượng lên vị trí thứ 160 trong bảng xếp hạng Top 200 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu.

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Giảm rủi ro trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu chào bán riêng lẻ, đặc biệt là các loại trái phiếu do các doanh nghiệp chưa niêm yết phát hành, là sản phẩm có mức độ rủi ro rất cao. Vì thế, sửa Luật Chứng khoán lần này, Chính phủ đề xuất quy định: nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tham gia mua, giao dịch, chuyển nhượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải là tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân muốn tham gia cuộc chơi này sẽ thông qua việc đầu tư vào các quỹ đầu tư trái phiếu.

Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu đang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Nguồn: ITN
Thị trường

Xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD

8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu nghêu mang về hơn 65 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Trong số các sản phẩm nhuyễn thể có vỏ, nghêu là nhóm xuất khẩu chủ lực, chiếm hơn 52% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Cả nước hiện có 33 cơ sở, xí nghiệp sản xuất lắp ráp, bảo dưỡng sửa chữa đầu máy, toa xe đường sắt
Kinh tế

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo cú huých cho ngành cơ khí chế tạo

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được đánh giá là thị trường lớn và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp có thế mạnh về sản xuất đầu máy khi nhiều năm qua họ chưa có cơ hội để thể hiện mình. Đây cũng là cơ hội để lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo, vốn được coi là xương sống của nền kinh tế.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Bất động sản có cơ hội phục hồi trên diện rộng

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, trong quý IV.2024, bất động sản có cơ hội ghi nhận phục hồi trên diện rộng. Ngoài ra, thị trường sẽ xuất hiện các xu hướng mới, nổi bật là bất động sản xanh được kỳ vọng sẽ dẫn dắt thị trường.

Đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ ô tô đáp ứng 55-60% nhu cầu linh kiện, phụ tùng cho sản xuất trong nước.
Kinh tế

Đến năm 2030, công nghiệp hỗ trợ ô tô đáp ứng 55 - 60% linh kiện sản xuất trong nước

Tại dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Bộ Công Thương đặt mục tiêu có thể sản xuất các linh kiện quan trọng như hộp số, động cơ, thân vỏ xe... Theo đó, đến 2030, ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô sẽ đáp ứng khoảng 55 - 60% nhu cầu về linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp trong nước, tăng lên 80 - 85% vào 2045.

Ông Phạm Văn Việt
Kinh tế

'Chúng tôi đã vững tin để hoạch định chiến lược dài hạn!'

Tham dự cuộc gặp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm với các doanh nhân tiêu biểu trước thềm ngày Doanh nhân Việt Nam năm nay, Phó Chủ tịch thường trực Hội Dệt may, thêu đan TP. Hồ Chí Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean PHẠM VĂN VIỆT cho biết rất vui mừng và vinh dự. “Cuộc gặp đã tiếp thêm niềm tin, động lực cho doanh nghiệp, khiến chúng tôi vững tin hoạch định chiến lược dài hạn”, ông chia sẻ.

Vinhomes Golden Avenue: Điểm đến an cư lạc nghiệp tại biên giới đất nước
Bất động sản

Vinhomes Golden Avenue: Điểm đến an cư lạc nghiệp tại biên giới đất nước

Trong quá trình phát triển thần tốc của một thành phố biên mậu như Móng Cái (Quảng Ninh), việc tìm kiếm một không gian lý tưởng, giúp giữ gìn và nuôi dưỡng những giá trị của mô hình gia đình truyền thống đang trở nên khó khăn hơn. Thấu hiểu những điều đó, Vinhomes đã kiến tạo nên Vinhomes Golden Avenue như một tâm điểm đáng sống, nơi mọi nhu cầu của các thế hệ đều được đáp ứng hoàn hảo.

Việc tăng giá điện cần công khai, minh bạch.
Kinh tế

Hài hòa lợi ích các bên

Theo các chuyên gia, Nhà nước điều tiết giá điện bằng các công cụ của thị trường; đó là các loại thuế, loại phí, quỹ điều tiết gián tiếp vào yếu tố hình thành giá điện để có một mức giá điện bảo đảm hài hòa được lợi ích của các bên tham gia thị trường điện, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào giá thành.

Xóa bỏ mọi rào cản để bảo đảm giá điện minh bạch theo cơ chế thị trường.
Kinh tế

Giải bài toán bất cập về giá thành điện

Tại Tọa đàm "Giá thành điện - Thực trạng và giải pháp" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức, các nhà quản lý cùng với chuyên gia kinh tế đã có những phân tích sâu sắc, khách quan và toàn diện về thực trạng cũng như những bất cập liên quan đến giá điện, từ đó, đặt ra lời giải bảo đảm sự minh bạch của giá điện.

Giống cá tra tốt quyết định năng suất và chất lượng
Kinh tế

Quản lý chặt việc cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cá tra giống

Để cá tra đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu, yêu cầu đầu tiên là phải có nguồn giống sạch bệnh, đạt chất lượng; vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các địa phương quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất cá tra giống, đáp ứng đủ các điều kiện thì mới cấp giấy chứng nhận.

TS Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam
Kinh tế

Doanh nghiệp mạnh, đất nước sẽ hùng cường!

Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển đất nước, cần xác định doanh nghiệp, doanh nhân là động lực tăng trưởng mới; do đó, về phía Nhà nước cần có nhiều chính sách có lợi hơn cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp lớn mạnh, đất nước tất sẽ hùng cường, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam chia sẻ.