Không nhận diện đúng bản chất, di sản sẽ biến mất

Theo chương trình Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV, chiều nay, 18.6, dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội. Ban soạn thảo đã tiếp thu ý kiến rộng rãi của nhân sĩ, trí thức, các tầng lớp xã hội… để có dự thảo Luật tương đối toàn diện. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm băn khoăn, ngay từ việc nhận diện các loại hình di sản văn hóa.

Nhận thức về di sản văn hóa ngày càng sâu sắc và toàn diện

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) gồm 9 chương 102 điều, tăng 2 chương, 29 điều so với Luật Di sản văn hóa hiện hành. Cụ thể, dự thảo Luật bỏ 2 chương: Chương II về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa, Chương VI về khen thưởng và xử lý vi phạm; bổ sung 4 chương: Chương IV về bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu, Chương V về bảo tàng, Chương VI về hoạt động kinh doanh, dịch vụ về di sản văn hóa, Chương VII về điều kiện bảo đảm hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Hồ sơ dự án Luật cũng kèm theo 7 dự thảo Nghị định và 7 dự thảo Thông tư quy định chi tiết.

Về tổng thể, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) kế thừa, sửa đổi nhiều quy định của Luật Di sản văn hóa hiện hành và bổ sung nhiều quy định mới để khắc phục những hạn chế, bất cập về thể chế, chính sách, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Dự thảo Luật đã mở rộng phạm vi điều chỉnh (di sản tư liệu) và bổ sung đối tượng áp dụng (cộng đồng); bổ sung các quy định về đầu tư, xây dựng, cải tạo công trình trong và ngoài khu vực bảo vệ di tích; hoạt động kinh doanh, dịch vụ về di sản văn hóa; các điều kiện bảo đảm hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa…; kế thừa có bổ sung các quy định về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Ngoài ra, dự thảo Luật đã lựa chọn luật hóa một số quy định trong các văn bản dưới luật như điều kiện, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia… làm tăng tính cụ thể và khả thi của Luật.

Người dân là một phần của Đô thị cổ Hội An - Ảnh: Lưu Hương
Người dân là một phần của Đô thị cổ Hội An. Ảnh: Lưu Hương

Từng là Phó Trưởng Ban soạn thảo Luật Di sản văn hóa năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009, PGS.TS. Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, đánh giá việc Luật Di sản văn hóa được sửa đổi toàn diện lần này, tuy có thể chậm hơn so với các luật khác, nhưng là bước tiến lớn, nắm bắt kịp thời vướng mắc, tháo gỡ cho hoạt động thực tiễn. “Nó chứng tỏ nhận thức xã hội về vai trò của di sản văn hóa ngày càng sâu sắc và toàn diện hơn”. Việc dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) mở rộng phạm vi điều chỉnh và bổ sung đối tượng áp dụng, theo ông, thể hiện sự đổi mới về tư duy xây dựng luật. 

PGS. TS. Đặng Văn Bài cũng ấn tượng khi đọc dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vì đã cố gắng tiệm cận, tương thích với các Công ước, quy định quốc tế; tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho toàn xã hội tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Nhiều quy định được chi tiết hóa, không chung chung. “Như thế, những gì phải xin phép, cái gì bị cấm được rành rẽ, mọi người biết đường làm, tránh cái gì cũng phải xin phép, khó khăn trong thực hiện”. 

Thiếu khái niệm thì sẽ bỏ sót

Tuy nhiên, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vẫn còn một số điểm các chuyên gia thấy băn khoăn, ngay từ việc nhận diện các loại hình di sản văn hóa. Bởi quá trình nhận diện di sản sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Nhiều chuyên gia đề nghị trong các loại hình di sản, dự thảo Luật cân nhắc bổ sung một số khái niệm: di sản đô thị, di sản nông thôn, di sản tự nhiên... 

