Không thể coi "xuất khẩu càng nhiều, cảnh báo càng tăng" là bình thường

Trong bối cảnh Việt Nam hướng tới nâng cao giá trị hàng nông sản, không thể coi xuất khẩu càng nhiều, cảnh báo càng tăng là điều bình thường. Cần siết chặt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh và hóa chất trong sản xuất nông nghiệp; tăng cường kiểm soát tại cửa khẩu; cải thiện quy trình kiểm nghiệm hàng hóa trước khi xuất khẩu...

2 tháng đầu năm, Việt Nam nhận 16 cảnh báo từ EU

Ngày 24.2, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động vật, thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam) phối hợp Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị “Triển khai cấp bách các biện pháp tăng cường tuân thủ quy định an toàn thực phẩm của thị trường EU”.

Văn phòng SPS Việt Nam cho biết, trong năm 2024, Việt Nam nhận 114 cảnh báo từ EU, tăng gấp đôi so với năm 2023. Còn từ đầu năm 2025 đến nay, EU đã gửi 16 cảnh báo đối với các sản phẩm nông sản và thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam bao gồm: hạt điều, tôm chế biến, nước giải khát, hạt é khô và thịt ốc bươu.

Xét riêng cảnh báo đối với nông sản, thực phẩm xuất khẩu vào EU theo các mối nguy từ năm 2023 tới tháng 2.2025, mối nguy bị cảnh báo hàng đầu là dư lượng hóa chất (thuốc trừ sâu và thuốc thú y) với tỷ lệ cảnh báo trong năm 2023, 2024 và 2 tháng đầu năm nay lần lượt là 38/67 (56,7%); 61/114 (53,5%); 5/16 (31,3%). Thống kê của Văn phòng SPS Việt Nam cho thấy, doanh nghiệp mắc sơ suất thường thuộc nhóm nhỏ và vừa. Còn đối với các doanh nghiệp lớn, nhất là khối FDI, thì đều có bộ phận kỹ thuật chuyên trách nên nhanh chóng tiếp cận với các thông tin thay đổi của thị trường.

TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là 2 địa phương đứng đầu về số lượng bị cảnh báo. Trong năm 2023, 2024 và 2 tháng đầu năm nay, số lượng cảnh báo của EU với nông sản, thực phẩm từ TP. Hồ Chí Minh lần lượt là 34/67 (50,7%); 42/114 (36,8%); 4/16 (25%); Hà Nội là 7/67 (10,4%); 10/114 (8,8%) và 0%.

g4.jpg
Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: Tùng Đinh

EU là thị trường có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm rất cao. Các sản phẩm phải đáp ứng các quy định SPS (kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch, phụ gia thực phẩm…) và TBT (rào cản kỹ thuật thương mại), với dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực phẩm thấp. Trong khi đó, các vùng trồng trong nước sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón không đúng quy định. Các cơ sở đóng gói, sơ chế, chế biến chưa tuân thủ trong việc kiểm tra nguyên liệu đầu vào. Doanh nghiệp cũng chưa cập nhật quy định mới của EU về danh mục “thực phẩm mới”, nhãn mác sản sản phẩm, sản phẩm tổng hợp... Đặc biệt, cơ quan quản lý địa phương chưa sát sao với vấn đề liên quan đến SPS. Tính đến ngày 20.2, mới có 18/63 (28,5%) tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án SPS.

Trong những quy định của EU, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Ngô Xuân Nam nhấn mạnh vấn đề "thực phẩm mới" - đang khiến doanh nghiệp lúng túng. Trong số 8 cảnh báo về thực phẩm mới của 2 tháng đầu năm nay, có đến 4 cảnh báo liên quan đến sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam (chiếm 50%).

Ông Nam cho biết, “thực phẩm mới” là bất kỳ loại thực phẩm nào không được sử dụng để tiêu thụ cho con người ở mức đáng kể trong EU trước ngày 15.5.1997. Ví dụ, nước ngọt có chứa hạt é, hạt é khô và các sản phẩm nước ngọt hương vị trái cây có chứa hạt é (bị EU cảnh báo) được coi là thực phẩm mới do không được tiêu thụ nhiều trước năm 1997. Ngoài ra EU quy định "thực phẩm mới" là thực phẩm truyền thống đến từ quốc gia ngoài EU. Vì vậy, thịt ốc bươu xuất khẩu từ Việt Nam cũng nhận cảnh báo từ EU với lý do "thực phẩm mới chưa được cấp phép".

Theo quy định của EU, tất cả các loại thực phẩm mới đều cần phải trải qua đánh giá, báo cáo chứng minh tiêu thụ an toàn trong ít nhất 25 năm mới được xuất khẩu vào thị trường này.

Doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật thông tin thị trường

EU kiểm soát chặt quản lý an toàn thực phẩm đầu vào sẽ là thách thức lớn cho xuất khẩu nông sản, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận Phan Văn Tấn nói. Theo ông, muốn nông sản xuất khẩu bền vững phải thường xuyên cập nhật thông tin thị trường; tăng cường kiểm soát và hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận, điều chỉnh.

Tổng Thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên đề xuất tăng cường truyền thông phổ biến để nâng cao nhận thức cộng đồng, thấy rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ các quy định trong xuất khẩu. Kiểm soát chặt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả; quy định chặt chẽ về sinh vật gây bệnh, quy định về phụ gia thực phẩm, thông tin ghi nhãn đúng, đủ cho người tiêu dùng. Ngoài ra, cơ quan chức năng xây dựng các tài liệu hướng dẫn dễ hiểu, chi tiết về quy trình sản xuất, đóng gói, xuất khẩu.

