Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7:

Không vì lợi nhuận riêng của doanh nghiệp để đánh đổi chất lượng sản phẩm

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại phiên họp sáng nay, 26.3, có ý kiến cho rằng, hàng hóa muốn lưu hành trên đất nước ta phải bảo đảm hợp quy, hợp chuẩn. Nhà nước kiểm tra, nếu làm không đúng hoặc làm thấp hơn thì sẽ có chế tài xử phạt. Đây là câu chuyện mặc định, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm. 

pctqh-le-minh-hoan1.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Hồ Long

Người sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn tự công bố sản phẩm

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã điều chỉnh một số quy định về nghĩa vụ của người sản xuất, ĐBQH Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) đề nghị, bổ sung nghĩa vụ của người sản xuất là tuân thủ những quy định của hợp đồng và tuân thủ các tiêu chuẩn tự công bố sản phẩm. Quy định này cũng phù hợp với Điều 5, dự thảo luật về nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm.

Dự thảo luật không đề cập đến công bố sự phù hợp, tuy nhiên, từ tình hình thực tế và yêu cầu, kiến nghị của cử tri, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt đề nghị, ban soạn thảo xem xét một cách thấu đáo về việc công bố chất lượng sản phẩm theo yêu cầu.

Theo Luật hiện hành: “Người sản xuất thông báo sản phẩm của mình phù hợp với tiêu chuẩn (gọi là công bố hợp chuẩn) hoặc với quy chuẩn kỹ thuật (gọi là công bố hợp quy). Việc công bố hợp chuẩn, hợp quy được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật”.

db-thu-nguyet1.jpg
ĐBQH Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đắk Lắk) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Với quy định nêu trên, người sản xuất gặp rất nhiều khó khăn và bất cập. Cụ thể, người sản xuất phải tự công bố hợp quy và báo cáo trên bảng công bố hợp quy cho các cơ quan chức năng tất cả những sản phẩm và những quy trình trong quá trình sản xuất.

Như vậy, người sản xuất phải tự mình làm hoặc phải thuê các tổ chức đánh giá sự phù hợp với tất cả các khâu, các công đoạn trong quá trình sản xuất. Trong khi đó, đây là một quy trình đã được xem xét trong quá trình công nhận một cơ sở sản xuất, kinh doanh khi đủ các điều kiện.

Mặt khác, khi thực hiện các quy trình này, ngoài các thủ tục, thì việc công nhận, kiểm tra đánh giá tính hợp quy cũng sẽ chiếm một khoản chi phí rất lớn của các doanh nghiệp. Chỉ rõ điều này, đại biểu cho biết “trung bình một sản phẩm hàng hóa vật tư nông nghiệp được đánh giá quy trình sản xuất, lấy mẫu thử nghiệm để công bố thì trong thời hạn 3 năm phải công bố lại, với chi phí dao động từ 3 - 5 triệu đồng/sản phẩm. Đối với một doanh nghiệp nhỏ và vừa, với khoảng 200 đến 300 sản phẩm, chi phí cũng từ 1 tỷ đến 1,5 tỷ đồng”.

Quan điểm của Đảng và Chính phủ là tháo gỡ những chính sách cho các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ, do vậy, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu lại quy định này để bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện nay.

Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc truy xuất nguồn gốc

ĐBQH Nguyễn Trần Phượng Trân (TP Hồ Chí Minh) đề nghị làm rõ hơn quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc truy xuất nguồn gốc. Theo đó, rất cần có cơ chế cụ thể nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong trong việc truy xuất nguồn gốc từ trong nước đến quốc tế, bảo đảm yêu cầu của thị trường quốc tế.

dbqh-nguyen-tran-phuong-tran-tp-hcm.jpg
ĐBQH Nguyễn Trần Phượng Trân (TP. Hồ Chí Minh) phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Liên quan đến sản phẩm gây mất an toàn như nồi hơi, lò hơi, nhưng lại không nằm trong danh mục hàng hóa nhóm 2. Thực tế, các sản phẩm này trong quá trình vận hành đã gặp sự cố gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng, vì vậy, đại biểu đề nghị, dự thảo luật bổ sung các sản phẩm gây mất an toàn này vào danh mục hàng hóa thuộc nhóm 2.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan nêu rõ, hợp quy hay tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật là điều kiện mặc định, tức là hàng hóa muốn lưu hành trên đất nước ta thì phải bảo đảm vấn đề này. Nhà nước kiểm tra, nếu làm không đúng hoặc làm thấp hơn sẽ có chế tài xử phạt, đây là câu chuyện mặc định, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm. Bởi đây là một tiêu chuẩn của quốc gia vì chất lượng sản phẩm và vì sự cân bằng, không vì lợi nhuận riêng của doanh nghiệp để đánh đổi chất lượng sản phẩm, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng.

