Hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chịu thiệt hại do bão số 3

Không ngân hàng nào đứng ngoài cuộc

Tại hội nghị triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 do Ngân hàng Nhà nước vừa tổ chức, nhiều ngân hàng đã công bố giảm lãi suất các khoản vay hiện hữu và vay mới. Nhấn mạnh các ngân hàng dù lớn hay nhỏ đều không thể đứng ngoài cuộc, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đề nghị toàn ngành dùng lợi nhuận, tiết kiệm chi phí hoạt động để chia sẻ với người dân, doanh nghiệp; và đã cam kết là phải triển khai.

83,4 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng với dư nợ 116 nghìn tỷ đồng

Tại hội nghị, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, cập nhật đến nay, toàn ngành ngân hàng có 83,4 nghìn khách hàng chịu thiệt hại do bão số 3 với 116 nghìn tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng. Con số này có thể chưa dừng lại, theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú. Dự kiến, số lượng khách hàng và dư nợ bị ảnh hưởng sẽ còn gia tăng trong những ngày tới do các tổ chức tín dụng và NHNN chi nhánh đang tiếp tục thống kê và cập nhật số liệu.

Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, NHNN đã vào cuộc khẩn trương, quyết liệt, ngay lập tức ban hành văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động rà soát dư nợ ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, chủ động thực hiện các giải pháp như miễn giảm lãi, giãn, hoãn nợ… để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cũng đã đóng góp vào công tác an sinh xã hội do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động với gần 40 tỷ đồng.

b2.jpg
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Hoàng Giáp

Ngày 17.9 vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và giao NHNN triển khai hai nhiệm vụ. Một là, căn cứ Khoản 4 Điều 147 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 để báo cáo Thủ tướng trong tháng 9.2024 về việc phân loại tài sản có mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn, thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Hai là, chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động tính toán phương án hỗ trợ, cơ cấu lại thời hạn, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay cho các khách hàng bị thiệt hại, xây dựng các chương trình tín dụng mới với lãi suất phù hợp, tiếp tục cho vay mới để khôi phục sản xuất, kinh doanh sau bão.

“Các tổ chức tín dụng dựa trên nguồn lực, tình hình sức khỏe của mình để có các chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp người dân ổn định cuộc sống sau thiên tai, bão lũ”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đề nghị.

Nhiều ngân hàng chủ động giảm lãi suất, công bố gói hỗ trợ mới

Thông tin tại hội nghị cho thấy, thời gian qua, các ngân hàng đã chủ động giảm lãi suất cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3 và đang xây dựng các giải pháp hỗ trợ mới.

Ví dụ, Vietcombank giảm 0,5% lãi suất cho các khách hàng vay vốn sản xuất, kinh doanh ở khu vực bị thiệt hại do bão, từ ngày 6.9 đến hết năm 2024 với cả dư nợ hiện hữu và vay mới. Tới đây, Vietcombank sẽ xem xét miễn giảm lãi suất tới 2% tùy khu vực bị ảnh hưởng và với đối tượng chịu thiệt hại nặng nề thì ngân hàng này sẽ có chính sách riêng.

Chuyên cho vay lĩnh vực nông nghiệp, Agribank có khoảng 12.000 khách hàng với dư nợ 25.000 tỷ đồng bị ảnh hưởng do bão và mưa lũ. Từ ngày 6.9, Agribank đã giảm 0,5 - 2% lãi suất cho vay trên dư nợ hiện hữu và miễn giảm 100% lãi quá hạn, lãi chậm trả. Số dư nợ phát sinh từ nay đến cuối năm khoảng 30 nghìn tỷ đồng cũng sẽ được giảm lãi suất 0,5 - 2% lãi suất. “Không đồng hành với doanh nghiệp và người dân thì không có khả năng thu hồi vốn”, đại diện Agribank cho biết.

Bên cạnh khối ngân hàng thương mại nhà nước, các ngân hàng thương mại cổ phần cũng đã cam kết hỗ trợ giảm lãi vay, tái cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng do bão, lũ.

Theo đánh giá của Phó Thống đốc Đào Minh Tú, gói chính sách các ngân hàng đưa ra rất tích cực, rất trách nhiệm. “Có ngân hàng giảm tới 50% lãi suất cho vay thông thường. Hầu hết ngân hàng giảm từ 1 - 2% lãi suất cho vay tùy mức độ thiệt hại và giảm lãi suất các khoản cho vay mới. Nhiều ngân hàng đã chủ động công bố các chính sách hỗ trợ để khách hàng nắm được và triển khai ngay”.

Cũng theo Phó Thống đốc, trong việc hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng của bão số 3, các ngân hàng dù lớn hay nhỏ đều không thể đứng ngoài cuộc. “Đề nghị toàn ngành ngân hàng dùng lợi nhuận của mình, tiết kiệm chi phí hoạt động để chia sẻ với người dân, doanh nghiệp thông qua khoanh nợ, giảm lãi cho vay. Các ngân hàng thương mại dựa trên năng lực của mình phải có hỗ trợ tương xứng. Đây vừa là chỉ đạo, vừa là kêu gọi, vừa là động viên của lãnh đạo NHNN với các tổ chức tín dụng”, Phó Thống đốc nói.