"Trong bối cảnh Việt Nam hướng tới nâng cao giá trị hàng nông sản, không thể coi xuất khẩu càng nhiều, cảnh báo càng tăng là bình thường", ông Ngô Xuân Nam nhấn mạnh. Trước mắt, Văn phòng SPS Việt Nam sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng quy định an toàn thực phẩm của EU như tăng cường cập nhật thông tin và phổ biến các tiêu chuẩn mới của EU đến người sản xuất, thực hiện đáp ứng đầy đủ các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của thị trường EU. Đồng thời, làm việc với các cơ quan chuyên môn của EU về việc hướng dẫn tuân thủ các quy định mới của EU, làm rõ việc truy xuất một số doanh nghiệp vi phạm nhưng chưa đầy đủ thông tin.

Các quy định của EU được thay đổi liên tục. Do vậy, Văn phòng SPS Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp cần cập nhật thường xuyên các quy định mới của EU, liên hệ với Văn phòng SPS Việt Nam để được hướng dẫn cụ thể.

Thị trường

Vietnam Airlines "cất cánh" tại Long Thành: Hợp tác chiến lược với Singapore, vươn tầm quốc tế
Thị trường

Vietnam Airlines "cất cánh" tại Long Thành: Hợp tác chiến lược với Singapore, vươn tầm quốc tế

Ngày 13.3.2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển của Vietnam Airlines, khi hãng hàng không quốc gia ký kết loạt biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược với ba "ông lớn" của Singapore, ngay trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm với mục tiêu đưa Cảng hàng không quốc tế Long Thành trở thành trung tâm hàng không hiện đại, vươn tầm quốc tế và cạnh tranh toàn cầu.

Tổng Giám đốc Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) Vanusia Nogueira rất ấn tượng với sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột
Kinh tế

Doanh nghiệp Đắk Lắk "bắt tay" xuất khẩu cà phê đạt chuẩn EUDR

Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại - dịch vụ nông trại EDE (MISS EDE) và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk (Simexco DakLak) đã tổ chức họp báo và ký cam kết hợp tác lâu dài giữa Simexco DakLak và MISS EDE về chuỗi cung ứng cà phê xuất khẩu đạt chứng chỉ không xâm lấn rừng tự nhiên của Liên minh châu Âu (EUDR).

Hơn 800 đại biểu tham dự Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt
Kinh tế

Hơn 800 đại biểu tham dự Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt

Sáng 11.3, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam tổ chức Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cơ hội đổi mới hệ thống tài chính

Thí điểm sàn giao dịch tiền số là bước đi tất yếu. Nếu được triển khai đúng hướng, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội từ tiền số để đổi mới hệ thống tài chính, với khả năng tạo thêm một động lực phát triển đóng góp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

PGS.TS Huân
Thị trường

Sẵn kịch bản ứng phó khi tăng thuế nhập khẩu

Theo PGS.TS. NGUYỄN HỮU HUÂN, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, việc Mỹ áp thuế nhập khẩu cao với Trung Quốc, Canada và Mexico sẽ tác động tích cực tới xuất khẩu cũng như thu hút đầu tư FDI của Việt Nam, song cũng có rủi ro. Để chủ động, cần xây dựng sẵn các kịch bản ứng phó và gia tăng tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng xuất khẩu sang Mỹ.

Toàn cảnh Hội thảo
Thị trường

Khoan sức doanh nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng

Góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đại diện các hiệp hội doanh nghiệp lo ngại nếu tăng thuế đột ngột với rượu, bia và bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế sẽ làm giảm sức mua, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp mong muốn có lộ trình tăng thuế phù hợp để khoan sức doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Quan tâm mở rộng diện tích trồng và cải tạo vườn điều

Xuất khẩu điều năm ngoái thu về 4,37 tỷ USD và năm nay đang hướng đến 4,5 tỷ USD. Tuy nhiên diện tích trồng điều hiện đang giảm do giá trị không cao bằng các cây trồng khác. Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) Bạch Khánh Nhựt đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường quan tâm phát triển diện tích trồng điều, có chính sách cải tạo vườn điều để giúp ngành chủ động hơn về nguồn nguyên liệu.

Xe điện bứt phá: Giải pháp xanh giữa bão giá nhiên liệu và ô nhiễm môi trường
Thị trường

Xe điện bứt phá: Giải pháp xanh giữa bão giá nhiên liệu và ô nhiễm môi trường

Trong bối cảnh giá nhiên liệu xăng dầu biến động không ngừng và nhiều bất cập từ chính sách điều hành, người tiêu dùng ngày càng chịu áp lực về chi phí sinh hoạt và di chuyển. Những chiếc xe sử dụng nhiên liệu hóa thạch không chỉ gây tốn kém mà còn tác động tiêu cực đến môi trường sống. Đáng lo ngại hơn, số lượng xe dùng động cơ đốt trong không ngừng gia tăng và "già cỗi," làm tăng thêm khó khăn cho mục tiêu phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 mà Việt Nam đã cam kết.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Xuất khẩu cá tra trước cơ hội từ thị trường mới

Anh chính thức gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trở thành thành viên thứ 12 của khối thương mại từ tháng 12.2024. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu cá tra nước ta tiếp cận thị trường dễ hơn, giảm thiểu chi phí và thủ tục.