Về vấn đề đưa sản phẩm gây mất an toàn vào nhóm 2, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, chúng ta thiết kế một điều luật thiên về an toàn, tránh rủi ro. Nhưng khi đưa vào danh sách nhóm 1 hoặc nhóm 2 sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề. Do vậy cần có định nghĩa, xác định rõ tiêu chí nhóm 2.

Thời sự Quốc hội

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về phát triển nguồn nhân lực
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Chiều 29.3, tại TP. Bà Rịa, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Lâm Văn Đoan chủ trì cuộc làm việc.

Thiếu cả thầy lẫn thợ
Thời sự Quốc hội

Thiếu cả thầy lẫn thợ

Theo Cục Thống kê, Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" với quy mô dân số trong độ tuổi lao động dồi dào và tăng hàng năm. Đây là lợi thế để bổ sung lực lượng lao động. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, phải có chiến lược đào tạo phù hợp, cả trình độ cao đẳng và đại học, để đáp ứng nhu cầu của một thị trường lao động hiện đại, linh hoạt, bền vững và hội nhập.

Phân bổ quỹ đất hợp lý, hiệu quả cho các ngành, lĩnh vực
Thời sự Quốc hội

Phân bổ quỹ đất hợp lý, hiệu quả cho các ngành, lĩnh vực

So với chỉ tiêu được phân bổ đến năm 2030 theo Quyết định số 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hưng Yên đề xuất nhu cầu điều chỉnh đất nông nghiệp giảm 10.990 ha; đất phi nông nghiệp tăng 10.990 ha. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, báo cáo của UBND tỉnh Hưng Yên cần phân tích rõ hơn các chỉ tiêu, con số tăng giảm, lý do tại sao đề xuất điều chỉnh các chỉ tiêu liên quan để có sự lý giải thuyết phục hơn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Hội nghị xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Hội nghị xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam

Chiều 28.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã dự Hội nghị xây dựng trung tâm tài chính tại Việt Nam do Bộ Tài chính phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức. Các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng và Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được đồng chủ trì hội nghị.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Brazil
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Cụ thể hóa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Brazil, đáp ứng nhu cầu phát triển và lợi ích của nhân dân

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Brazil vừa diễn ra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc thiết lập và cụ thể hóa quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Brazil, đưa hợp tác trong các lĩnh vực đi vào chiều sâu, đáp ứng nhu cầu phát triển và lợi ích của nhân dân hai nước.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh

Chiều 28.3, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” chủ trì cuộc làm việc của Đoàn giám sát với UBND TP. Hồ Chí Minh.

Quang cảnh cuộc làm việc
Chính trị

Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long

Ngày 27.3, Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa và Xã hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Hoàng Mai làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về y tế cơ sở, y tế dự phòng quy định Nghị quyết số 99/2023/QH15 ngày 24.6.2023 của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại hội thảo
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi)

Sáng 28.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự và chỉ đạo tại Hội thảo tham vấn ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) do Ủy ban Văn hoá và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đặng Thuần Phong đồng chủ trì.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương: Sửa đổi toàn diện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Phát biểu tại cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND sáng nay, 28.3, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị, về phạm vi điều chỉnh, các ý kiến thống nhất cao là sửa đổi toàn diện với tên gọi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND (sửa đổi). Trên cơ sở hồ sơ đã có với tư duy mới và cách làm mới, các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Luật hiện hành.

toàn cảnh cuộc làm việc - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì làm việc về sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân

Sáng 28.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã chủ trì cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc triển khai các nội dung liên quan đến sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại tọa đàm
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo

Ngày 27.3, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì Tọa đàm tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Nhà giáo do Ủy ban Văn hóa và Xã hội tổ chức. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh đồng chủ trì.