Đã cam kết là phải triển khai

Về triển khai hỗ trợ, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh quan điểm: khách hàng khó khăn nhiều thì hỗ trợ nhiều, khó khăn ít thì hỗ trợ ít. Các ngân hàng chủ động xử lý cho khách hàng, tránh tâm lý xin - cho, ban phát. Đặc biệt, các ngân hàng “đã nói là làm, đã cam kết là phải triển khai, tránh người dân phản ánh rằng muốn lãi suất hỗ trợ thì lên tivi mà vay. Triển khai chính sách hỗ trợ phải công khai, minh bạch, tránh để xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách”.

Về phía NHNN, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ kịp thời, linh hoạt, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá, hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô; tạo nguồn lực vốn hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ, khôi phục sản xuất, kinh doanh; đạt được mục tiêu tăng trưởng.

Đặc biệt, NHNN sẽ nghiên cứu và sớm trình Chính phủ cơ chế trích lập dự phòng rủi ro, mức và phương pháp trích lập rủi ro để làm căn cứ để xây dựng chính sách riêng cho giãn, hoãn nợ của các đối tượng chịu thiệt hại của bão số 3. Vì chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02, Thông tư 06 có đối tượng và thời hạn khác, không thể sử dụng cho nhóm khách hàng chịu ảnh hưởng của bão, lũ.

Bên cạnh đó, NHNN sẽ xây dựng chương trình hành động của ngành ngân hàng để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục hậu quả bão số 3.

Kinh tế

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Kinh nghiệm quốc tế về đánh thuế với nước giải khát có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đề xuất bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt. Trước khi đưa ra quyết định, việc tham khảo kinh nghiệm quốc tế là rất cần thiết, từ đó lựa chọn giải pháp phù hợp cho Việt Nam.

Các đại biểu tham dự hội thảo.
Kinh tế

Băn khoăn đánh thuế với nước giải khát có đường

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) bổ sung mặt hàng nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt; một trong những mục đích được cơ quan soạn thảo đưa ra là nhằm bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Tuy vậy, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp cho rằng, cơ sở để đánh thuế vẫn chưa đầy đủ, rõ ràng.

“Vietnam Airlines Festa 2024” trở lại với chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa Thu lịch sử". Ảnh: VNA
Doanh nghiệp

Khám phá Hà Nội mùa thu cùng Vietnam Airlines Festa 2024

“Vietnam Airlines Festa 2024” trở lại với chủ đề “Thu Hà Nội - Mùa Thu lịch sử". Với hàng loạt hoạt động đặc sắc và chương trình khuyến mãi hấp dẫn, Vietnam Airlines Festa 2024 là điểm đến không thể bỏ qua của người dân Thủ đô và du khách trong những ngày thu này.

Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria
Kinh tế

Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria

Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.

Toàn cảnh Hôi thảo
Kinh tế

Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách

Hội thảo Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách Nhà nước năm 2024 - Vietnam Digital Finance 2024 (VDF-2024) diễn ra ngày 20.9 tại Hà Nội với chủ đề "Đổi mới quy trình nghiệp vụ và hệ thống thông tin ngành tài chính" trong kỷ nguyên số.

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ khó cho dự án ODA

Một trong 5 nhóm chính sách được sửa đổi theo dự thảo Luật Đầu tư công là thúc đẩy thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, bằng cách thiết kế một chương riêng. Điều này được kỳ vọng sẽ tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của các dự án ODA.

Sản xuất ô tô tại Tập đoàn Thaco.
Kinh tế

Nhiều trông đợi từ “Hội nghị Diên Hồng” của doanh nghiệp tư nhân

Dự kiến, ngày mai (21.9), Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp tư nhân lớn. Đây được ví như “Hội nghị Diên Hồng” của doanh nghiệp tư nhân, được trông đợi sẽ gợi mở nhiều giải pháp khả thi để phát huy tối đa tiềm lực, vai trò tiên phong, dẫn dắt của các doanh nghiệp này, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thiệt hại do cơn bão Yagi
Kinh tế

Doanh nghiệp đề xuất miễn giảm thuế phí, cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết, việc khôi phục sản xuất, kinh doanh sau bão số 3 của nhiều doanh nghiệp phía Bắc rất khó khăn, ảnh hưởng đến tăng trưởng và sinh kế của nhiều người dân, người lao động. Do vậy, rất cần những chính sách hỗ trợ phù hợp như hỗ trợ thiệt hại thực tế; miễn giảm thuế, phí, tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ…

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD
Kinh tế

Khởi công nhà máy sản xuất động cơ ô tô 260 triệu USD

Vừa qua, tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế), Công ty Cổ phần Kim Long Motor đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn Yuchai (Trung Quốc) về sản xuất, chế tạo động cơ tại Việt Nam và tổ chức lễ động thổ nhà máy sản xuất động cơ ô tô trị giá 260 triệu USD.