PGS. TS. Đặng Văn Bài phân tích, hiện nước ta đã có 4 ngôi làng cổ được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia, gồm: Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), Phước Tích (Phong Điền, Thừa Thiên Huế), Đông Hòa Hiệp (Cái Bè, Tiền Giang) và Lộc Yên (Tiên Phước, Quảng Nam). Thế nhưng, khái niệm trong dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) chưa có di sản văn hóa làng. Tương tự, thế giới có khái niệm di sản đô thị, Việt Nam cũng đã có phố cổ Hà Nội, phố cổ Hội An, cố đô Huế. “Tôi nghĩ chúng ta đã có các Di sản thế giới (Đô thị cổ Hội An, Quần thể di tích cố đô Huế - PV), nhưng không có khái niệm di sản đô thị thì sẽ không toàn diện. Chúng tôi thấy cần cụ thể hóa thêm 2 khái niệm ấy, vì là di sản nhưng cách thức, nguyên tắc, thái độ ứng xử đối với di sản văn hóa làng và di sản đô thị có đặc thù, không thể giống với di tích đơn lẻ”.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, cũng cho rằng, xếp Quần thể di tích cố đô Huế, đô thị cổ Hội An, làng cổ Đường Lâm… vào di tích kiến trúc, nghệ thuật như trong dự thảo Luật là không ổn. “Bởi đây là tổ hợp di sản đa dạng, có nhiều loại hình. Nếu xếp vào loại hình di tích kiến trúc, nghệ thuật sẽ trói sự tương tác của người dân. Làng cổ Đường Lâm, làng cổ Phước Tích là cả quần cư sống trong di sản, nếu di tích hóa là di sản bị khóa cứng, không phát triển được… Khái niệm phải tương thích, nó là di sản nhưng không phải di tích, cộng đồng sống hòa đồng với di sản, di sản đồng hành trong cuộc sống, thậm chí là nguồn lực để họ giàu có lên”. 

PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, đề nghị có quy định về di sản công nghiệp. “Di sản công nghiệp gắn bó chặt chẽ với sự ra đời của giai cấp công nhân nhưng chúng ta chưa bảo vệ, nhiều di sản đã mất đi. Ngay ở Hà Nội cũng đã mất rất nhiều di sản công nghiệp. Trong khi ở Nhật Bản đã có 3 di sản công nghiệp được đưa vào đề nghị trở thành Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; châu Âu cũng đã hình thành con đường di sản công nghiệp”. 

“Thiếu khái niệm thì chắc chắn sẽ bỏ sót. Khái niệm chưa đầy đủ, việc thực hiện sẽ mắc. Những năm qua, quá trình phát triển diễn ra rất nhanh, nhiều di sản đô thị, di sản nông thôn, di sản tự nhiên đã bị mất đi. Nếu không bổ sung các khái niệm này cũng sẽ không tương thích với Công ước, quy định của UNESCO”, TS. Phan Thanh Hải góp ý.

Văn hóa

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng
Văn hóa - Thể thao

Vang mãi khí phách chiến thắng Hàm Rồng

60 năm qua, vẫn với khí phách chiến thắng Hàm Rồng và tinh thần tiến công cách mạng trên mọi mặt trận (chiến đấu, sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước), Thanh Hóa đã và đang đạt được những thành tựu rất đáng trân trọng.

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”
Văn hóa

Tọa đàm khoa học: “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển”

Nằm trong chuỗi hoạt động của chương trình Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và tiền bối Ni hữu công Phật giáo Việt Nam năm 2025. Ngày 02.4 (nhằm ngày 05/03 Ất Tỵ), Phân ban Ni giới Thành phố Hà Nội đã long trọng tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Ni giới Thủ đô: Kế thừa truyền thống, hội nhập và phát triển” tại Tổ Đình Tây Thiên – Trung Hậu (xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội).

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa
Văn hóa - Thể thao

Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa

Sáng 3.4, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo quốc tế "Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về văn hóa trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", xin ý kiến chuyên gia xây dựng đề án "Quốc tế hóa văn hóa Việt Nam và Việt Nam hóa văn hóa quốc tế".

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa - Thể thao

Hà Nội tổ chức biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1.5.1886 - 1.5.2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7.5.1954 - 7.5.2025), các đơn vị nghệ thuật trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật phục vụ nhân dân Thủ đô tại trung tâm một số quận, huyện 

Nghe vải kể chuyện
Văn hóa

Nghe vải kể chuyện

Trong dáng điệu mau mắn toát lên đầy năng lượng tích cực của người phụ nữ đã bước qua tuổi lục tuần, họa sĩ Trần Thanh Thục nhiệt tình giới thiệu những bức tranh cắt vải độc đáo. Bà tâm sự: “Mỗi tác phẩm như câu chuyện nhỏ đưa ta về miền ký ức, cảm nhận thời gian trôi trên từng mái nhà, cùng ta đi qua từng đỉnh núi trập trùng miền sơn cước. Chất liệu vải là thế, chúng có thể kể chuyện và ngợi ca”…

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...